07 Khoản lãi vay không được trừ khi tính thuế TNDN

Đánh giá

Khoản lãi vay không được trừ khi tính thuế TNDN | Khoản chi phí lãi vay như thế nào sẽ bị cơ quan thuế loại bỏ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN? Bài viết hôm nay, mời Quý bạn đọc cùng tìm hiểu với Kế Toán Việt Hưng 7 khoản chi phí lãi vay không được trừ khi tính thuế TNDN.

1. Lãi tiền vay không phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh

Một trong những điều kiện bắt buộc để chi phí được coi là hợp lí cho mục đích khấu trừ thuế TNDN là chi phí thực tế phát sinh và phục vụ hoạt động SXKD của doanh nghiệp. Do đó, nếu một khoản chi phí phát sinh, trong đó có chi phí lãi vay, nhưng không phục vụ cho hoạt động SXKD của doanh nghiệp, thì chi phí lãi vay này sẽ không được coi là chi phí hợp lí khi tính thuế TNDN.

Ví dụ: 

Tháng 1/2022, doanh nghiệp A vay ngân hàng 2 tỷ VND để mua xe oto cho giám đốc-kiêm chủ sở hữu công ty A. Xe đứng tên của giám đốc. Như vậy, chi phí lãi vay của khoản vay này không phục vụ hoạt động SXKD của công ty, không có cơ sở để ghi nhận vào chi phí khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN.

2. Lãi tiền vay của đối tượng không phải là tổ chức tín dụng hoặc tổ chức kinh tế vượt quá 150% mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm vay

Ví dụ: 

Doanh nghiệp A vay tiền của giám đốc là 200 triệu VND, với lãi suất 10%, lãi suất cơ bản do ngân hàng NN công bố tại thời điểm vay là 6%. 

Chi phí lãi vay trả cho giám đốc hàng tháng là: 200.000.000 * 10%= 20.000.000

Mức lãi suất tối đa được trừ là: 6%*150%= 9%

Chi phí lãi vay hàng tháng được trừ: 200.000.000*9%= 18.000.000

Chi phí lãi vay hàng tháng không được trừ: 20.000.000 – 18.000.000 = 2.000.000

3. Lãi của khoản tiền vay mà tại thời điểm vay, có số dư của tiền gửi, tiền mặt còn lớn nhưng không giải trình được, hoặc giải trình nhưng không hợp lý về lý do không sử dụng tiền gửi, tiền mặt

4. Lãi tiền vay tương ứng với phần vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư đã đăng ký còn thiếu theo tiến độ góp vốn ghi trong Điều lệ DN, kể cả trường hợp đã đi vào SXKD.

Xét hai trường hợp như sau:

  • Giá trị khoản vay nhỏ hơn hoặc bằng số vốn điều lệ còn thiếu, thì toàn bộ chi phí lãi vay sẽ không được khấu trừ.
  • Giá trị khoản vay lớn hơn số vốn điều lệ còn thiếu:

+ Nếu doanh nghiệp có nhiều khoản vay:

  Lãi vay không được trừ = (Vốn điều lệ còn thiếu : Tổng giá trị vay) * Tổng số lãi vay

+ Nếu doanh nghiệp chỉ có một khoản vay: 

            Lãi vay không được trừ = (Vốn điều lệ còn thiếu * lãi suất khoản vay) * thời gian góp vốn điều lệ               còn thiếu

Ví dụ: 

Công ty A thành lập ngày 1/1/2023 với số vốn điều lệ đăng kí là 10 tỷ VND và cam kết góp đủ vốn điều lệ ngay khi thành lập. Tiến độ góp vốn thực tế như sau:

  • Tính đến ngày 1/1/2023, số vốn đã góp là 9 tỷ VND;
  • Ngày 1/6/2023, góp bổ sung 1 tỷ VND vốn điều lệ còn thiếu;
  • Công ty có 2 khoản vay với giá trị 2 tỷ và tổng chi phí lãi vay của 2 khoản vay phát sinh trong giai đoạn từ 1/1/2023-1/6/2023 là 200 triệu VND.

Lãi vay không được trừ khi tính thuế TNDN là: (1 tỷ : 2 tỷ)*200 triệu = 100 triệu VND.

5. Lãi tiền vay phát sinh trong quá trình đầu tư, mua sắm TSCĐ tính đến thời điểm trước khi đưa TSCĐ vào sử dụng.

Điều 4 thông tư 96/2015/TT-BTC quy định về chi phí được trừ như sau:

Chi về đầu tư xây dựng cơ bản trong giai đoạn đầu tư để hình thành tài sản cố định.

