3 mẫu bài tập tính giá thành sản phẩm trên Misa

Đánh giá

Tại các doanh nghiệp sản xuất, việc tính giá thành sản phẩm luôn là 1 trong những công việc kế toán cần làm. Để hiểu rõ hơn về bản chất, cũng như cách vận dụng thực tế, 3 mẫu bài tập tính giá thành sản phẩm được chia sẻ trong bài viết dưới đây của Kế Toán Việt Hưng hi vọng là một phần giúp bạn làm việc hiệu quả hơn. Tìm hiểu ngay nhé!

Bài tập tính giá thành sản phẩm

Bài tập 1: mua 1 tấn điều hạt, về phơi thu về 870kg điều khô, xuất 870kg điều khô này đi sấy tách vỏ điều sẽ thu về 261kg điều xô, 609kg vỏ, xuất 261kg điều xô gia công gọt bỏ vỏ lụa thì thu về 209kg nhân điều

Bài giải: các bước tính giá thành sản xuất trên Misa chi tiết như sau:

Bước 1: Căn cứ Bảng kê mua điều nông sản của nông dân: Mua hàng/mua hàng trong nước nhập kho: Nợ 152/331: số lượng 1.000kg

==> Lưu ý: Bạn cần khai báo mã vật tư điều hạt trước.

Bước 2: bước này tính theo phương pháp giản đơn – là quy trình công nghệ sản xuất khép kín về mặt kỹ thuật kể từ khi đưa nguyên vật liệu vào cho đến khi sản phẩm hoàn thành không thể gián đoạn về mặt kỹ thuật hoặc sản phẩm làm dở ở các giai đoạn không có giá trị sử dụng khác với phương pháp tính giá thành theo hệ số.

1. Vào trong danh mục vật tư hàng hóa khai báo mã điều khô với tính chất là TP.

2. Vào danh mục/Đối tượng tập hợp chi phí/Tạo 1 mã đối tượng tập hợp chi phí tên là điều khô và chọn mã sp là điều khô.

3. Xuất kho/xuất kho sản xuất/Chọn mã điều hạt xuất kho ra: Nợ 154/có 152 chọn khoản mục chi phí là nguyên vật liệu trực tiếp và chọn đối tượng tập hợp chi phí là điều khô.

Lưu ý khi làm bài tập tính giá thành sản xuất điều hạt
Lưu ý khi làm bài tập tính giá thành sản xuất điều hạt

4. Nhập kho/Nhập kho thành phẩm điều khô Nợ 155/154: gõ số lượng 870kg

5. Chứng từ nghiệp vụ khác hạch toán chi phí nhân công phơi điều: Nợ 154/334 nhớ chọn khoản mục chi phí là nhân công trực tiếp và chọn đối tượng tập hợp chi phí là điều hạt khô.

6. Tính giá thành/cập nhật giá nhập kho và tính lại giá xuất kho.

Bước 3: bước này tính theo phương pháp hệ số – là phương pháp dùng để tính toán giá thành sản phẩm đối với các doanh nghiệp dùng các quy trình sản xuất với cùng một loại nguyên liệu đầu vào nhưng thu được sản phẩm đầu ra khác nhau.

1. Vào danh mục/tạo hai mã thành phẩm là điều xô và vỏ điều.

2. Danh mục/đối tượng tập hợp chi phí/tạo 1 mã đối tượng tập hợp chi phí là Phân xưởng và chọn hai mã TP vừa tạo trên là điều xô và vỏ điều.

3. Xuất kho sản xuất NỢ 154/155: Nhớ chọn khoản mục chi phí là nguyên vật liệu trực tiếp và đối tượng tập hợp chi phí là Phân xưởng.

4. Hạch toán chi phí nhân công: NỢ 154/334 nhớ chọn khoản mục chi phí là nhân công trực tiếp và chọn đối tượng tập hợp chi phí là phân xưởng

5. Tiền điện: Nợ 154 có 331 nhớ chọn khoản mục chi phí là sản xuất chung và chọn đối tượng tập hợp chi phí là phân xưởng

6. Nhập kho thành phẩm: Nợ 155/có 154 sẽ có hai dòng thành phẩm là điều xô và vỏ và nhớ chọn đối tượng tập hợp chi phí là Phân xưởng.

7. Vào giá thành khai báo định mức sản phẩm/Khai giá bán của hai thành phẩm. Cái này có thể ước lượng giá.

8. Tính giá thành theo PP hệ số tỷ lệ.

Bước 4:

1. Khai báo mã thành phẩm là nhân điều.

2. Khai báo mã đối tượng tập hợp chi phí là nhân điều, chọn sản phẩm là nhân điều.

3. Xuất kho sản xuất: Nợ 154 và có 155: Chọn khoản mục chi phí Là nguyên vật liệu trực tiếp và chọn đối tượng tập hợp chi phí là nhân điều.

4. hạch toán chi phí nhân công: Nợ 154/334: Chọn khoản mục chi phí Là nhân công trực tiếp và chọn đối tượng tập hợp chi phí là nhân điều.

5. Nhập kho thành phẩm: Nợ 155 (nhân điều)/154: gõ Số lượng vào, nhớ chọn đối tượng tập hợp chi phí và nhân điều

6. Tính giá thành đợt tiếp theo phương pháp giản đơn.

Bài 2: Mua lô hàng hóa về nhập kho theo giá CIF là 200.000.000, phí vận chuyển lộ hàng hóa trên từ cảng về kho chưa có thuế là 10.000.000. 

