Việc lập báo cáo tài chính theo Thông tư 200 trên HTKK là một trong những nhiệm vụ quan trọng của các doanh nghiệp, giúp đảm bảo tuân thủ quy định của Bộ Tài Chính. Hướng dẫn sau đây Kế Toán Việt Hưng sẽ giúp bạn nắm bắt quy trình, các lưu ý quan trọng và các bước cụ thể để hoàn thành báo cáo tài chính đúng chuẩn, hiệu quả.
Thông tư 200 được áp dụng cho mọi loại hình doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực, từ sản xuất, thương mại đến dịch vụ và xây dựng, giúp đảm bảo tính nhất quán trong hệ thống kế toán tại Việt Nam.
Tham khảo:
- Khóa học phân tích báo cáo tài chính
- Học kế toán thực hành tại Hà Nội
1. Nguyên tắc xây dựng chế độ kế toán doanh nghiệp
Khắc phục những điểm còn chưa phù hợp với thực tiện của chế độ kế toán Doanh nghiệp theo QĐ 15/2006/QD-BTC so với Thông lệ và Chuẩn mực kế toán quốc tế. Để đáp ứng yêu cầu quản lý kinh tế trong giai đoạn mới, thúc đẩy môi trường đầu tư kinh doanh và hội nhập quốc tế, ngày 22/12/2014 Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 200/2014/TT-BTC hướng dẫn Chế độ kế toán DN thay thế QĐ15 và Thông tư 202/2014/TT-BTC.
– Phục vụ tối đa cho yêu cầu quản lý, bao quát được hoạt động của các lĩnh vực, có tính khả thi cao.
– Cập nhật tối đa các thông lệ quốc tế hiện hành, phù hợp với đặc điểm của Việt Nam, vì vậy CĐKT DN lần này có tính phù hợp với các thông lệ quốc tế cao.
– Xác định rõ các nguyên tắc có tính bắt buộc và những nội dung mang tính hướng dẫn.
– Tôn trọng bản chất của giao dịch kinh tế hơn là hình thức thể hiện.
– Tách biệt giữa kỹ thuật ghi sổ kế toán và yêu cầu lập trình bày Báo cáo tài chính.
– Đảm bảo tính rõ ràng, minh bạch, dễ hiểu và dễ làm, tiết kiệm chi phí kế toán
2. Các quy định cần tuân thủ khi lập báo cáo tài chính theo Thông tư 200
Khi lập báo cáo tài chính theo Thông tư 200, doanh nghiệp cần nắm rõ các quy định sau để đảm bảo tuân thủ chuẩn mực kế toán:
Bảng trên cung cấp cái nhìn tổng quan về các đặc điểm quan trọng khi lập báo cáo tài chính theo Thông tư 200 trên HTKK, giúp đảm bảo quy trình đúng chuẩn và hiệu quả.
3. Cách lập báo cáo tài chính theo Thông tư 200 trên HTKK
Bước 1: Đăng nhập vào phần mềm
Đầu tiên, các bạn cần mở phần mềm HTKK lên, sau đó nhập mã số thuế của đơn vị cần lập bộ báo cáo tài chính rồi bấm Đồng ý.
Bước 2: Chọn báo cáo tài chính
Sau khi màn hình chính của phần mềm hiện lên, cho mục Kê khai => Báo cáo tài chính => Bộ báo cáo tài chính năm (TT200/2014/TT-BTC)
Bước 3: Chọn kỳ tính thuế
Sau khi chọn bộ báo cáo tài chính, cửa sổ Chọn kỳ tính thuế hiện lên. Tại đây các bạn có thể chọn năm tính thuế và các phụ lục kê khai để lập báo cáo tài chính theo Thông tư 200 trên HTKK.
+ Năm: Năm tài chính: Ví dụ: 2019
+ Từ ngày…đến ngày: Ví dụ: 01/01/2019-31/12/2019
+ Tích chọn “Doanh nghiệp đáp ứng giả định hoạt động liên tục”
+ Tích chọn: “KQHĐKD”, “LCTTGT hoặc LCTTTT”, ở ví dụ này chọn “LCTTGT”
(Lưu ý chỉ được chọn 1 trong 2 bảng lưu chuyển tiền tệ là LCTTTT (trực tiếp) và LCTTGT (gián tiếp).
