Kinh doanh quốc tế ngày càng phổ biến kéo theo nhu cầu ký kết hợp đồng dịch vụ với công ty nước ngoài tăng cao. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng nắm rõ quy định về thuế khi thực hiện các giao dịch này. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin chi tiết về cách tính thuế khi ký hợp đồng dịch vụ với đối tác nước ngoài, giúp doanh nghiệp bạn tự tin hợp tác và tối ưu nghĩa vụ thuế.
1. Các loại thuế áp dụng cho hợp đồng dịch vụ với công ty nước ngoài:
Khi ký kết hợp đồng dịch vụ với công ty nước ngoài, doanh nghiệp Việt Nam có thể phải nộp các loại thuế sau:
– Thuế giá trị gia tăng (GTGT): Áp dụng khi bên Việt Nam là bên mua dịch vụ và dịch vụ sử dụng tại Việt Nam. Dịch vụ nhập khẩu từ nước ngoài vào Việt Nam thường phải chịu thuế GTGT, với thuế suất phổ biến hiện nay là 10%.
Cách tính thuế GTGT:
Thuế GTGT = Giá trị dịch vụ x Thuế suất GTGT |
– Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN): Áp dụng cho thu nhập phát sinh tại Việt Nam từ việc cung cấp dịch vụ của bên nước ngoài. Doanh thu từ hợp đồng dịch vụ quốc tế sẽ phải chịu thuế TNDN tại Việt Nam. Hiện nay, thuế suất TNDN là 20%.
Cách tính thuế TNDN:
Thuế TNDN = Doanh thu x Thuế suất TNDN |
– Thuế nhà thầu: Áp dụng khi bên nước ngoài có hoạt động kinh doanh tại Việt Nam thông qua việc cung cấp dịch vụ.
Cách xác định nghĩa vụ thuế:
Để xác định nghĩa vụ thuế, cần xem xét các yếu tố sau:
– Loại dịch vụ: Xác định dịch vụ thuộc diện chịu thuế GTGT, TNDN hay thuế nhà thầu.
– Nơi thực hiện dịch vụ: Xác định dịch vụ được thực hiện tại Việt Nam hay nước ngoài.
– Phương pháp tính thuế: Áp dụng phương pháp trực tiếp hoặc gián tiếp để tính thuế TNDN.
– Các hiệp định tránh đánh thuế hai lần (DTA): Áp dụng DTA (nếu có) để tránh đánh thuế 02 lần.
XEM THÊM:
Ký hợp đồng dịch vụ với công ty nước ngoài – tính thuế chuẩn?
2. Quy trình ký kết hợp đồng dịch vụ với công ty nước ngoài
(1) Xác định loại hình dịch vụ:
Trước khi ký kết bất kỳ hợp đồng dịch vụ nào, doanh nghiệp cần xác định rõ loại hình dịch vụ nào sẽ nhận hoặc cung cấp. Điều này có ý nghĩa quan trọng đối với xác định loại thuế phải nộp.
(2) Kiểm tra quốc gia đối tác:
Mỗi quốc gia có quy định về thuế riêng. Do đó, tìm hiểu và nắm bắt quy định thuế của quốc gia nơi công ty đối tác đóng trụ sở là cực kỳ cần thiết.
(3) Kiểm tra hiệp định tránh đánh thuế 02 lần:
Việc kiểm tra hiệp định tránh đánh thuế hai lần giữa Việt Nam và quốc gia đối tác sẽ giúp bạn xác định được việc nộp thuế sao cho hiệu quả và tránh bị đánh thuế hai lần.
Lưu ý khi ký kết hợp đồng:
– Xác định rõ ràng nghĩa vụ thuế của mỗi bên trong hợp đồng.
– Lưu trữ đầy đủ hồ sơ chứng từ liên quan đến hợp đồng và việc thực hiện nghĩa vụ thuế.
– Tham khảo ý kiến của chuyên gia tư vấn thuế để đảm bảo tuân thủ đúng quy định.