Tính giá trị của lô hàng hóa trên biết lô hàng hóa trên thuộc loại chịu thuế nhập khẩu (20%) và thuế tiêu thụ đặc biệt (15%), thuế VAT (10%). Đơn vị tính VAT khấu trừ.

Yêu cầu: Hãy tính giá thực tế hàng mua vào. 

Bài giải: 

– Giá tính thuế nhập khẩu của lô hàng: 200.000.000 

– Thuế nhập khẩu của lô hàng: 200.000.000 × 20% =40.000.000 

– Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt của lô hàng: 200.000.000 +40.000.000= 240.000.000 

– Thuế tiêu thụ đặc biệt của lô hàng: 240.000.000 × 15%= 36.000.000 

– Giá tính thuế VAT của lô hàng : 240.000.000 + 36.000.000 = 276.000.000 

– Thuế VAT của lô hàng: 276.000.000 × 10% = 27.600.000 

– Giá trị của lô hàng nhập kho : 276.000.000 + 10.000.000 = 286.000.000

Bài 3: Một doanh nghiệp sản xuất có tài liệu tại tháng 1/2014 như sau: (Đơn vị tính: 1.000 ₫) 

1. Xuất dùng nguyên vật liệu cho sản xuất sản phẩm: 500.0000

2. Xuất CCDC dùng 153 cho phân xưởng sản xuất: 10.000. 

3. Tính lương cho công nhân sản xuất 40.000, nhân viên quản lý phân xưởng 10.000. 

4. Trích các khoản theo lương theo tỷ lệ quy định hiện hành. 

5. Biết sản phẩm dở dang đầu kỳ là: 50.000, sản phẩm dở dang cuối kỳ là: 20.000. 

6. Số lượng thành phẩm nhập kho là: 100 cái. 

Khái niệm giá thành sản xuất

Yêu cầu: Tính giá trị thành phẩm nhập kho và giá thành đơn vị thành phẩm nhập kho. 

Bài giải: 

1. Xuất vật liệu để sản xuất sản phẩm: 

Nợ TK 621 500.000 

          Có TK 152 500.000 

2. Xuất CCDC cho phân xưởng: 

Nợ TK 627 10.000

          Có TK 152: 10.000

3. Tính lương cho công nhân viên:

Nợ TK 622: 40.000

Nợ TK 627: 10.000

          Có TK 334: 50.000

4. Trích 4 quỹ theo tỷ lệ hiện hành:

Nợ TK 622: 6.900

Nợ TK 627: 2.400

Nợ TK 334: 5.250

          Có TK 338: 17.250

5. Kết chuyển chi phí sản xuất:

Nợ TK 154: 572.000

          Có TK 621: 500.000

          Có TK 622: 49.600

          Có TK 627: 22.400

Tổng giá thành sản phẩm = CPSXDĐK + CPSXPSTK – CPSXĐCK

= 50.000+ 572.000 – 20.000 = 602.000

6. Nhập kho thành phẩm:

Nợ TK 155: 602.000

Giá thành đơn vị sản phẩm = tổng giá thành/số lượng sản phẩm hoàn thành nhập kho

Zđv = 602.000/100 = 6.020.000đ/cái

Mỗi doanh nghiệp sản xuất luôn có đặc thù riêng, cũng vì thế, mà cách tính giá thành sản phẩm cũng sẽ có sự khác nhau. Với 3 mẫu bài tập tính giá thành sản phẩm trong bài viết đã giúp kế toán giá thành làm việc hiệu quả nhất. Để làm việc chuyên nghiệp, chính xác nhất tại doanh nghiệp, tham khảo ngay khóa học học kế toán giá thành chuyên sâu qua website, hoặc liên hệ qua fanpage để nhận tư vấn từ giáo viên của chúng tôi.

5 1 Bình chọn
Bình chọn
Theo dõi
Thông báo cho
guest

2 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Lâm Thu
Lâm Thu
Bình chọn :
     

Anh chị cho em hỏi em đặt suất ăn trên tàu hỏa cho khách, số tiền khoảng 12 triệu/đợt x 3 đợt. Em muốn lấy hóa đơn VAT, và chuyển tiền từ tk công ty đi. Nhưng bên đường sắt chỉ cho tk cá nhân (ko phải của GĐ) và nói sẽ xuất VAT cho bên em, nhưng tách thành đợt riêng, họ bảo em thanh toán tiền mặt. Xin hỏi anh chị là tiền đi từ tk cty vào tk cá nhân của bên bán thì hóa đơn VAT đó có giá trị khấu trừ thuế ko ạ? Trường hợp này xử lý thế nào để em hợp lý được hóa đơn đầu vào? Cảm ơn anh chị!

Admin Kế Toán Việt Hưng
Admin Kế Toán Việt Hưng
Trả lời  Lâm Thu

Chào bạn, với câu hỏi của bạn Kế Toán Việt Hưng xin trả lời như sau:

Trường hợp này chấp nhận được bạn ạ. 3 hóa đơn 3 đợt khác nhau Hóa đơn của bạn dưới 20tr nên chưa bắt buộc phải CK. Bạn đọc hóa đơn đúng đơn vị xuất và tra được hóa đơn là ok

Mời bạn truy cập Cộng Đồng Làm Kế Toán https://www.facebook.com/groups/congdonglamketoan để đặt câu hỏi và nhận câu trả lời nhanh chóng, chính xác nhất từ đội ngũ giáo viên giàu kinh nghiệm của chúng tôi!