Cách tính thuế – bảng lương dành cho người lao động nước ngoài

Bảng lương cho người lao động nước ngoài hoàn toàn có thể nhận được các phúc lợi tương tự như lao động Việt. Ví dụ như mức lương nhận được trong quá trình thử việc ít nhất là 85%, hoặc cao hơn tùy theo thỏa thuận của 2 bên trong Bộ luật Lao động 2019 số 45/2019/QH14. Vậy phương thức tính thuế & cách lập bảng lương dành cho người lao động nước ngoài cùng Kế Toán Việt Hưng tìm hiểu qua bài viết ngay dưới đây.

1. Điều kiện người lao động nước ngoài được phép làm việc tại VN

Theo Bộ luật lao Động năm 2019 quy định:

– Đủ 18 tuổi và có năng lực hành vi dân sự đầy đủ: Trường hợp người lao động nước ngoài xác lập hay thực hiện các giao dịch dân sự tại Việt Nam, năng lực hành vi dân sự của người lao động nước ngoài đó được xác lập theo pháp luật của Việt Nam. Người lao động nước ngoài được xác định là có năng lực hành vi dân sự khi: đủ 18 tuổi; không thuộc trường hợp bị hạn chế, mất năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong việc làm chủ, nhận thức hành vi.

– Có trình độ chuyên môn, tay nghề, kỹ thuật và kinh nghiệm làm việc

– Có đủ sức khỏe theo quy định của Bộ y tế

– Không thuộc đối tượng đang trong thời gian chấp hành hình phạt hoặc đang trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc chưa được xóa án tích theo quy định của Pháp luật Việt Nam hoặc Pháp luật tại nước ngoài.

– Đã được cấp giấy phép lao động bởi cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam, ngoại trừ những trường hợp không cần cấp giấy phép lao động.

2. Các khoản thu nhập chịu thuế & không chịu thuế khi tính lương

– Đối với cá nhân CƯ TRÚ: thu nhập chịu thuế là thu nhập phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam, không phân biệt nơi trả và nhận thu nhập.

– Đối với cá nhân KHÔNG CƯ TRÚ: Những khoản thu nhập phát sinh tại Việt Nam, không phân biệt nơi trả và nhận thu nhập.

bảng lương cho người lao động nước ngoài 2
03 khoản thu nhập không chịu thuế người lao động nước ngoài

Theo Điều 6 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 được hướng dẫn bởi Điều 5 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định:Với thu nhập chịu thuế mà người lao động nước ngoài nhận được bằng ngoại tệ phải được quy đổi ra Đồng VN theo tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng NN VN công bố tại thời điểm phát sinh thu nhập. Người lao động nước ngoài cũng áp dụng chung mức lương tối thiểu như lao động trong nước tại VN.

3. 07 Bước tính thuế trong bảng lương cho người lao động nước ngoài cư trú tại VN

Người nước ngoài không cư trú phát sinh thu nhập từ tiền lương, tiền công tại Việt Nam vẫn phải chịu thuế thu nhập cá nhân là mức 20% thu nhập chịu thuế

Người nước ngoài cư trú tại Việt Nam (ở từ 183 ngày trở lên hoặc ở thường xuyên) thì căn cứ Điều 1 Nghị quyết 954/2020/UBTVQH14 và Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC, khi người lao động là người nước ngoài đã ký hợp đồng lao động từ 03 tháng với doanh nghiệp tại Việt Nam sẽ là đối tượng phải nộp thuế thu nhập cá nhân với trường hợp sau:

TRƯỜNG HỢP

CHÚ THÍCH

MỨC THU NHẬP

1

Người lao động không có người phụ thuộc

11.000.000 VNĐ/ tháng

2

Nếu có 1 người phụ thuộc

15.400.000 VNĐ/ tháng

3

Nêu có từ 2 người phụ thuộc trở lên

19.800.000 VNĐ/ tháng

QUY TRÌNH:

BƯỚC 1: Xác định tổng thu nhập (không bao gồm tiền thuê nhà) = Tiền lương + Tiền ăn + Điện thoại

BƯỚC 2: Xác định các khoản thu nhập không chịu thuế

Tiền ăn ca: 750.000 VNĐ/ tháng

Điện thoại:400.000 VNĐ/ tháng

bảng lương cho người lao động nước ngoài 3

BƯỚC 3: Xác định tiền thuê nhà tính thuế =Tổng lương tháng+tiền ăn + tiền điện thoại

Tiền nhà tính thuế: =Min(15%*thu nhập không gồm tiền nhà, số tiền nhà doanh nghiệp đã trả thay cho người lao động)

“Khoản tiền thuê nhà do đơn vị sử dụng lao động trả hộ tính vào thu nhập chịu thuế theo số thực tế trả hộ nhưng không vượt quá 15% tổng thu nhập chịu thuế (chưa bao gồm tiền thuê nhà) tại đơn vị.” quy định tại Mục đ1 Khoản 2 điều 2 TT111 – Các khoản thu nhập chịu thuế”.

VÍ DỤ: Công ty trả cho ông A số tiền lương là 13.000.000đ, tiền ăn ca 750.000, xăng xe: 500.000

Vậy tổng thu nhập = 13.000.000 đ + 750.000đ + 500.000đ = 14.250.000đ

Nếu công ty trả tiền thuê nhà cho người lao động là 3.500.000đ/ tháng thì mức tiền thuê nhà tính thuế sẽ áp dụng là 15% số tiền

Tiền thuê nhà tính thuế = 14.250.000đ * 15% = 2.137.500đ

KẾT LUẬN: So sánh mức tiền thuê nhà và mức tiền thuê nhà tính thuê theo thu nhập ta có  3.500.000 và 2.137.500đ  vậy Min tối thiểu đóng thuế là 2.137.500đ.

BƯỚC 4: Xác định thu nhập chịu thuế = Tổng thu nhập không gồm tiền nhà + Tiền nhà tính thuế – Các khoản giảm trừ

BƯỚC 5: Xác định các khoản giảm trừ khi tính thuế gồm

Giảm trừ bản thân : 9.000.000đ/ tháng

Người phụ thuộc: 3.600.000/người/năm

Bảo hiểm bắt buộc : Theo mức đóng BHXH quy định

Tổng giảm trừ = Giảm trừ bản thân + Người phụ thuộc nếu có + Bảo hiểm bắt buộc 

BƯỚC 6:  Xác định thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế – Các khoản giảm trừ

BƯỚC 7: Tính thuế TNCN người lao động phải nộp.

XEM THÊM:

Chọn 13 sai sót kế toán tiền lương thường gặp khi thanh tra thuế

Cách kê khai hạch toán tiền thưởng Tết, lương tháng 13

4. Mẫu bảng lương cho người lao động nước ngoài

bảng lương cho người lao động nước ngoài 4
Mẫu bảng chấm công
bảng lương cho người lao động nước ngoài 5
Mẫu bảng lương cho người lao động nước ngoài 
bảng lương cho người lao động nước ngoài 6
Phiếu lương

TẢI VỀ  File Excel Mẫu bảng lương cho người lao động nước ngoài

5. Hạch toán kế toán lương cho lao động nước ngoài

Tính tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp theo quy định phải trả cho cán bộ, nhân viên, người lao động khác:

a) Tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp theo quy định phải trả cho cán bộ, nhân viên, người lao động khác tham gia hoạt động dự án, ghi:

Nợ TK 161 – Chi dự án

Có TK 334 – Phải trả người lao động (3341, 3348).

b) Tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp theo quy định phải trả cho cán bộ, nhân viên, người lao động khác tham gia hoạt động đầu tư XDCB, ghi:

Nợ TK 241 – Xây dựng cơ bản dở dang

Có TK 334 – Phải trả người lao động (3341, 3348).

c) Tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp theo quy định phải trả cho cán bộ, nhân viên, người lao động khác tham gia hoạt động nghiệp vụ, quản lý BHTG, ghi:

Nợ TK 642 – Chi phí quản lý doanh nghiệp

Có TK 334 – Phải trả người lao động (3341, 3348)

Theo Thông tư 177/2015/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Thông tư 200/2014/TT-BTC.

Nếu bạn có bất kỳ vướng mắc nào về nghiệp vụ kế toán cần tháo gỡ MỜI BẠN THAM GIA group FB CỘNG ĐỒNG LÀM KẾ TOÁN để giải đáp NGAY LẬP TỨC bởi đội ngũ kế toán trưởng tại: https://www.facebook.com/groups/congdonglamketoan

Trên đây là những chia sẻ Kế Toán Việt Hưng về cách tính lương & bảng lương cho người lao động nước ngoài có cư trú tại VN mong rằng sẽ hưu ích cho các bạn đọc & đón xem các bài viết phía sau nhé. Cập nhật chương trình ưu đãi hấp dẫn nhất dành cho các khóa học kế toán tổng hợp – thuế đa lĩnh vực từa mới bắt đầu đến nâng cao chuyên sâu tại FANPAGE của chúng tôi!

0 0 Bình chọn
Bình chọn
close

GIẢI ĐÁP MIỄN PHÍ 24/7

Kế toán, thuế, bảo hiểm, Doanh nghiệp...