Phân loại và tách các khoản mục chi phí của doanh nghiệp là việc mà kế toán cần nắm chắc. Đây là vấn đề quan trọng mà kế toán cần phải biết vì đây là căn cứ để tính giá thành sản xuất và giá thành toàn bộ của sản phẩm. Ngoài ra còn cung cấp thông tin có hệ thống để lập các báo cáo tài chính. Do đó, cách tách các khoản mục chi phí này như thế nào? Để hiểu hơn về vấn đề này, hãy cùng kế toán Việt Hưng tham khảo dưới bài viết này nhé
Tách các khoản mục chi phí thường gặp khi tính giá thành, đặc biệt đối với các công ty xây dựng, dịch vụ và hạch toán sổ sách theo Thông tư 133.
Tại sao lại tách khoản mục chi phí
Như đã nói ở trên, đối với hạch toán theo Thông tư 133 thì tất cả đều qua TK 154 nên chúng ta cần những khoản chi phí đi kèm. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp các bạn chỉ cung cấp dịch vụ thôi thì không cần phải tách các khoản chi phí. Việc tách các khoản mục chi phí sẽ giúp công ty dễ dàng theo dõi cũng như hạch toán chính xác các khoản mục.
Có rất nhiều phương thức phân loại, tách các khoản chi phí. Chẳng hạn như:
1. Phân loại các khoản chi phí theo nội dung kinh tế
Theo cách phân loại này thì chi phí của doanh nghiệp được tách ra cụ thể bao gồm:
– Chi phí vật tư mua ngoài
– Chi phí tiền lương nhân viên
– Chi phí khấu hao TSCĐ
– Chi phí dịch vụ mua ngoài
– Chi phí bằng tiền khác…
2. Phân loại các khoản mục chi phí theo công dụng kinh tế
Phân loại theo công dụng kinh tế thì chi phí của doanh nghiệp được tách ra cụ thể bao gồm:
– Chi phí nhân công: bao gồm các khoản chi phí như chi phí lương, tiền công, các khoản trích nộp của công nhân trực tiếp tạo ra sản phẩm và dịch vụ mà doanh nghiệp phải nộp. Chẳng hạn như bảo hiểm xã hội, kinh phí công đoàn, bảo hiểm y tế của công nhân sản xuất.
– Chi phí sản xuất chung: là bao gồm các chi phí sử dụng cho hoạt động sản xuất, chế biến của phân xưởng trực tiếp làm ra sản phẩm hàng hóa, dịch vụ.
Cụ thể bao gồm chi phí vật liệu, công cụ lao động nhỏ, khấu hao tài sản cố định phân xưởng, tiền lương các khoản trích nộp theo quy định của nhân viên phân xưởng, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí khác bằng tiền phát sinh ở phạm vi phân xưởng.
– Chi phí bán hàng: là chi phí bao gồm những các chi phí liên quan tới việc tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ, bao gồm cả chi phí bảo hành sản phẩm.
– Chi phí quản lý doanh nghiệp: là chi phí bao gồm các chi phí cho bộ máy quản lý và điều hành doanh nghiệp, các chi phí có liên quan đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Chẳng hạn như: Chi phí công cụ dụng cụ, khấu hao tài sản cố định phục vụ bộ máy quản lý doanh nghiệp, tiền lương, chi phí dịch vụ mua ngoài và một số khoản có liên quan khác.
3. Phân loại các khoản mục chi phí bằng cách so sánh chi phí với quy mô sản xuất kinh doanh
Khoản chi phí này được chia làm 2 loại: chi phí cố định và chi phí biến đổi.
Chi phí cố định được hiểu là chi phí không thay đổi trực tiếp theo quy mô sản xuất nếu như ta xét trong một khuôn khổ công suất sản xuất nhất định. Bao gồm chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí tiền lương quản lý, lãi tiền vay phải trả và chi phí thuê tài sản, văn phòng.
Chi phí biến đổi được hiểu là thay đổi trực tiếp theo sự thay đổi của quy mô sản xuất. Bao gồm có chi phí nguyên vật liệu, tiền lương công nhân sản xuất trực tiếp… Theo cách phân loại này thì doanh nghiệp sẽ thấy được xu hướng biến đổi của từng loại chi phí theo quy mô kinh doanh. Từ đó doanh nghiệp có thể tính toán được sản lượng hòa vốn cũng như quy mô kinh doanh hợp lý để đạt hiệu quả cao nhất.
Nếu bạn có bất kỳ vướng mắc nào về nghiệp vụ kế toán cần tháo gỡ MỜI BẠN THAM GIA group FB CỘNG ĐỒNG LÀM KẾ TOÁN để giải đáp NGAY LẬP TỨC bởi đội ngũ kế toán trưởng tại: https://www.facebook.com/groups/congdonglamketoan
XEM THÊM:
Phần mềm quản lý kế toán MAC – 100% tối ưu công việc kế toán
Trên đây kế toán Việt Hưng đã chia sẻ cho các bạn cách phân loại và tách các khoản mục chi phí. Hãy truy cập vào Fanpage chúng tôi để xem những bài viết mới nhất. Chúc các bạn thành công!