Phương pháp phân tích báo cáo tài chính gồm có những gì? Hiện nay, nhiều bạn kế toán cũng như các nhà đầu tư đặt ra những câu hỏi liên quan đến việc phân tích báo cáo tài chính. Để giải đáp những nhu cầu đó, kế toán Việt Hưng sẽ chia sẻ cho các bạn những phương pháp phân tích Báo cáo tài chính dưới bài viết sau đây.
Tại sao phải phân tích Báo cáo tài chính?
BCTC là dữ liệu mà các chủ doanh nghiệp, chủ đầu tư cần quan tâm và phân tích nó. Bởi việc phân tích các chỉ tiêu trong báo cáo tài chính sẽ giúp bạn:
– Đánh giá được tình hình hoạt động là đang tăng trưởng hay giảm sút, cũng như sức khỏe tài chính của DN ra sao?
– Việc phân tích cũng được coi là công cụ dự báo tình hình tài chính của doanh nghiệp trong tương lai.
1. Cách thức phân tích báo cáo tài chính
(*) Xác định các chỉ tiêu cần phân tích (trên BCTC)
(*) So sánh sự biến động về quy mô (số tuyệt đối và tương đối) qua các kỳ khác nhau
(1) Phân tích khái quát quy mô tài chính doanh nghiệp
– Tổng tài sản (BCĐKT)
Tổng tài sản = Tổng nguồn vốn
Tổng tài sản = Nợ phải trả + Vốn chủ sở hữu
– Vốn chủ sở hữu (BCĐKT)
⇒ Khả năng tự chủ DN này tốt nợ phải trả chỉ chiếm 30%, trong khi vốn chủ 70% nên rủi ro tài chính ít.
VD: Lấy Năm 2023 – Năm 2022 đó là số chênh lệch 2 năm là tuyệt đối. Tại đây chỉ số tuyệt đối chia cho số gốc năm 2022 thì ra số % là số tương đối => nhằm sử dụng so sánh giữa các DN có cùng lĩnh vực ngành.
– Tổng doanh thu, thu nhập (BCKQHĐKD)
– Lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT) (BCKQHĐKD) (= LNTT + CP lãi vay)
– Lợi nhuận sau thuế (BCKQHĐKD)
– Dòng tiền thuần của hoạt động kinh doanh trong kỳ (BCLCTT)
– Dòng tiền thuần trong kỳ (BCLCTT)
2. 05 phương pháp phân tích Báo cáo tài chính
Phương pháp SO SÁNH
Tại phương pháp này ta có thể so sánh giữa kì này với kì trước, năm này với năm trước. Có 2 kỹ thuật so sánh đó là: so sánh tuyệt đối (xác định số chênh lệch giữa 2 đối tượng so sánh) và so sánh tương đối (xác định tỉ lệ % của 2 đối tượng so sánh)
CHỈ TIÊU | 2022 | 2023 | 2024 | Chênh lệch 2022 | Chênh lệch 2023 | ||
+/- | % | +/- | % | ||||
1. Phải thu khách hàng | 7.320.055.298.911 | 8.938.119.337.561 | 7.776.376.709.973 | 1.618.064.038.650 | 22,10 | -1.161.742.627.588 | -13,00 |
2. Trả trước cho người bán | 115.357.557.465 | 120.471.089.910 | 97.118.304.273 | 5.113.532.445 | 4,43 | -23.352.785.637 | -19,38 |
3. Phải thu khác | 343.075.281.114 | 312.915.441.439 | 323.124.628.598 | -30.159.839.675 | -8,79 | 10.209.187.159 | 3,26 |
4. Dự phòng phải thu khó đòi | -247.523.345.504 | -657.484.490.937 | -1.000.942.042.526 | -409.959.145.433 | 165,62 | -343.457.551.589 | 52,24 |
Ở bảng trên, ta có thể thấy so sánh tuyệt đối nằm ở cột chệnh lệch +/- giữa các năm 2022 – 2023 và từ 2023 – 2024. Kỹ thuật này ta có thể thấy chính xác là phần chênh lệch giữa 2 đối tượng so sánh là 2 con số cụ thể. Còn đối với cột % giữa các năm 2022-2023 và 2023-2024 là tỉ lệ mang tính chất tương đối, tăng hoặc giảm bao nhiêu phần trăm chứ không cụ thể hóa từng con số.
⇒ Đây được xem là phương pháp mấu chốt vấn đề và là phương pháp quan trọng nhất trong các loại phương pháp. Cho dù các bạn áp dụng các phương pháp còn lại thì vẫn có sự hiện diện của phương pháp so sánh này trong đó.
Phương pháp PHÂN TÍCH CHỈ TIÊU (TỶ SỐ)
Ở phương pháp này, các bạn phải tính toán ra các chỉ tiêu (chỉ số) và sau đó tiến hành so sánh giữa kì này với kì trước, năm này với năm trước. Từ đó có thể tìm ra những biến động. Các bạn có thể thực hiện phân tích các chỉ tiêu (chỉ số) sau:
– Tỷ số về khả năng thanh toán
– Tỷ số và khả năng sinh lời
– Tỷ số về cơ cấu
– Tỷ số về hiệu suất sử dụng tài sản,…
Phương pháp mô hình tài chính DUPONT
Phương pháp này được lấy tên từ công ty Dupont – là công ty đầu tiên phân tích theo công thức này. Mô hình này là một phương pháp kỹ thuật sử dụng các mối quan hệ tương hỗ giữa các chỉ tiêu tài chính, từ đó biến đổi một chỉ tiêu tổng hợp thành một hàm số của một loại các biến số.
Cụ thể, phương pháp này được thể hiện qua CÔNG THỨC sau:
Trong đó, ROA sẽ là Lợi nhuận ròng/ Tổng tài sản.
Đòn bẩy tài chính là Tổng tài sản/ Vốn chủ sở hữu.
Phương pháp ĐỒ THỊ
Đây cũng là phương pháp nghiên vê phương pháp so sánh nhưng mình thể hiện kết quả qua đồ thị để người xem có thể đánh giá trực quan về xu hướng biến động của doanh nghiệp của bất kì đối tượng chỉ tiêu nào. Việc để vẽ ra được đồ thị phân tích này thì các bạn cần phải so sánh nhiều kì, nhiều quý hoặc nhiều năm. Như vậy việc đánh giá sẽ được nhìn nhận một cách trực quan và độ chính xác cao hơn. Để thực hiện phương pháp này, các bạn có thể vẽ được biểu đồ bằng excel hoặc các phần mềm định lượng khác.
Phương pháp XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ
Phương pháp này chủ yếu được các nhà nghiên cứu, nhà tư vấn áp dụng. Đây là phương pháp sử dụng để lượng hóa mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến chỉ tiêu nghiên cứu. để áp dụng phương pháp này các bạn cần hỗ trợ từ các phần mềm thống kế. Đơn giản về phương pháp này thì khi các bạn biết được đối tượng được tác động của các nhân tố nào, tác động ảnh hưởng bao nhiêu % từ các nhân tố đó.
3. Quy trình phân tích báo cáo tài chính
Để phân tích báo cáo tài chính thì các bạn có thể tham khảo quy trình phân tích dưới đây:
BƯỚC 1: Đọc và hiểu được Báo cáo tài chính doanh nghiệp
BƯỚC 2: Vận dung phương pháp so sánh tuyệt đối và tương đối phù hợp để đánh giá và nhận xét tổng thể về tình hình tài chính và hoạt động kinh doanh.
BƯỚC 3: Xác định và sử dụng công thức đo lường theo chỉ tiêu cần phân tách, tính toán
BƯỚC 4: Hiểu và giải thích ý nghĩa của các chỉ số tính toán và vận dụng vào thực tế doanh nghiệp để nhận xét và đánh giá.
BƯỚC 5: Đánh giá tỷ số vừa tính toán, áp dụng phương thức so sánh để so sánh với các kỳ khác, so với mức trung bình ngành.
BƯỚC 6: Rút ra kết luận về tình hình sức khỏe tài chính.
BƯỚC 7: Tìm và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến các tỷ số tài chính
BƯỚC 8: Tìm ra cách khắc phục và củng cố.
BƯỚC 9: Thực hiện viết báo cáo tổng hợp.
Nếu bạn có bất kỳ vướng mắc nào về nghiệp vụ kế toán cần tháo gỡ MỜI BẠN THAM GIA group FB CỘNG ĐỒNG LÀM KẾ TOÁN để giải đáp NGAY LẬP TỨC bởi đội ngũ kế toán trưởng tại: https://www.facebook.com/groups/congdonglamketoan
Như vậy trên đây Kế Toán Việt Hưng đã chia sẻ cho các bạn các phương pháp phân tích báo cáo tài chính. Hãy truy cập vào Fanpage chúng tôi để cập nhật những bài viết mới nhất. Chúc các bạn thành công!