Cách Tính Giá Xuất Kho Fifo Nhập Trước – Xuất Trước Mới Nhất

Đánh giá

Khi quản lý kho hàng, việc lựa chọn phương pháp tính giá xuất kho fifo (First In, First Out) – hay còn gọi là Nhập trước, Xuất trước – là một trong những phương pháp phổ biến nhất, được nhiều doanh nghiệp sử dụng. Bài viết này Trung tâm  Kế Toán Việt Hưng sẽ hướng dẫn chi tiết cách tính giá xuất kho fifo mới nhất.

Hàng tồn kho thường là tài sản quan trọng của doanh nghiệp, việc xác định phương pháp tính giá ảnh hưởng đến báo cáo tài chính, nên phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho phải cung cấp được những con số thực tế và chính xác.Việc xác định giá trị hàng tồn kho phải được tuân thủ nguyên tắc giá gốc (giá gốc bao gồm: Chi phí mua, chi phí chế biến và các chi phí trực tiếp khác phát sinh để có được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiện tại). Tuy nhiên, chi phí sản xuất vượt trên mức bình thường, chi phí bảo quản hàng tồn kho, chi phí bán hàng và chi phí quản lý không được tính vào giá gốc của hàng tồn kho.

Hiện nay theo quy định tại Thông tư 133/2016/TT-BTC và Thông tư 200/2014/TT-BTC. Phương pháp tính giá xuất kho bao gồm 3 loại.

– Thứ 1: Phương pháp tính giá xuất kho thực tế đích danh.

– Thứ 2: Phương pháp tính giá xuất kho bình quân gia quyền.

– Thứ 3: Phương pháp tính giá xuất kho nhập trước, xuất trước (FIFO).

– Thứ 4: Phương pháp giá bán lẻ.

So với trước đây thì 02 thông tư này đã BÃI BỎ phương pháp LIFO. Đồng thời thay vào đó là bổ sung “Phương pháp giá bán lẻ”.

1. Tính giá xuất kho fifo là gì?

Tính giá xuất kho FIFO (First In, First Out) là phương pháp quản lý hàng tồn kho, trong đó các mặt hàng nhập kho trước sẽ được xuất kho trước. Nghĩa là, khi xuất hàng, giá trị của hàng hóa được tính theo giá trị của lô hàng đầu tiên được nhập vào. Phương pháp này giúp doanh nghiệp đảm bảo việc luân chuyển hàng hóa, tránh tình trạng hàng tồn kho lâu ngày bị hư hỏng, đồng thời phản ánh đúng giá trị thực tế của hàng tồn kho trong kỳ kế toán.

– Đặc điểm của phương pháp này là hàng xuất ra được tính theo giá của lô hàng đầu tiên trong kho tương ứng với số lượng của nó, nếu không đủ thì lấy giá tiếp theo, theo thứ tự từ trước đến sau.

– Các chi phí được chỉ định này dựa trên thứ tự sử dụng sản phẩm và đối với FIFO, nó dựa trên những gì đã đến trước. Theo phương pháp này, giá trị của hàng tồn kho chính là giá trị của lô hàng cuối cùng nhập vào kho.

Ví dụ: nếu 100 mặt hàng được mua với giá 10 triệu đồng và 100 mặt hàng khác được mua tiếp theo với giá 15 triệu đồng, thì FIFO sẽ chỉ định chi phí cho mặt hàng đầu tiên được bán lại là triệu đồng. Sau khi 100 mặt hàng được bán, chi phí mới của mặt hàng sẽ trở thành triệu đồng, bất kể mua hàng tồn kho bổ sung nào được thực hiện.

2. Ưu điểm và nhược điểm của tính giá xuất kho fifo

Tùy vào kế toán lựa chọn vào cách tính giá trị trung bình. Thì tính giá xuất kho fifo có các ưu và nhược điểm khác nhau.

tính giá xuất kho fifo 2
Ảnh 1: Ưu và nhược điểm tính giá xuất kho fifo

3. Khi nào tính giá xuất kho fifo nhập trước – xuất trước phù hợp?

tính giá xuất kho fifo 3

Khi giá hàng hóa biến động theo chiều hướng tăng

Trong trường hợp giá hàng hóa tăng dần theo thời gian, FIFO giúp doanh nghiệp ghi nhận giá vốn hàng bán thấp hơn so với các phương pháp khác. Điều này có thể làm tăng lợi nhuận kế toán trong ngắn hạn và cải thiện tình hình tài chính trên báo cáo. Tuy nhiên, trong điều kiện lạm phát cao, điều này cũng có thể dẫn đến việc đóng thuế cao hơn do lợi nhuận kế toán tăng.

tính giá xuất kho fifo 3

Khi doanh nghiệp muốn quản lý kho hàng hiệu quả

FIFO giúp doanh nghiệp giảm thiểu rủi ro hàng hóa bị tồn kho quá lâu hoặc bị hư hỏng. Đặc biệt, với các doanh nghiệp kinh doanh hàng hóa dễ hỏng hoặc có hạn sử dụng, như thực phẩm, thuốc men, phương pháp này đảm bảo rằng hàng hóa cũ được xuất trước, tránh lãng phí và tổn thất do hàng hóa hết hạn.

tính giá xuất kho fifo 3

Khi doanh nghiệp có nhiều lô hàng nhập với giá khác nhau

FIFO phù hợp cho các doanh nghiệp có chu kỳ nhập kho ngắn và thường xuyên thay đổi giá nhập kho. Điều này giúp phản ánh đúng giá trị của hàng tồn kho gần nhất với giá thực tế thị trường, cung cấp cái nhìn chính xác về chi phí và lợi nhuận.

tính giá xuất kho fifo 3

Khi doanh nghiệp muốn phản ánh giá trị tồn kho gần nhất với giá thực tế

Phương pháp FIFO giúp hàng tồn kho được phản ánh với mức giá gần với giá trị thực tế của thị trường nhất. Điều này đặc biệt hữu ích cho các doanh nghiệp có sự biến động về giá mua hàng, đảm bảo tính chính xác trong báo cáo tài chính.

tính giá xuất kho fifo 3

Khi doanh nghiệp cần báo cáo tài chính chính xác cho các bên liên quan

Với phương pháp FIFO giá vốn thấp làm tăng giá trị hàng tồn kho. Điều này có thể giúp doanh nghiệp cải thiện báo cáo tài chính, làm cho doanh nghiệp có vẻ hoạt động hiệu quả hơn, thuận lợi cho việc báo cáo với các cổ đông, nhà đầu tư hoặc khi muốn vay vốn từ ngân hàng.

FIFO đặc biệt phù hợp trong các ngành như bán lẻ, thực phẩm, y tế và sản xuất khi hàng hóa có vòng đời ngắn hoặc nhạy cảm với thời gian.

4. Các bước thực hiện tính toán giá xuất kho fifo

BƯỚC 1: Xác định lô hàng nhập kho đầu tiên

– Nguyên tắc cốt lõi của FIFO: Khi xuất kho, lô hàng nhập kho đầu tiên sẽ được xuất trước. Điều này có nghĩa là doanh nghiệp sẽ sử dụng giá trị của các lô hàng cũ nhất để tính giá vốn hàng xuất kho.

– Theo dõi thứ tự nhập hàng: Bạn cần xác định số lượng và giá trị của từng lô hàng nhập vào kho, từ đó sắp xếp theo thứ tự nhập kho.

BƯỚC 2: Tính giá trị xuất kho

Sử dụng giá của lô hàng nhập trước nhất: Khi có nhu cầu xuất hàng, bạn sẽ lấy giá trị của lô hàng nhập trước nhất để tính toán giá trị hàng xuất kho. Nếu số lượng hàng cần xuất vượt quá số lượng của lô hàng này, bạn sẽ tiếp tục sử dụng giá của lô hàng tiếp theo (lô hàng nhập vào sau đó) để tính toán phần còn lại.

tính giá xuất kho fifo 10
Ảnh 2. Tính giá trị xuất kho

BƯỚC 3: Theo dõi biến động hàng tồn kho

Cập nhật số lượng và giá trị của các lô hàng còn lại: Sau mỗi lần xuất kho, bạn cần cập nhật lại lượng hàng còn tồn và giá trị của các lô hàng. Đối với ví dụ trên, sau khi xuất 150 sản phẩm, kho sẽ còn:

– Lô 1: 0 sản phẩm (vì đã xuất hết).

– Lô 2: 150 sản phẩm còn lại với giá 12.000 VND/sản phẩm.

Lập bảng theo dõi chi tiết: Việc cập nhật liên tục này giúp doanh nghiệp có thể theo dõi sát sao lượng hàng tồn kho và đảm bảo rằng hàng hóa không bị lỗi thời hoặc hết hạn sử dụng (nếu có hạn).

XEM THÊM:

Mô Tả Công Việc Kế Toán Kho Làm Những Công Việc Gì?

Khóa Học Kế Toán Tổng Hợp Online Miễn Phí: Đăng Ký Ngay!

5. Mối quan hệ giữa tính giá nhập hàng tồn khotính giá xuất kho theo phương pháp FIFO 

Giá nhập hàng tồn kho quyết định giá trị hàng xuất kho theo phương pháp FIFO

– Phương pháp FIFO (Nhập trước – Xuất trước) yêu cầu bạn phải sử dụng giá của lô hàng nhập đầu tiên khi tính giá xuất kho. Điều này có nghĩa là giá nhập hàng tồn kho của từng lô hàng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến giá xuất kho.

– Nếu giá nhập của các lô hàng đầu tiên thấp, thì giá trị xuất kho theo FIFO cũng sẽ thấp, và ngược lại, nếu giá nhập các lô hàng đầu tiên cao, thì giá trị xuất kho sẽ cao.

Các bước trong quá trình nhập hàng tồn kho và ảnh hưởng đến tính giá xuất kho

Khi nhập hàng vào kho, bạn cần ghi nhận giá trị của từng lô hàng với số lượng và đơn giá cụ thể. Những giá trị này sẽ được lưu trữ và sắp xếp theo thứ tự thời gian nhập kho, làm cơ sở để tính giá xuất kho khi có phát sinh xuất hàng.

Ví dụ:

– Lô hàng 1 nhập kho: 100 sản phẩm với giá 10.000 VND/sản phẩm.

– Lô hàng 2 nhập kho: 200 sản phẩm với giá 12.000 VND/sản phẩm.

– Lô hàng 3 nhập kho: 150 sản phẩm với giá 11.000 VND/sản phẩm.

Khi bạn xuất hàng, theo nguyên tắc FIFO, bạn sẽ phải xuất kho từ lô hàng nhập đầu tiên (lô 1). Giá nhập của lô này (10.000 VND/sản phẩm) sẽ là cơ sở để tính giá xuất kho.

Quá trình nhập kho ảnh hưởng đến biến động giá tồn kho

Giá nhập hàng tồn kho có thể thay đổi theo thời gian, ví dụ do biến động giá thị trường hoặc chính sách từ nhà cung cấp. Điều này làm cho mỗi lô hàng nhập vào kho có thể có giá nhập khác nhau, và phương pháp FIFO sẽ giúp bạn xác định chính xác lô hàng nào được xuất kho trước và giá trị của nó.

– Nếu giá nhập kho tăng theo thời gian, thì khi xuất kho, giá vốn hàng bán sẽ thấp hơn trong trường hợp bạn xuất từ các lô nhập trước với giá thấp hơn.

– Ngược lại, nếu giá nhập kho giảm theo thời gian, giá vốn hàng bán sẽ cao hơn nếu bạn xuất từ các lô hàng nhập trước với giá cao hơn.

Giá nhập hàng tồn kho là một yếu tố rất quan trọng trong việc tính giá xuất kho theo phương pháp FIFO, vì nó quyết định giá trị của từng lô hàng nhập vào kho. Khi thực hiện xuất kho, bạn phải dựa vào giá nhập của lô hàng đã nhập trước để tính giá trị hàng xuất. Điều này đảm bảo tính nhất quán và chính xác trong việc phản ánh giá vốn hàng bán trong kế toán quản trị và kế toán tài chính.

4. Phương pháp tính giá nhập hàng tồn kho

Giá trị của hàng tồn kho được xác định theo giá gốc. Việc xác định giá gốc của hàng tồn kho trong các trường hợp cụ thể khác nhau tùy theo nguồn gốc hình thành, giá gốc của hàng tồn kho nhập trong kỳ được tính như sau:

4.1 Trường hợp hàng tồn kho mua ngoài

tính giá xuất kho fifo 11

– Chi phí thu mua có thể bao gồm: chi phí vận chuyển, bốc xếp, chi phí bảo quản, bảo hiểm, hao hụt hợp lý trên đường đi, tiền thuê kho bãi, chi phí của bộ phận thu mua độc lập….

