Hướng dẫn tính giá hàng tồn kho các phương pháp xuất nhập

Làm sao để kế toán có thể xác định phương pháp tính giá hàng tồn kho để cung cấp được những con số thực tế và chính xác không bị ảnh hưởng tới báo cáo tài chính. Kế toán Việt Hưng xin chia sẻ các phương pháp tính giá xuất kho của hàng tồn kho và cả phương pháp tính giá nhập hàng tồn kho qua bài viết ngay phía dưới đây.

tính giá hàng tồn kho
Hướng dẫn tính giá hàng tồn kho các phương pháp xuất nhập

Hàng tồn kho thường là tài sản quan trọng của doanh nghiệp, việc xác định phương pháp tính giá ảnh hưởng đến báo cáo tài chính, nên phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho phải cung cấp được những con số thực tế và chính xác.Việc xác định giá trị hàng tồn kho phải được tuân thủ nguyên tắc giá gốc (giá gốc bao gồm: Chi phí mua, chi phí chế biến và các chi phí trực tiếp khác phát sinh để có được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiện tại). Tuy nhiên, chi phí sản xuất vượt trên mức bình thường, chi phí bảo quản hàng tồn kho, chi phí bán hàng và chi phí quản lý không được tính vào giá gốc của hàng tồn kho.

1. Phương pháp tính giá nhập hàng tồn kho

Giá trị của hàng tồn kho được xác định theo giá gốc. Việc xác định giá gốc của hàng tồn kho trong các trường hợp cụ thể khác nhau tùy theo nguồn gốc hình thành, giá gốc của hàng tồn kho nhập trong kỳ được tính như sau:

1.1 Trường hợp hàng tồn kho mua ngoài

Giá gốc = Giá mua + Các khoản thuế không hoàn lại + Chi phí thu mua – Các khoản giảm giá và chiết khấu thương mại

Chi phí thu mua có thể bao gồm: chi phí vận chuyển, bốc xếp, chi phí bảo quản, bảo hiểm, hao hụt hợp lý trên đường đi, tiền thuê kho bãi, chi phí của bộ phận thu mua độc lập….

Giảm giá là khoản giảm giá phát sinh sau khi nhận hàng và xuất phát từ việc giao hàng không đúng quy cách, … đã ký kết.

Chiết khấu thương mại (nếu có): là khoản tiền doanh nghiệp giảm giá niêm yết cho khách hàng mua hàng nhiều lần mới đạt mức nhất định để được hưởng chiết khấu.  

1.2 Trường hợp tự sản xuất chế biến hoặc thuê ngoài gia công chê biến

Giá gốc  = Giá gốc vật tư, hàng hóa xuất kho đem gia công chế biến  + Chi phí chế biến + Chi phí liên quan trực tiếp khác

Chi phí chế biến: bao gồm những chi phí có liên quan trực tiếp đến hàng tồn kho như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sản xuất, như chi phí nhân công trực tiếp, chi phí SX chung cố định và chi phí SX chung biến đổi phát sinh trong quá trình chuyển hoá hàng tồn kho.

Chi phí liên quan trực tiếp khác: Bao gồm những khoản chi phí như chi phí vận chuyển, bốc xếp, phí bảo hiểm và tiền trả cho người gia công

1.3 Trường hợp nguyên vật liệu nhận góp vốn liên doanh, cổ đông đóng góp

Giá gốc  = Giá đánh giá do hội đồng liên doanh chấp nhận + Các chi phí doanh nghiệp bỏ thêm (nếu có)

1.4 Trường hợp nguyên vật liệu được cấp, được biếu tặng: là giá tương đương trên thị trường (giá trị hợp lý).

CHÚ Ý

Đối với doanh nghiệp thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp (hoặc hàng tồn kho không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT), giá gốc hàng tồn kho nhập kho là giá bao gồm cả thuế GTGT được khấu trừ. Còn đối với doanh nghiệp thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, giá gốc là giá không bao gồm thuế GTGT được khấu trừ.