3. Phân biệt người nước ngoài là thương nhân và không phải thương nhân
Cá Nhân Nước Ngoài Là Thương Nhân | Cá Nhân Nước Ngoài Không Phải Là Thương Nhân | |
Trách Nhiệm Khấu Trừ Thuế | Công ty tại Việt Nam có trách nhiệm khấu trừ và khai thuế, nộp thuế GTGT và thuế TNCN cho cá nhân kinh doanh nước ngoài theo mẫu tờ khai số 01/CNKD. | Công ty có trách nhiệm khấu trừ thuế TNCN từ thu nhập của cá nhân theo các quy định:
|
Thu Nhập Chịu Thuế TNCN | X | Nếu cá nhân nước ngoài không phải là thương nhân, thu nhập từ hợp đồng sẽ chịu thuế TNCN đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công. |
Thuế Nhà Thầu | Theo các hướng dẫn hiện hành, nếu cá nhân nước ngoài là thương nhân thì được xác định là cá nhân kinh doanh, và thu nhập từ hợp đồng sẽ bị đánh thuế nhà thầu đối với thu nhập từ kinh doanh. | x |
Yêu Cầu Đăng Ký Kinh Doanh | Cá nhân nước ngoài muốn được công nhận là thương nhân phải có đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nước ngoài hoặc các giấy tờ chứng minh được pháp luật nước ngoài thừa nhận. | x |
Khai Thuế Thay và Nộp Thuế Thay | Trường hợp tổ chức khai thuế thay và nộp thuế thay cho cá nhân theo Điều 8 Thông tư số 40/2021/TT-BTC của BTC, nếu phát sinh thuế, nộp theo chương và tiểu mục quy định: – Thuế GTGT: Chương 557 (nếu cá nhân do Cục Thuế quản lý) hoặc chương 757 (nếu cá nhân do Chi cục Thuế, Chi cục Thuế khu vực quản lý) và tiểu mục 1701 nếu thuế giá trị gia tăng hàng sản xuất, kinh doanh trong nước hoặc tiểu mục khác tại phụ lục III của Thông tư số 324/2016/TT-BTC ngày 21/12/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. – Thuế TNCN: Chương 557 (nếu cá nhân do Cục Thuế quản lý) hoặc chương 757 (nếu cá nhân do Chi cục Thuế, Chi cục Thuế khu vực quản lý) và tiểu mục theo phụ lục III của Thông tư số 324/2016/TT-BTC ngày 21/12/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. | x |
Hợp Pháp Hóa Lãnh Sự | Các giấy tờ, tài liệu từ nước ngoài khi sử dụng tại Việt Nam phải được hợp pháp hóa lãnh sự theo TT01/2012/TT-NG của Bộ Ngoại giao về chứng nhận lãnh sự và hợp pháp hóa lãnh sự. | x |
4. Quy định nghĩa vụ thuế đối với đối tác nước ngoài
CĂN CỨ QUY ĐỊNH thực hiện hợp đồng dịch vụ với công ty nước ngoài:
– Thông tư số 103/2014/TT-BTC
+ Tại Khoản 1 Điều 1 Chương 1 quy định về đối tượng áp dụng
+ Tại Điều 6 quy định đối tượng chịu thuế GTGT
+ Tại Khoản 1 Điều 7 quy định thu nhập chịu thuế TNDN
+ Tại Điều 8, Điều 11, Điều 12, Điều 13:
Điều 12 quy định thuế GTGT như sau:
“1. Doanh thu tính thuế GTGT
… 2. Tỷ lệ % để tính thuế GTGT trên doanh thu:
a) Tỷ lệ % để tính thuế GTGT trên doanh thu đối với ngành kinh doanh:…”.
Điều 13 quy định thuế TNDN như sau:
“1. Doanh thu tính thuế TNDN
… 2. Tỷ lệ (%) thuế TNDN tính trên doanh thu tính thuế
a) Tỷ lệ (%) thuế TNDN tính trên doanh thu tính thuế đối với ngành kinh doanh:…”.
– Thông tư số 80/2021/TT-BTC hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế và NĐ số 126/2020/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý thuế:
– Thông tư số 96/2015/TT-BTC về thuế TNDN tại NĐ 12/2015/NĐ-CP:
Tại Điều 4 sửa đổi, bổ sung Điều 6 Thông tư số TT78/2014/TT-BTC (đã được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 2 Điều 6 Thông tư số 119/2014/TT-BTC và Điều 1 Thông tư số 151/2014/TT-BTC) như sau:
Tại Điều 6. Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế
→ Căn cứ các quy định trên, về nguyên tắc, tổ chức ở nước ngoài. Nhà thầu nước ngoài và thu nhập phát sinh tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng, thỏa thuận hoặc cam kết giữa nhà thầu nước ngoài với tổ chức, cá nhân Việt Nam thì thuộc đối tượng áp dụng nghĩa vụ thuế theo TT103/2014/TT-BTC.
→ Trường hợp nhà thầu nước ngoài không thực hiện đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế tại Việt Nam theo quy định tại Điều 76, Điều 77, Điều 78, Điều 79 TT 80/2021/TT-BTC thì tổ chức mua hàng hóa, dịch vụ hoặc phân phối hàng hóa, dịch vụ thay cho nhà thầu nước ngoài có nghĩa vụ kê khai, khấu trừ và nộp thuế thay cho nhà thầu nước ngoài theo quy định tại TT103/2014/TT-BTC.
- Về thuế GTGT: Đối tượng chịu thuế GTGT thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 6 TT103/2014/TT-BTC. Tỷ lệ % để tính thuế GTGT trên doanh thu thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 12 TT103/2014/TT-BTC.
- Về thuế TNDN: Thu nhập chịu thuế TNDN thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 7 TT103/2014/TT-BTC. Tỷ lệ % thuế TNDN tính trên doanh thu tính thuế thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 13 TT103/2014/TT-BTC.
→ Các khoản chi được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN của công ty bà nếu đáp ứng điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều 4 TT96/2015/TT-BTC và không thuộc trường hợp các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN quy định tại Khoản 2 Điều 4 TT 96/2015/TT-BTC.
Việc hiểu và thực hiện đúng cách tính thuế khi ký hợp đồng dịch vụ với công ty nước ngoài là một yếu tố quan trọng giúp doanh nghiệp tuân thủ pháp luật, tối ưu hóa tài chính và tránh rủi ro. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích và thiết thực để thực hiện công việc một cách hiệu quả.
Nếu bạn cần tư vấn thêm hoặc muốn đăng ký các khóa học kế toán tổng hợp – thuế và các gói dịch vụ kế toán đa lĩnh vực, đừng ngần ngại liên hệ với Kế Toán Việt Hưng. Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn.
Đừng quên truy cập theo dõi Fanpage Kế Toán Việt Hưng để cập nhật những ưu đãi mới nhất và nhận thêm nhiều kiến thức chuyên môn bổ ích.
Cảm ơn bạn đã dành thời gian đọc bài viết. Hãy để lại bình luận nếu bạn có bất kỳ câu hỏi hay ý kiến đóng góp nào!