Doanh nghiệp may mặc – Phần 2 tính giá thành sản phẩm xuất phát từ việc xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất DN và đối tượng tính giá thành là từng mã hàng sản xuất. Do vậy, cuối tháng căn cứ vào kết quả tập hợp chi phí sản xuất và các tài liệu có liên quan trong từng kỳ để tính tổng giá thành và giá thành đơn vị sản phẩm trong từng khoản mục chi phí quy định cho các đối tượng tính giá thành.
Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các khoản hao phí về lao động sống và lao động vật hoá có liên quan đến khối lượng công việc, sản phẩm, lao vụ đã hoàn thành.
1. Công tác quản lý giá thành trong doanh nghiệp may mặc Việt Nam
DN loại hình sản xuất gia công hàng may mặc cho khách hàng, đơn giá gia công sản phẩm được phía khách hàng và công ty thoả thuận nhất trí và được ghi rõ trong hợp đồng từ trước khi bắt đầu quá trình sản xuất.
Đơn giá gia công là thước đo, chuẩn mực để công ty đánh giá hiệu quả của công tác sản xuất kinh doanh, công tác quản lý chi phí sản xuất…Nếu thực hiện tốt công tác quản lý chi phí sản xuất sử dụng đúng mục đích sẽ tiết kiệm từ đó đánh giá thực tế sản phẩm sản xuất có thể thấp hơn đơn giá gia công đã ký với khách hàng. Do đó sẽ đem lại nhiều lợi ích cho DN (doanh nghiệp may mặc Việt Nam)
2. Đối tượng tính giá thành và kỳ tính giá thành sản phẩm
VÍ DỤ:
Sản phẩm may mặc ở DN là áo sơ mi, áo Jacket, quần kaki… được thừa nhận theo từng mã hàng. Trong mỗi mã hàng lại bao gồm nhiều kích cỡ khác nhau, song do đặc điểm của loại hình sản xuất gia công hàng may mặc là không phân biệt sự khác nhau về đơn giá gia công giữa các kích cỡ khác nhau.
⇒ Do đó đối tượng tính giá thành ở DN là từng mã hàng (nhóm sản phẩm cùng loại) của từng đơn đặt hàng và đơn vị tính giá thành được xác định là cái hoặc bộ (áo, quần…).
Căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất hàng gia công chu kỳ sản xuất sản phẩm và điều kiện cụ thể của công ty, kỳ tính giá thành được xác định là hàng tháng vào thời điểm cuối của mỗi tháng cho sản phẩm hoàn thành.
3. Công tác đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ
VÍ DỤ:
Do đặc thù của loại hình sản xuất gia công hàng may mặc ở DN ,sản phẩm dở dang cuối kỳ bao gồm:
– Dở dưới dạng nguyên liệu (chưa cắt, hoặc cắt chưa đồng bộ, mới trải vải từng lá)
– Sản phẩm làm dở dưới dạng bán thành phẩm (chưa may xong).
– Sản phẩm làm dở dưới dạng bán thành phẩm may (chưa là)
– Sản phẩm làm dở dưới dạng bán thành phẩm là (chưa đóng gói, đóng hàn).
Do DN sản xuất theo đơn đặt hàng, mặt khác công ty thực hiện việc tính lương theo sản phẩm, khi có sản phẩm hoàn thành đạt tiêu chuẩn chất lượng nhập kho mới được tính và thanh toán lương. Chính vì vậy công ty không tổ chức công tác đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ (doanh nghiệp may mặc Việt Nam)
4. Phương pháp tính giá thành sản phẩm trong doanh nghiệp may mặc Việt Nam
Xuất phát từ việc xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất ở DN và đối tượng tính giá thành là từng mã hàng sản xuất. Do vậy, cuối tháng căn cứ vào kết quả tập hợp chi phí sản xuất và các tài liệu có liên quan trong từng kỳ để tính tổng giá thành và giá thành đơn vị sản phẩm trong từng khoản mục chi phí quy định cho các đối tượng tính giá thành.
VD: DN sử dụng phương pháp tính giá thành giản đơn, để tính tổng giá thành và giá thành đơn vị của các mã hàng đã hoàn thành trong tháng bằng cách cộng trực tiếp chi phí phát sinh. Vì công ty không thực hiện đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ nên tổng giá thành từng mã hàng chính bằng tổng chi phí sản xuất đã tập hợp được trong tháng.
Giá thành: căn cứ vào số liệu và kết quả tính toán lập mỗi mã hàng một phiếu tính giá thành.
(HẾT)
Mong rằng những chia sẻ Kế toán Việt Hưng về giá thành sản phẩm tại 1 doanh nghiệp may mặc Việt Nam sẽ đem đến góc nhìn thực tế trong công tác làm kế toán cơ bản. Mọi thắc mắc về Khoá học kế toán Online Gia công hãy liên lạc ngay để được giải đáp bạn nhé.