Khi bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp chưa phát sinh doanh thu nhưng có phát sinh các khoản chi thường xuyên để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (không phải là các khoản chi đầu tư xây dựng để hình thành tài sản cố định) mà các khoản chi này đáp ứng các điều kiện theo quy định thì khoản chi này được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.

Trường hợp trong giai đoạn đầu tư, doanh nghiệp có phát sinh khoản chi trả tiền vay thì khoản chi này được tính vào giá trị đầu tư. Trường hợp trong giai đoạn đầu tư xây dựng cơ bản, doanh nghiệp phát sinh cả khoản chi trả lãi tiền vay và thu từ lãi tiền gửi thì được bù trừ giữa khoản chi trả lãi tiền vay và thu từ lãi tiền gửi, sau khi bù trừ phần chênh lệch còn lại ghi giảm giá trị đầu tư”.

Như vậy, lãi tiền vay phát sinh trong quá trình đầu tư, mua sắm TSCĐ sẽ được vốn hóa vào nguyên giá của TSCĐ.

6. Chi phí lãi vay trong giao dịch liên kêt vượt quá 30% EBITDA (Tổng lợi nhuận thuần + CP lãi vay sau khi trừ lãi tiền gửi và lãi cho vay + CP khấu hao)

Căn cứ theo khoản 3, điều 16, nghị định 132 /2020/NĐ-CP: 

” Tổng chi phí lãi vay được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết:

Tổng chi phí lãi vay sau khi trừ lãi tiền gửi và lãi cho vay phát sinh trong kỳ của người nộp thuế được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp không vượt quá 30% của tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trong kỳ cộng chi phí lãi vay sau khi trừ lãi tiền gửi và lãi cho vay phát sinh trong kỳ cộng chi phí khấu hao phát sinh trong kỳ của người nộp thuế;”

Như vậy, tổng chi phí lãi vay được trừ đối với giao dịch liên kết là:

 30% * (thu nhập thuần + chi phí lãi vay – lãi tiền gửi và lãi cho vay + chi phí khấu hao)

Ví dụ:

Chi phí lãi vay của công ty A tại Việt Nam với công ty mẹ ở Nhật trong năm 2022 là 500 triệu VND;

Lợi nhuận trước thuế là 2 tỷ VND;

Lãi tiền gửi là 200 triệu VND; Lãi cho vay là 100 triệu đồng;

Chi phí khấu hao là 150 triệu đồng.

EBITDA = 2 tỷ + 500tr – 200tr – 100tr + 150tr = 2.350.000.000 VND

30% EBITDA = 2.350.000.000 * 30% = 705.000.000 VND

Như vậy, trong năm 2022, công ty A sẽ được tính cả 500tr chi phí lãi vay bên liên kết là chi phí hợp lí khi tính thuế TNDN.

7. Chi phí lãi tiền vay không tương ứng với doanh thu tính thuế

Các khoản thu không tương ứng với doanh thu tính thuế thì sẽ không được tính là chi phí hợp lí khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN, ngoại trừ các khoản chi theo điều 2, khoản 2.30 thông tư 96/2015/TT-BTC.

Theo đó, ví dụ nếu doanh nghiệp phát sinh khoản vay để mua nguyên liệu, sản phẩm, hàng hóa mà còn tồn kho, thì lãi tiền vay phát sinh phải được phân bổ vào giá trị hàng còn tồn kho, không kết chuyển hết lãi vay khi xác định kết quả kinh doanh trong kì.

Nếu bạn có bất kỳ vướng mắc nào về nghiệp vụ kế toán về thuế TNCN cần tháo gỡ MỜI BẠN THAM GIA ĐẶT CÂU HỎI để giải đáp NGAY LẬP TỨC bởi đội ngũ kế toán trưởng tại Group CỘNG ĐỒNG LÀM KẾ TOÁN: https://www.facebook.com/groups/congdonglamketoan

khoản lãi vay không được trừ 2
Hỏi – đáp khoản lãi vay không được trừ

Trên đây là các khoản chi phí lãi vay không được trừ khi tính thuế TNDN mà Kế toán Việt Hưng muốn chia sẻ với Quý bạn đọc, để Quý bạn đọc lưu ý trong quá trình làm việc thực tế tại doanh nghiệp. Hi vọng, bài viết đã mang đến những thông tin bổ ích cho Quý bạn đọc. 

0 0 Bình chọn
Bình chọn
Theo dõi
Thông báo cho
guest

0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận