Dịch vụ lập báo cáo tài chính vay vốn ngân hàng

Dịch vụ báo cáo tài chính vay vốn ngân hàng là gói dịch vụ được chọn lựa nhiều nhất tại Kế Toán Việt Hưng giúp hỗ trợ các doanh nghiệp có lợi thế về mặt tài chính tốt nhất với phía ngân hàng để đạt được mục tiêu giải ngân nhanh chóng trong thời gian sớm nhất kịp tiến độ kế hoạch phát triển kinh doanh.

Công ty đang gặp khó khăn trong việc hoàn thiện hồ sơ tuy nhiên mỗi ngân hàng có yêu cầu khác nhau về mặt lập hồ sơ vay vốn & quan trọng nhất báo cáo tài chính phản ánh tình hình hoạt động Doanh nghiệp – vậy tại sao bạn không tìm hiểu ngay giải pháp dịch vụ báo cáo tài chính vay vốn ngân hàng tại đây ngay

Tại sao ngân hàng yêu cầu cung cấp BCTC khi doanh nghiệp vay vốn?

– Đảm bảo doanh nghiệp không tồn tại lịch sử nợ xấu

– Giúp ngân hàng nắm rõ các vấn đề như doanh nghiệp kinh doanh có tốt không?

– Có khả năng rủi ro nào không và có đảm bảo trả được đủ gốc và lãi hay không?

– Biết được nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp, các chỉ tiêu về tài sản lưu động và tài sản cố định

– Có thông tin căn cứ để làm thủ tục giải ngân

07 chỉ tiêu trên báo cáo tài chính vay vốn ngân hàng – cần lưu ý

dịch vụ báo cáo tài chính vay vốn ngân hàng 5
07 chỉ tiêu trên báo cáo tài chính vay vốn ngân hàng – cần lưu ý

–  Doanh thu: Doanh thu căn cứ doanh thu nội bộ doanh nghiệp và số tiền vay theo yêu cầu của ngân hàng.

–  Lợi nhuận: Lợi nhuận ít nhất bằng 10%/doanh thu hoặc cao hơn là 15% doanh thu.

–  Tiền gửi ngân hàng: Riêng chỉ tiêu này bạn cần căn cứ sổ phụ và dư nợ 112 trùng với dư nợ trên sổ phụ tại thời điểm chốt báo giá vay vốn.

–  Tiền mặt: Tiền mặt để chỉ tiêu này bé mới hợp lý để vay vốn

–  Hàng tồn kho: Để chỉ tiêu hàng tồn kho ít nếu một doanh nghiệp có hàng tồn kho nhiều là một doanh nghiệp không bán hàng hiệu quả.

– Về thuế GTGT: Thuế GTGT cần cần khớp trên tờ khai thuế nếu như Ngân hàng yêu cầu Báo cáo thuế.

– Về thuế TNDN: Báo cáo tài chính vay vốn không được để nợ thuế TNDN và các loại thuế khác và luôn có TK 821 để thể hiện số thuế TNDN phải nộp.

1. Làm hồ sơ vay vốn ngân hàng cho doanh nghiệp gồm những gì? 

  • CMND/Căn cước công dân (còn hiệu lực)

  • Sổ hộ khẩu (xác minh địa chỉ thường trú hoặc nơi ở hiện tại) 

  • Đăng ký kinh doanh doanh nghiệp, vốn điều lệ doanh nghiệp,… (hồ sơ pháp lý)

  • Biên bản họp phân chia lợi nhuận

  • Báo cáo tài chính nội bộ (thường thì 2 năm: 01 năm trước và 06 tháng năm nay)

  • Tờ khai thuế các quý 2 năm liền kề

  • Một số hợp đồng kinh tế (còn hiệu lực)

  • Một vài hóa đơn đầu ra, đầu vào

  • Sao kê ngân hàng (trong 6 tháng gần nhất)

  • Phương án vay (gồm đề nghị vay vốn, phương án vay vốn,…)

Và 1 số giấy tờ khác hoàn thiện trong gói dịch vụ lập báo cáo tài chính vay vốn ngân hàng…

Ví dụ: Các hình thức dịch vụ lập báo cáo tài chính vay vốn ngân hàng như:

– Dịch vụ báo cáo tài chính vay vốn ngân hàng cho nhà thầu xây lắp

– Dịch vụ báo cáo tài chính vay vốn ngân hàng lưu động phục kinh doanh đại lý xe

– Dịch vụ báo cáo tài chính vay vốn ngân hàng mua xe ô tô phục vụ mục đích đi lại & sản xuất kinh doanh

– Dịch vụ báo cáo tài chính vay vốn ngân hàng nhanh đảm bảo bằng bất động sản & ô tô

XEM THÊM: Khoá học làm Báo cáo tài chính để vay vốn ngân hàng

2. Các loại báo cáo cần trong gói dịch vụ báo cáo tài chính vay vốn ngân hàng

2.1 Bộ báo cáo tài chính chi tiết – dịch vụ báo cáo tài chính vay vốn ngân hàng

dịch vụ báo cáo tài chính ngân hàng 3
Phụ lục 2 – Mẫu B01/NHPT Báo cáo tình hình tài chính

(1) Báo cáo kết quả kinh doanh

Thể hiện độc lập kết quả kinh doanh, lợi nhuận của doanh nghiệp. Cụ thể, bằng doanh thu và thu nhập trừ đi chi phí. Nếu phần chi phí nhỏ hơn doanh thu và thu nhập thì đơn vị đó sẽ lãi.