2. Phương pháp tính giá xuất kho của hàng tồn kho

Do ảnh hưởng của giá cả trên thị trường nên giá gốc của nhiều loại hàng tồn kho thay đổi luôn. Một loại hàng tồn kho mua ở những thời điểm khác nhau sẽ có những giá gốc khác nhau. Do vậy, khi tính giá xuât của hàng tồn kho cũng có thể khác nhau. Theo chuẩn mực kế tóan hàng tồn kho, giá gốc xuất kho được áp dụng một trong các phương pháp sau: 

2.1 Phương pháp tính theo giá đích danh

Phương pháp này đòi hỏi kế toán phải biết hàng tồn kho trong kho thuộc những lần nhập nào, đơn giá nhập là bao nhiêu. Giá trị xuất dùng được tính chi tiết căn cứ vào số lượng và đơn giá của nó. Theo phương pháp này, kế toán sẽ sử dụng giá gốc thực sự của từng đơn vị hàng tồn kho để xác định giá trị của hàng tồn kho.

Đây là phương pháp hợp lý nhất trong 4 phương pháp, tuy nhiên đây cũng là phương pháp đòi hỏi nhiều công sức nhất vì phải nhận biết được giá gốc của từng đơn vị hàng tồn kho. Do vậy, phương pháp này thường áp dụng cho những doanh nghiệp có ít loại mặt hàng hoặc mặt hàng ổn định và nhận diện được.

2.2 Phương pháp tính giá xuất kho nhập trước xuất trước (FIFO) 

Theo phương pháp này áp dụng dựa trên giả định là hàng tồn kho được nhập trước thì được xuất ra trước, và hàng tồn kho tồn kho còn lại cuối kỳ là hang ftồn kho được nhập kho gần thời điểm cuối kỳ. Theo phương pháp này thì giá trị hàng tồn kho xuất kho được tính theo giá của lô hàng nhập kho ở thời điểm đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ, giá trị của hàng tồn kho tồn kho cuối kỳ được tính theo giá hàng nhập kho ở thời điểm cuối kỳ hoặc gần cuối kỳ còn tồn kho.

Ví dụ : Tình hình vật liệu A trong tháng 3 của doanh nghiệp M như sau

Vật liệu A tồn kho đầu kỳ 1.000 kg, đơn giá 1.000 đ/kg

Trong tháng có các lần mua vật liệu:

Ngày 01 mua 5.000 kg, đơn giá là 1.050 đ/kg

Ngày 05 mua 10.000 kg, đơn giá là 1.080 đ/kg

Ngày 15 mua 15.000 kg, đơn giá là 1.040 đ/kg

Ngày 25 mua 3.000 kg, đơn giá là 1.000 đ/kg

Vật liệu A xuất dùng cho sản xuất trong kỳ

Ngày 04 xuất cho sản xuất trực tiếp chế tạo sản phẩm 4.000 kg

Ngày 14 xuất cho sản xuất trực tiếp chế tạo sản phẩm 12.000 kg

+ Giá thực tế của vật liệu tính theo phương pháp FI FO thường xuyên như sau

Ngày 04 :     – 1.000 kg x1.000 đ/kg = 1.000.000 đ

                    – 3.000 kg x1.050 đ/kg = 3.150.000 đ

Ngày 14 :    – 2.000 kg x1.050 đ/kg = 2.100.000 đ

                   – 10.000kg x1.080 đ/kg = 10.800.000 đ

+ Giá thực tế của vật liệu tính theo phương pháp FIFO định kỳ như sau. Do nhập trước xuất trước nên giá trị tồn được tính ở những lần sau cùng

Số lượng tồn = 18.000 kg

Giá trị tồn = ( 3.000kg x1.000 đ/kg ) +(15.000 kg x 1.040 đ/kg ) = 18.600.000 đ

Giá trị vật liệu tồn đầu kỳ= 1.000 kg x1.000 đ/kg=  1.000.000 đ
Giá trị Vật liệu nhập trong kỳ

= 5000 kg x 1.050   đ/kg

=10.000 kg x 1.080 đ/kg

=15.000 kg x 1.040 đ/kg

=3.000   kg x 1.000 đ/kg

= 5.250.000 đ

= 10.800.000 đ

= 15.600.000 đ

=   3.000.000 đ

Giá trị vật liệu có thể sử dụng trong kỳ   35.650.000 đ
Giá trị vật liệu tồn cuối kỳ   18.600.000 đ
Giá trị vật liệu xuất dùngCho sản xuất trực tiếp  17.050.000 đ

2.3 Phương pháp tính giá xuất kho nhập sau xuất trước (LIFO) 

Theo phương pháp này áp dụng dựa trên giả định là hàng tồn kho được mua sau hoặc sản xuất sau thì được xuất ra trước, và hàng tồn kho còn lại cuối kỳ là hàng tồn kho được mua hoặc sản xuất ở thời điểm trước đó. Theo phương pháp này thì giá trị hàng tồn kho xuất kho được tính theo giá của lô hàng nhập kho ở thời điểm nhập sau hoặc gần sau cùng, giá trị của hàng tồn kho được tính theo giá hàng nhập kho ở thời điểm đầu kỳ hoặc gần đầu kỳ còn tồn kho.

Ví dụ : Lấy lại ví dụ trên nhưng tính cho phương pháp LIFO

+ LIFO thường xuyên:

Giá trị xuất ngày 04 = 4.000 kg x 1.050 đ/kg = 4.200.000 đ

Giá trị xuất ngày 14 = (10.000 kg x 1.080đ/kg ) + (1.000 kg x 1.050 đ/kg) + ( 1.000 kg x 1.000 đ/kg ) = 12.850.000 đ

+ LIFO theo phương pháp định kỳ:

Giá trị vật liệu tồn đầu kỳ= 1.000 kg x1.000 đ/kg= 1.000.000 đ
Giá trị Vật liệu nhập trong kỳ

= 5.000 kg x 1.050   đ/kg

= 10.000 kg x 1.080 đ/kg

= 15.000 kg x 1.040 đ/kg

= 3.000   kg x 1.000 đ/kg

= 5.250.000 đ

= 10.800.000 đ

= 15.600.000 đ

=   3.000.000 đ

Giá trị vật liệu có thể sử dụng trong kỳ  
Giá trị vật liệu tồn cuối kỳ  19.130.000 đ
Giá trị vật liệu xuất dùngCho sản xuất trực tiếp  16.520.000 đ

Giá trị vật liệu tồn cuối kỳ = (1.000 kg x1.000 đ/kg ) + (5000 kg x 1.050 đ/kg ) + (6.000 kg x 1.080 đ/kg ) + (2.000 kg x 1.040 đ/kg) = 19.130.000 đ 

2.4 Tính giá hàng tồn kho theo phương pháp bình quân gia quyền

Theo phương pháp bình quân gia quyền, giá trị của hàng tồn kho được tính theo giá trị trung bình của từng loại hàng tồn kho tương tự đầu kỳ và giá trị từng loại hàng tồn kho được mua hoặc được sản xuất trong kỳ. Giá trị trung bình có thể được tính theo thời kỳ hoặc vào mỗi khi nhập một hàng tồn kho về, phụ thuộc vào tình hình của doanh nghiệp.

Giá thực tế xuất kho = Số lượng xuất kho  x Đơn giá thực tế bình quân

kế toán

– Nếu sau mỗi lần nhập, xuất kế toán xác định lại đơn giá thực tế bình quân thì giá đó được gọi là bình quân gia quyền liên hoàn (bình quân sau mỗi lần nhập).

– Nếu chỉ đến cuối kỳ kế toán mới xác định đơn giá bình quân để tính giá xuất kho trong cả kỳ và trị giá tồn kho cuối kỳ thì giá đó gọi là bình quân gia quyền cuối kỳ (bình quân gia quyền cố định).

Trường hợp doanh nghiệp sử dụng giá hạch toán Trường hợp doanh nghiệp sử dụng giá hạch toán trong kế toán chi tiết nhập, xuất nguyên liệu, vật liệu, thi cuối kỳ kế toán phải tính hệ số chênh lệch giữa giá thực tế và giá hạch toán của nguyên liệu, vật liệu để tính giá thực tế của nguyên liệu, vật liệu trong kỳ theo công thức: 

tính giá thành kho

Mong rằng chia sẻ hướng dẫn tính giá hàng tồn kho các phương pháp xuất nhập sẽ giúp các bạn kế toán kho trong việc tính toán chính xác tránh sai xót. Chúc các bạn luôn thành công trên con đường bạn đã chọn!

0 0 Bình chọn
Bình chọn
Theo dõi
Thông báo cho
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
close

GIẢI ĐÁP MIỄN PHÍ 24/7

Kế toán, thuế, bảo hiểm, Doanh nghiệp...