+ Chọn “Đồng ý”
Bước 4: Lập Bảng Cân đối kế toán mẫu số B-01/DN theo Thông tư số 200
– Ngày tháng năm: hệ thống tự lấy từ thông tin đến ngày tháng năm trên form nhập niên độ tài chính
– “BCTC đã được kiểm toán”: Mặc định là không check, tuy nhiên hệ thống vẫn cho phép check chọn hoặc bỏ check, không bắt buộc.
– “Ý kiến kiểm toán”: không chọn được nếu bạn không check chọn “BCTC đã được kiểm toán”, bắt buộc chọn nếu check chọn “BCTC đã được kiểm toán” gồm 4 giá trị sau: Ý kiến trái ngược; Ý kiến từ chối đưa ra ý kiến; Ý kiến ngoại trừ; Ý kiến chấp nhận toàn phần
– Cột “Thuyết minh”: cho phép nhập tối đa 50 ký tự
– Các cột phải nhập: cột [Số cuối năm], [Số đầu năm]
Hỗ trợ lấy dữ liệu Số cuối năm của năm trước sang Số đầu năm của năm nay, cho sửa. Nếu sửa khác thì ứng dụng cảnh báo vàng “Số đầu năm của năm nay khác với Số cuối năm của năm trước”
Tất cả các chỉ tiêu ban đầu nhận giá trị mặc định là 0.
Các chỉ tiêu [111], [112], [121], [122], [123], [131], [132], [133], [134], [135], [137], [141], [149], [151], [153], [155], [211], [212], [213], [214], [215], [216], [219], [222], [223], [225], [226], [228], [229], [231], [232], [241], [242], [251], [252], [253], [254], [255], [261], [262], [263], [268], [311], [312], [317], [318], [320], [321], [324], [331], [332], [333], [334], [335], [336], [338], [339], [340], [341], [342], [343], [411a], [411b], [413], [414], [415], [418], [419], [422], [432]: Nhập kiểu số, không âm, mặc định là 0
Các chỉ tiêu [136], [139], [154], [152], [313], [314], [315], [316], [319], [322], [323], [337], [412], [416], [417], [420], [421a], [421b], [431]: Nhập dạng số âm dương, mặc định là 0
Các hàng có công thức tính toán được chú thích sẽ tự động nhảy số liệu, nên bạn không cần nhập liệu.
– Người lập biểu, Số chứng chỉ hành nghề, Kế toán trưởng: Nhập dạng text
– Giám đốc: Lấy thông tin Người ký trên thông tin chung, cho sửa
– Ngày lập: Mặc định ngày hiện tại của hệ thống, cho sửa nhưng không được lớn hơn ngày hiện tại
Bước 5: Báo cáo Kết quả kinh doanh theo Thông tư số 200
– Tất cả các chỉ tiêu ban đầu nhận giá trị mặc định là 0.
– Các cột phải nhập: cột [Năm nay], [Năm trước]
Ứng dụng hỗ trợ lấy dữ liệu cột [Năm trước] của năm trước sang cột [Năm trước] của năm nay, cho sửa. Nếu sửa khác thì ứng dụng cảnh báo vàng “Số đầu năm của năm nay khác với Số cuối năm của năm trước”
– Cột “Thuyết minh”: cho phép nhập tối đa 50 ký tự.
– Các chỉ tiêu [01], [02], [21], [31], [32]: Nhập dạng số, không âm, mặc định là 0
– Các chỉ tiêu [11], [22], [23], [25], [26], [51], [52], [70], [71]: Nhập dạng số âm dương, mặc định là 0
– Các chỉ tiêu cần ràng buộc kiểm tra tính logic gồm chỉ tiêu ngày ký. Đối với ngày ký, đây là ngày bắt buộc phải có trên mọi tờ khai hoặc BCTC theo quy định của cơ quan thuế.