– Giảm giá là khoản giảm giá phát sinh sau khi nhận hàng và xuất phát từ việc giao hàng không đúng quy cách, … đã ký kết.

– Chiết khấu thương mại (nếu có): là khoản tiền doanh nghiệp giảm giá niêm yết cho khách hàng mua hàng nhiều lần mới đạt mức nhất định để được hưởng chiết khấu.  

4.2 Trường hợp tự sản xuất chế biến hoặc thuê ngoài gia công chê biến

tính giá xuất kho fifo 12

Chi phí chế biến: bao gồm những chi phí có liên quan trực tiếp đến hàng tồn kho như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sản xuất, như chi phí nhân công trực tiếp, chi phí SX chung cố định và chi phí SX chung biến đổi phát sinh trong quá trình chuyển hoá hàng tồn kho.

Chi phí liên quan trực tiếp khác: Bao gồm những khoản chi phí như chi phí vận chuyển, bốc xếp, phí bảo hiểm và tiền trả cho người gia công

4.3 Trường hợp nguyên vật liệu nhận góp vốn liên doanh, cổ đông đóng góp

tính giá xuất kho fifo 14

4.4 Trường hợp nguyên vật liệu được cấp, được biếu tặng là giá tương đương trên thị trường (giá trị hợp lý).

CHÚ Ý

Đối với doanh nghiệp thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp (hoặc hàng tồn kho không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT), giá gốc hàng tồn kho nhập kho là giá bao gồm cả thuế GTGT được khấu trừ. Còn đối với doanh nghiệp thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, giá gốc là giá không bao gồm thuế GTGT được khấu trừ.

5. Cách tính giá xuất kho FIFO nhập trước – xuất trước 

Công thức tính giá xuất kho fifo (Nhập trước – Xuất trước) được thực hiện qua các bước sau:

tính giá xuất kho fifo 4

Theo phương pháp này áp dụng dựa trên giả định là hàng tồn kho được nhập trước thì được xuất ra trước, và hàng tồn kho tồn kho còn lại cuối kỳ là hang ftồn kho được nhập kho gần thời điểm cuối kỳ. Theo phương pháp tính giá xuất kho fifo thì giá trị hàng tồn kho xuất kho được tính theo giá của lô hàng nhập kho ở thời điểm đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ, giá trị của hàng tồn kho tồn kho cuối kỳ được tính theo giá hàng nhập kho ở thời điểm cuối kỳ hoặc gần cuối kỳ còn tồn kho.

VÍ DỤ: Tình hình vật liệu A trong tháng 3 của doanh nghiệp M như sau:

tính giá xuất kho fifo 9
Ảnh 3. Ví dụ tính giá xuất kho fifo
Giá trị vật liệu tồn đầu kỳ= 1.000 kg x1.000 đ/kg=  1.000.000 đ
Giá trị Vật liệu nhập trong kỳ

= 5000 kg x 1.050   đ/kg

=10.000 kg x 1.080 đ/kg

=15.000 kg x 1.040 đ/kg

=3.000   kg x 1.000 đ/kg

= 5.250.000 đ

= 10.800.000 đ

= 15.600.000 đ

=   3.000.000 đ

Giá trị vật liệu có thể sử dụng trong kỳ   35.650.000 đ
Giá trị vật liệu tồn cuối kỳ   18.600.000 đ
Giá trị vật liệu xuất dùngCho sản xuất trực tiếp  17.050.000 đ

6. Sự khác biệt giữa việc sử dụng giá hạch toán và tính giá xuất kho fifo

📌 Giá hạch toán và giá thực tế

– Giá hạch toán là giá tạm tính được sử dụng trong kỳ kế toán để phản ánh giá trị của nguyên liệu, vật liệu khi nhập và xuất kho. Nó có thể là một mức giá ước tính hoặc giá trung bình để đơn giản hóa quá trình kế toán trong kỳ.

– Giá thực tế là giá thực mà doanh nghiệp đã trả để mua nguyên liệu, vật liệu (bao gồm giá mua, thuế và các chi phí liên quan khác).

→ Doanh nghiệp sử dụng giá hạch toán để quản lý nhanh chóng các nghiệp vụ nhập, xuất trong kỳ. Tuy nhiên, vào cuối kỳ, doanh nghiệp phải điều chỉnh lại giá trị hàng tồn kho và xuất kho theo giá thực tế bằng cách tính hệ số chênh lệch giữa giá hạch toán và giá thực tế. 