(2) Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

Thể hiện một cách cụ thể về hoạt động vào – ra của các dòng tiền trong một kỳ với ba loại hoạt động như sau:

  • Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh

  • Dòng tiền từ các hoạt động đầu tư

  • Dòng tiền từ các hoạt động tài chính.

(3) Báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu

Thể hiện sự thay đổi của vốn chủ sở hữu trong kỳ nhất định một cách ngắn gọn, cụ thể nhất. Theo đó, vốn chủ sở hữu có thể tăng hoặc giảm:

  • Tăng phát sinh do chủ sở hữu đầu tư và lãi thuần tăng trong kỳ

  • Giảm do chủ sở hữu rút vốn hay từ lỗ thuần trong kỳ.

(4) Bảng cân đối kế toán

Chủ yếu gồm 2 phần: Nguồn vốn và Tài sản, liệt kê cụ thể thông tin về tài sản, nợ phải trả và vốn chủ sở hữu của công ty vào một thời điểm (ngày), cuối tháng, cuối quý, cuối năm.

Cụ thể:

  • Phần tài sản: phản ánh toàn bộ giá trị tài sản hiện có của doanh nghiệp dưới tất cả hình thái và ở mọi giai đoạn của quá trình kinh doanh đến cuối kỳ hạch toán.

  • Phần nguồn vốn: phản ánh nguồn hình thành các loại tài sản của doanh nghiệp vào thời điểm cuối kỳ kế toán.

Các báo cáo kèm theo khác trong dịch vụ báo cáo tài chính vay vốn ngân hàng gồm:

– Bảng phân bổ CCDC các năm

– Bảng trích khấu hao TSCĐ các năm

– Bảng Công nợ phải thu của khách hàng

– Bảng công nợ phải trả cho nhà cung cấp

– Báo cáo hàng tồn kho

2.2 Quy trình tiếp nhận các giấy tờ doanh nghiệp cung cấp để Việt Hưng thực hiện dịch vụ báo cáo tài chính vay vốn ngân hàng

  • Đăng ký kinh doanh

  • Số dư ngân hàng các thời điểm chốt cuối năm: Riêng năm hiện tại thì 30/06/N

  • Báo cáo danh mục hàng hóa, vật tư của doanh nghiệp

  • Loại hình doanh nghiệp hoạt động

  • Các khoản vay liên quan nếu cùng vay 1 ngân hàng thì cần báo cáo đúng số dư vay nợ các ngân hàng

Thực tế các chỉ số trên dịch vụ báo cáo tài chính vay vốn ngân hàng CẦN LƯU Ý:

→ Chú ý hàng tồn kho gồm: Dư nợ TK 152+ Dự nợ TK 153+ Dự nợ TK 154+ Dư nợ TK 155+ Dư nợ TK 156…. Trên CĐTK để cân đối bảng  báo cáo hàng tồn kho

→  Chú ý: Dư nợ TK 131: Cần căn cứ vào số dư lập báo cáo công nợ phải thu của khách hàng sao cho Dư nợ 131 trên CĐTK khớp với Giá trị còn phải chu của khách hàng trên báo cáo công nợ phải thu

→  Chú ý dư nợ TK 331: Căn cứ vào số dư lập báo cáo công nợ của nhà cung cấp sao cho dư có TK 331 trên CĐTK phải khớp với Giá trị còn lại của báo cáo công nợ phải trả nhà cung cấp.

→  Bảng phân bổ CCDC: Căn cứ dư nợ TK 242 trên CĐTK để thiết lập bảng phân bổ CCDC khớp số dư các năm bổ sung vào hồ sơ

→  Bảng Trích khấu hao TSCĐ: Căn cứ vào số sư có TK 214 trên CĐTK để thiết lập bảng khấu hao TSCĐ

Chỉ số lợi nhuận đạt 10 – 15%, cũng có những doanh nghiệp đạt 20% – việc này cần tùy thuộc vào nội bộ của doanh nghiệp đó.

Để doanh nghiệp có được gói dịch vụ tốt nhất xin liên hệ: Ms.Lam 0973.241.678 hoặc 0988.680.223 hoặc Inbox Fanpage KẾ TOÁN VIỆT HƯNG

0 0 Bình chọn
Bình chọn
Theo dõi
Thông báo cho
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
close

GIẢI ĐÁP MIỄN PHÍ 24/7

Kế toán, thuế, bảo hiểm, Doanh nghiệp...