Bước 6: Lập Báo cáo Lưu chuyển tiền tệ theo Thông tư số 200
*Lưu chuyển tiền tệ trực tiếp
– Các cột phải nhập: cột [Năm nay], [Năm trước]
Hỗ trợ lấy dữ liệu cột [Năm trước] của năm trước sang cột [Năm trước] của năm nay, cho sửa. Nếu sửa khác thì ứng dụng cảnh báo vàng “Số đầu năm của năm nay khác với Số cuối năm của năm trước”
– Cột “Thuyết minh”: cho phép nhập, tối đa 50 ký tự.
– Các chỉ tiêu: [01], [05], [06], [22], [24], [26], [27], [31], [33], [60]: Nhập dạng số, không âm, mặc định là 0
– Các chỉ tiêu [02], [03], [04], [07], [21], [23], [25], [32], [34], [35], [36], [61]: Nhập dạng số âm dương, mặc định là 0
*Lưu chuyển tiền tệ gián tiếp
– Mặc định các chỉ tiêu có chỉ dẫn đến các mục trong bản thuyết minh theo quy định hiện hành. Nếu có sự thay đổi về các mục thuyết minh này thì người dùng sẽ sửa lại và được phép sửa tất cả các chỉ tiêu trong cột thuyết minh, nhập tối đa 50 kí tự.
– Các cột phải nhập: cột [Năm nay], [Năm trước]
Hỗ trợ lấy dữ liệu cột [Năm trước] của năm trước sang cột [Năm trước] của năm nay, cho sửa. Nếu sửa khác thì ứng dụng cảnh báo vàng “Số đầu năm của năm nay khác với Số cuối năm của năm trước”
Các chỉ tiêu [01], [02], [03], [04], [05], [06], [07], [09], [10], [11], [12], [13], [14], [15], [32], [34], [35], [36], [61]: Nhập số âm dương, mặc định là 0
Các chi tiêu [16], [22], [24], [26], [27], [31], [33], [60]: Nhập số dương, mặc định là 0
Các chỉ tiêu [17], [21], [23], [25]: Nhập số âm, mặc định là 0
Bước 7: Kết xuất báo cáo tài chính file XML để nộp cơ quan thuế
– Sau khi nhập xong tất cả dữ liệu trên bảng cân đối , báo cáo KQKD, báo cáo LCTT
– Chọn: “Ghi”
Màn hình hiện thị đã ghi dữ liệu thành công là xong
Chọn “Kết xuất XML” và lưu ra một vị trí nào đó trong máy tính để gửi dữ liệu qua mạng cho cơ quan thuế
chú ý: không được thay đổi định dạng tên file.
4. Các lưu ý khi lập báo cáo tài chính theo Thông tư 200 trên HTKK
– Đảm bảo số liệu đã qua kiểm tra và đối chiếu giữa các tài khoản để tránh sai sót trong báo cáo
– Áp dụng các nguyên tắc kế toán phù hợp
– Đảm bảo phần mềm HTKK luôn ở phiên bản mới nhất
– Đối chiếu và rà soát dữ liệu thường xuyên
Thời gian nộp báo cáo tài chính:
– Báo cáo tài chính năm của doanh nghiệp phải được nộp chậm nhất vào ngày 31 tháng 3 năm sau.
– Doanh nghiệp nộp báo cáo tài chính trễ so với thời hạn quy định có thể bị phạt hành chính.
Việc lập báo cáo tài chính theo Thông tư 200 trên HTKK mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp trong việc tuân thủ quy định tài chính. Hy vọng bài viết Kế Toán Việt Hưng đã giúp bạn hiểu rõ quy trình và các lưu ý quan trọng, giúp việc lập báo cáo trở nên dễ dàng và chính xác hơn – đừng quên Like Fanpage cập nhật ưu đãi mới nhất các khóa học kế toán và bình luận ngay câu hỏi dưới để được giải đáp ngay nhé!