📌 Hệ số chênh lệch giữa giá thực tế và giá hạch toán

Trường hợp doanh nghiệp sử dụng giá hạch toán trong kế toán chi tiết nhập, xuất nguyên liệu, vật liệu, thi cuối kỳ kế toán phải tính hệ số chênh lệch giữa giá thực tế và giá hạch toán của nguyên liệu, vật liệu để tính giá thực tế của nguyên liệu, vật liệu trong kỳ theo công thức: tính giá xuất kho fifo 5

Sau khi tính được hệ số chênh lệch, doanh nghiệp sẽ điều chỉnh giá hạch toán của các lô hàng xuất kho thành giá thực tế bằng cách nhân với hệ số chênh lệch này. Việc này đảm bảo giá trị nguyên liệu, vật liệu xuất kho được phản ánh chính xác theo giá thực tế.

📌 Liên quan đến phương pháp FIFO

– Phương pháp FIFO yêu cầu xuất kho theo nguyên tắc nhập trước – xuất trước, tức là mỗi lô hàng được nhập vào trước sẽ được xuất trước. Việc xác định giá xuất kho theo phương pháp FIFO dựa trên giá thực tế của từng lô hàng đã nhập.

– Nếu doanh nghiệp sử dụng giá hạch toán trong suốt kỳ kế toán, thì đến cuối kỳ khi doanh nghiệp điều chỉnh lại giá theo giá thực tế, doanh nghiệp sẽ tính toán lại giá trị hàng đã xuất kho dựa trên hệ số chênh lệch giữa giá hạch toán và giá thực tế.

MỐI LIÊN HỆ:

– Khi doanh nghiệp sử dụng giá hạch toán trong kỳ, giá trị nguyên liệu, vật liệu xuất kho được phản ánh theo giá hạch toán. Tuy nhiên, vào cuối kỳ, sau khi điều chỉnh lại theo hệ số chênh lệch giữa giá thực tế và giá hạch toán, doanh nghiệp cần tính lại giá trị hàng xuất kho theo giá thực tế.

– Phương pháp FIFO vẫn được áp dụng để xác định thứ tự xuất kho dựa trên các lô hàng nhập trước, nhưng giá trị xuất kho sẽ được điều chỉnh lại từ giá hạch toán thành giá thực tế thông qua hệ số chênh lệch.

KẾT LUẬN:

– Giá hạch toán và hệ số chênh lệch giữa giá thực tế và giá hạch toán có liên quan đến việc điều chỉnh giá trị xuất kho.

– Phương pháp FIFO không bị ảnh hưởng trực tiếp bởi giá hạch toán, vì nó chỉ quy định thứ tự xuất kho. Tuy nhiên, giá trị hàng xuất kho theo phương pháp FIFO sẽ được điều chỉnh lại dựa trên hệ số chênh lệch để phản ánh giá trị thực tế vào cuối kỳ.

→ Do đó, mặc dù việc sử dụng giá hạch toán có ảnh hưởng đến việc điều chỉnh giá trị xuất kho, nhưng nguyên tắc FIFO về thứ tự xuất kho vẫn không thay đổi. Nếu có bất kỳ câu hỏi nghiệp vụ kế toán nào cần hỗ trợ truy cập ngay: https://ketoanviethung.vn/

tính giá xuất kho fifo 7
Ảnh 4. Hỏi đáp 24/7 tính giá xuất kho fifo nhập trước – xuất trước

Trên đây là cách tính giá xuất kho fifo một lựa chọn phổ biến và hiệu quả trong quản lý kho và kế toán, giúp doanh nghiệp tính toán giá trị hàng hóa chính xác. Đặc biệt trong bối cảnh giá cả biến động, FIFO giúp doanh nghiệp giữ vững sự ổn định trong quản lý tài chính. Hãy theo dõi Fanpage Kế Toán Việt Hưng để không bỏ lỡ những ưu đãi đặc biệt từ các khóa học kế toán tổng hợp – thuế và dịch vụ kế toán đa lĩnh vực!

Chúc các bạn luôn thành công trên con đường bạn đã chọn!

0 0 Bình chọn
Bình chọn
Theo dõi
Thông báo cho
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận