Kế toán tập hợp chi phí sản xuất doanh nghiệp may mặc (phần 1)

Đánh giá

Trong các doanh nghiệp may mặc Việt Nam kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm chiếm vai trò vô cùng quan trọng. Cùng kế toán Việt Hưng tìm hiểu những kiến thức mà vị trí kế toán này cần phải nắm được khi tập hợp chi phí sản xuất (đón xem tiếp phần 2)

doanh nghiệp may mặc
Kế toán tập hợp chi phí sản xuất doanh nghiệp may mặc (phần 1)

Quá trình đổi mới đi lên của đất nước, cơ chế kinh tế chuyển từ quản lý tập trung sang hạch toán kinh tế độc lập. Cũng như tất cả các ngành kinh tế khác, ngành dệt may cũng tự mình vươn lên và đạt được những kết quả đầy khả quan. Từ chỗ là sản phẩm thứ yếu, ngày nay sản phẩm của ngành dệt may (doanh nghiệp may mặc Việt Nam) đã trở thành sản phẩm trọng điểm trong chiến lược phát triển kinh tế của nước ta.

1. Đặc điểm tổ chức sản xuất cơ bản tại 1 doanh nghiệp may mặc Việt Nam >1000 công nhân lao động

  • Với đặc điểm là đơn vị sản xuất kinh doanh mang tính chất công nghiệp.
  • Quy trình công nghệ sản xuất theo dây truyền, mỗi một phân xưởng có một nhiệm vụ riêng và trong phân xưởng có các dây truyền riêng, các phân xưởng, các dây truyền có liên quan mật thiết với nhau, chúng kết hợp với nhau cho ra một sản phẩm với quy trình công nghệ sản xuất đó đã thực hiện sản xuất hàng loạt.
  • Theo yêu cầu quản lý của nền kinh tế thị trường phù hợp với tình hình mới trong điều kiện nền kinh tế mở cửa, doanh nghiệp đã thực hiện việc tổ chức sản xuất, quản lý sản xuất và có các phân xưởng:

– Phân xưởng cắt

– Phân xưởng may

– Phân xưởng hoàn thành

2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý cơ bản của doanh nghiệp may mặc Việt Nam

doanh nghiệp may mặc
Sơ đồ bộ máy quản lý

3. Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán tập trung của doanh nghiệp may mặc Việt Nam

doanh nghiệp may mặc
Sơ đồ bộ máy kế toán

Bộ phận kế toán tập trung của DN bao gồm 5 người:

– Kế toán trưởng: là người trực tiếp tổng hợp số liệu kế toán đưa ra các thông tin cuối cùng trên cơ sở số liệu, sổ sách do kế toán viên cung cấp, đến kỳ báo cáo lập các báo cáo quyết toán, đồng thời kiêm việc theo dõi công nợ cho từng khách hàng

– Kế toán TSCĐ: theo dõi biến động tài sản, mở thẻ TSCĐ cho tuỳ loại TSCĐ, trích lập kế hoạch theo dõi sửa chữa lớn TSCĐ và xây dựng cơ bản. Cuối kỳ lập báo cáo tài chính trình lên kế toán trưởng

– Kế toán kho: Theo dõi tình hình tăng giảm của nguyên vật liệu, phụ liệu, vật tư, bao bì và đóng gói thành phẩm (loại hình doanh nghiệp may mặc)

– Kế toán vốn bằng tiền: là bộ phận hạch toán theo dõi các hoạt động về thu chi tiền mặt và tiền gửi ngân hàng…

– Kế toán tổng hợp: tính toán chính xác kịp thời số tiền công và các khoản khác, tổ chức phân phối tình hình quản lý sử dụng lao động đúng đắn phù hợp của các hoạt động tiền công và kết quả lao động

4. Hệ thống sổ sách kế toán

Sổ kế toán là phương tiện để cập nhật và hệ thống hoá các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo từng đối tượng kế toán. Đối tượng kế toán rất đa dạng và phong phú về nội dung kinh tế, về đặc điểm hoạt động và có yêu cầu quản lý khác nhau do đó để phản ánh các đối tượng kế toán sổ kế toán bao giờ cũng gồm nhiều loại khác nhau. Dựa vào đặc trưng khác nhau của sổ kế toán, dựa vào hình thức kinh doanh DN.

Ví dụ: DN đã áp dụng hình thức “Nhật ký – chứng từ” hệ thống sổ bao gồm:

– Sổ nhật ký chứng từ: được mở hàng tháng cho một hoặc một số tài khoản có nội dung kinh tế giống nhau, có liên quan với nhau theo nhu cầu quản lý và lập bảng tổng hợp cân đối.

– Sổ cái: mở cho các tài khoản tổng hợp và cho cả năm, chi tiết theo từng tháng. Bảng kê: được sử dụng cho đối tượng cần bổ sung chi tiết như bảng kê chi phí theo phân xưởng. – Bảng phân bổ: sử dụng với những khoản chi phí có liên quan đến nhiều đối tượng cần phân bổ (tiền lương, vật liệu…)

– Sổ thẻ kế toán chi tiết.

+ Sổ theo dõi thanh toán

+ Sổ chi tiết tiêu thụ

+ Sổ chi tiết đầu tư chứng khoán

+Sổ chi tiết dùng cho các tài khoản

=> Do đặc điểm và quy trình sản xuất của DN hoạt động và sản xuất ở địa bàn tập trung và khép kín. Chính vì thế DN đã lựa chọn hình thức tổ chức kế toán – bộ máy kế toán tập trung. Theo hình thức này thì toàn bộ công việc kế toán được thực hiện tập trung tại phòng kế toán của công ty, ở các đơn vị trực thuộc không có bộ phận kế toán riêng (loại hình doanh nghiệp may mặc)

5. Thực trạng tại 1 doanh nghiệp chuyên gia công hàng may mặc xuất khẩu 

Chi phí nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ dùng trực tiếp cho sản xuất không có trong giá thành sản phẩm, bởi vì vật liệu chính, vật liệu phụ đều do khách hàng (bên đặt hàng) chịu trách nhiệm đưa đến cho DN theo đúng chủng loại quy cách, phẩm chất đã ghi trong hợp đồng. Doanh nghiệp chỉ tính phần chi phí vận chuyển chính, vật liệu phụ (dùng cho sản xuất sản phẩm trong kỳ) từ Cảng về kho của công ty vào chi phí sản xuất trong kỳ để tính giá thành.

5.1 Phân loại chi phí sản xuất trong DN 

Chi phí nhân công trực tiếp: gồm chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương của công nhân trực tiếp sản xuất mặt hàng gia công

Chi phí chung: bao gồm các chi phí cho quản lý và phục vụ sản xuất có tính chất chung như: chi phí nhân viên phân viên phân xưởng, chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ dùng cho sản xuất chung, chi phí dịch vụ mua ngoài, chi phí khác bằng tiền

5.2 Công tác quản lý chi phí

DN áp dụng biện pháp quản lý chi phí sản xuất trực tiếp theo định mức. Trong loại hình sản xuất gia công may mặc, định mức chi phí về nguyên phụ liệu do DN và khách hàng thoả thuận và ghi rõ trong hợp đồng định mức này được tính theo nguyên tắc ( =  +  + )

* Chi phí sản xuất DN chi phí sản xuất là toàn bộ các chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất được biểu hiện bằng tiền. Để đáp ứng yêu cầu quản lý chi phí sản xuất ở công ty đã phân loại chi phí sản xuất theo mục đích, công dụng của chi phí như sau:

– Chi phí nguyên vật liệu

– Chi phí vật liệu phụ (loại hình doanh nghiệp may mặc)

– Chi phí tiền lương công nhân sản xuất: bao gồm các khoản tiền lương, tiền thưởng, BHXH, BHYT, KPCĐ.

– Chi phí sản xuất chung bao gồm các khoản chi phí như sau:

  • Chi phí nhân viên phân xưởng
  • Chi phí vật liệu phân xưởng
  • Chi phí công cụ dụng cụ sản xuất
  • Chi phí khấu hao TSCĐ
  • Chi phí sửa chữa lớn TSCĐ
  • Chi phí dịch vụ mua ngoài
  • Chi phí sản xuất chung khác

5.3 Đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất

– Xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất là khâu đầu tiên và đặc biệt quan trọng trong toàn bộ công tác kế toán quản trị chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ở DN . Được xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất được đánh giá là có ý nghĩa vô cùng to lớn bởi có xác định đúng sẽ tạo điều kiện thuận lợi để tập hợp chi phí sản xuất theo từng đối tượng giúp cho việc quản lý chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm được nhanh chóng và chính xác đáp ứng yêu cầu kinh doanh của doanh nghiệp (loại hình doanh nghiệp may mặc)

– DN có quy trình sản xuất phức tạp kiểu liên tục. Sản phẩm sản xuất phải trải qua nhiều giai đoạn chế biến khác nhau (cắt, may, là, tẩy, mài, thêu, đóng gói, đóng hòm) liên tiếp nhau. Sản phẩm của giai đoạn này là nguyên liệu chính của giai đoạn kế tiếp, xuất phát từ đặc điểm đó công ty đã tổ chức sản xuất theo các phân xưởng, mỗi phân xưởng đảm nhận một số giai đoạn công nghệ của quy trình sản xuất. Vậy nên để phù hợp với quy trình công nghệ đặc điểm sản xuất kinh doanh, DN đã xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là từng mã hàng.

– Việc tập hợp chi phí sản xuất cho từng mã hàng là tương đối đơn giản. Mỗi mã hàng được mở một phiếu tính giá thành để theo dõi và tập hợp chi phí sản xuất theo từng mã hàng đó. DN thực hiện việc tập hợp chi phí sản xuất như vậy là thuận lợi cho công tác tính giá thành bởi chi phí sản xuất chung đến cuối mỗi tháng đều được phân bổ cho từng mã hàng theo chi phí nhân công trực tiếp. Hơn nữa, phiếu tính giá thành của công ty có ghi chi tiết nêu thuận lợi cho quản lý, phiếu tính giá thành này được theo dõi cho từng mặt hàng.

5.4 Phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất

a. Phương pháp kế toán tập trung chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

– DN chuyên sản xuất gia công xuất khẩu hàng may mặc nên toàn bộ nguyên vật liệu, kể cả bao bì đều do khách hàng (bên đặt hàng) cung cấp theo điều kiện CIF tại Cảng X (có nghĩa là chi phí vận chuyển từ nước của người đặt hàng đến Cảng X, bảo hiểm cho lượng nguyên phụ liệu đều do bên đặt hàng chịu) hoặc theo điều kiện hợp đồng gia công.

– Số lượng nguyên vật liệu chuyển đến công ty được tính trên cơ sở số lượng sản phẩm đặt hàng và định mức từng loại nguyên vật liệu tính cho từng sản phẩm. Ngoài ra, khách hàng còn có trách nhiệm chuyển cho công ty 2%- 3% số nguyên liệu để bù vào sự hao hụt không đúng quy cách phẩm chất trong quá trình sản xuất sản phẩm và vận chuyển nguyên phụ liệu.

– Trong loại sản xuất hàng gia công, kế toán chỉ quản lý về mặt số lượng của nguyên vật liệu nhập kho theo từng hợp đồng gia công hàng xuất cho các phân xưởng khi có lệnh sản xuất, kế toán không hạch toán trị giá vốn thực tế của bản thân nguyên vật liệu dùng cho sản xuất mà chỉ hạch toán phần chi phí vận chuyển số nguyên phụ liệu ấy và chi phí sản xuất trong kỳ để tính giá thành sản phẩm trong kỳ đó. Phần chi phí vận chuyển nguyên vật liệu nhập từ Cảng X về kho công ty không nhiều nên DN hạch toán vào khoản mục chi phí sản xuất chung trong kỳ, do đó ở DN không có khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp mà chỉ theo dõi hạch toán nguyên vật liệu nhận gia công để quyết toán đối với bên đặt hàng. Nguyên vật liệu chính, phụ được vận chuyển về cùng một lúc nhưng chi phí vận chuyển được theo dõi riêng cho từng nguyên vật liệu chính, phụ để quyết toán với bên đặt hàng (loại hình doanh nghiệp may mặc)

b. Chi phí vật liệu chính trực tiếp

– Quá trình theo dõi quản lý và hạch toán nguyên vật liệu gia công ở DN được tiến hành trong quá trình sản xuất theo từng mã hàng của từng hợp đồng. Quá trình này khái quát:

* Quản lý về mặt số lượng

– Đây là sự theo dõi, quản lý số lượng nguyên vật liệu chính sử dụng trong kỳ, giám sát việc thực hiện các định mức tiêu hao do phòng kỹ thuật xây dựng cho từng mã hàng, lấy đó là căn cứ phân bổ chi phí vận chuyển (loại hình doanh nghiệp may mặc)

VD: Ngày 06/1/2020, theo lệnh sản xuất, phân xưởng cắt nhận từ kho nguyên liệu về 130m vải ngoài mã hàng #R25 của hãng ONGOOD, trải được 65 lá, chiều dài mỗi lá là 2,09m.

⇒ Số vải trải được là: 65×2,09 = 135,85m

⇒ Số vải hao phí do những chỗ đầu bàn đoạn nối: 0,01 x 65 = 0,65m

⇒ Số vải thực tế tiêu hao là: 135,85 + 0,65 = 136,5m.

kế toán
Bảng tổng hợp chứng từ
kế toán 2
Báo cáo nhập – xuất – tồn nguyên liệu

c. Kế toán chi phí vật liệu phụ trực tiếp (loại hình doanh nghiệp may mặc)

– Vật liệu phụ là bộ phận hình thành nên hình thái vật chất của sản phẩm may, nó là những vật liệu không thể thiếu được của sản phẩm hoặc làm tăng thêm giá trị của sản phẩm như: cúc, móc…

– Vật liệu phụ cũng được bên đặt hàng (khách hàng) chuyển đến cho công ty theo một định mức thoả thuận tương ứng với số lượng sản phẩm mà công ty gia công cho khách hàng, trong đó đã tính các phần hao hụt, hư hỏng cho phép.

⇒ Trường hợp vật liệu phụ khách hàng không đưa đủ và nhờ công ty mua hộ sau mới thanh toán, khoản này được kế toán ghi vào bảng kê phụ liệu trong tháng. Giá trị phụ liệu mua ngoài được hạch toán vào tài khoản 1522. Kế toán phản ánh trực tiếp khoản chi này vào tài khoản 154.

Quá trình theo dõi, quản lý và hạch toán chi phí vật liệu phụ cũng được tiến hành như chi phí vật liệu chính.

* Quản lý về mặt số lượng (loại hình doanh nghiệp may mặc)

– Vật liệu phụ cung cấp cho sản xuất căn cứ vào định mức vật liệu phụ cho các đơn vị sản xuất sản phẩm và số lượng bán thành phẩm đã cắt được ở phân xưởng cắt (như một áo sơ mi cần một nhãn mác, một bộ cúc). Trường hợp vật liệu phụ kém phẩm chất hoặc mất mát hư hỏng hao hụt trong sản xuất không vượt quá phạm vi cho phép được coi là hao hụt định mức.

– Hàng tháng căn cứ vào phiếu xuất vật liệu phụ theo định mức cho từng mác hàng và tình hình sử dụng vật liệu phụ để lập: báo cáo phụ liệu để biết được số lượng vật liệu phụ tồn đầu kỳ, nhập trong kỳ, xuất trong kỳ và hỏng mất, và tồn cuối kỳ mỗi loại để sản xuất sản phẩm trong quý là bao nhiêu.

doanh nghiệp may mặc
Phiếu xuất vật liệu phụ & Báo cáo phụ liệu

* Hạch toán chi phí vận chuyển vật liệu phụ (loại hình doanh nghiệp may mặc)

– Hạch toán chi phí vận chuyển vật liệu phụ từ Cảng X về kho của công ty cũng được theo dõi cho từng chuyến hàng. Sau đó chi phí vận chuyển được phân bổ theo số sản phẩm sản xuất trong tháng căn cứ vào số sản phẩm hoàn thành nhập kho và đơn giá gia công của mỗi đơn vị sản phẩm. Công thức tính như sau:

VD: Trong tháng 9/2019 chi phí vận chuyển vật liệu phụ cho đơn đặt hàng với Mỹ là: 29.520.140đ. 70.150

Sản lượng quy đổi của mã #R35 là: 30.000 x 1,05 = 31.500

Sản lượng quy đổi của mã J15KF41 là: 21.000 x 1,1 = 23.100

Sản lượng quy đổi của mã QLĐ 2019 là:15.550 x 1,0 = 15.550 = x 31.500 = 13.255.658đ = x 23.100 = 9.720.815,9đ

Các mã hàng khác thuộc các đơn đặt hàng cũng được tính tương tự toàn bộ chi phí vận chuyển phát sinh trong tháng tập hợp là: 68.813.982đ.

Như vậy, kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp ở DN không sử dụng TK002: vật tư hàng hoá được nhận gia công vào bảng phân bổ số 2.

d. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp (loại hình doanh nghiệp may mặc)

– Chi phí nhân công trực tiếp là những khoản tiền phải trả công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm, thực hiện lao dịch vụ gồm: tiền lương chính, tiền lương phụ, các khoản phụ cấp, tiền trích BHXH, BHYT, KPCĐ. Do đặc thù của loại hình sản xuất gia công, DN  tiến hành hạch toán tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất theo hình thức tiền lương sản phẩm. Áp dụng chế độ khoán quỹ lương theo tỷ lệ 55% trên doanh thu. Vì vậy tổng quỹ lương của DN được xác định

– Bộ phận tiền lương dựa trên cơ sở đó mà xây dựng cơ chế tiền lương cho từng bộ phận. Nếu coi tổng quỹ lương được phép chia là 100% thì trong đó sẽ chia ra:

+ Quỹ dự phòng 12%

+ Quỹ khen thưởng 6%

+ Phần còn lại 82%, trong đó:

  • Tổng lương công nhân sản xuất 74,8%
  • Bộ phận phục vụ sản xuất 11,34%
  • Bộ phận hành chính 13,86%

– Hàng tháng, nhân viên hạch toán tiền lương căn cứ vào số sản phẩm hoàn thành nhập kho ở báo cáo hàng hoá, đơn giá gia công (tính theo USD) để tính được quỹ lương trong tháng: lập bảng doanh thu chia lương.

doanh nghiệp may mặc
Kết quả sản xuất của doanh nghiệp

Căn cứ bảng trên ta có:

  • Tổng quỹ lương của công ty: 55% x 54.600 x 15.615 = 468.918.450đ
  • Quỹ dự phòng của công ty tháng 09/2019: 468.918.450 x 12% = 56.270.214đ
  • Quỹ khen thưởng là: 468.918.450 x 6% = 28.135.107đ
  • Phần còn lại: 468.918.450 – 56.270.214 – 28.135.107 = 384.513.129đ
  • Trong đó: tổng tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất là: 384.513.129 x 74,8% = 287.615.820,5đ
  • Tổng tiền lương của nhân viên phân xưởng là: 384.513.129 x 11,34 = 43.603.788,83đ 
  • Tiền lương của công nhân sản xuất từng mã hàng cũng tương tự như trên. Vậy tiền lương của công nhân sản xuất mã hàng #R35 được tính như sau: Tổng quỹ lương của mã hàng #R35 là: 55% x 31.500 x 16.615 = 27.529.876đ
  • Tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất ra sản phẩm của mã hàng #R35 là: 270.529.876 x 82% = 221.834.498đ
  • Tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất ra sản phẩm của mã hàng J15KF41 là:
  • Trong đó tổng quỹ lương của mã hàng J15KF41 là: 55% x 23.100 x 15.615 = 198.388.575đ
  • Tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất là: 198.388.575 x 82% = 162.678.632đ

Cuối quý bộ phận kế toán tiền lương tổng hợp số liệu từ các báo cáo này để tính giá thành sản phẩm (loại hình doanh nghiệp may mặc)

ktvh
Bảng doanh thu chia lương

– Tiền lương thực tế phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất được tập hợp vào TK622- chi phí nhân công trực tiếp, cuối tháng được tập hợp trên bảng phân bổ số 1- bảng phân bổ tiền lương và BHXH, số liệu trên bảng phân bổ này là căn cứ để lập bảng kê số 4 phần ghi nợ TK622, ghi Có TK334 và lập nhật ký chứng từ số 7 cuối cùng ghi vào sổ cái TK622. Công ty không sử dụng TK335- Chi phí phải trả để trích tiền lương công nhân nghỉ phép vì đặc điểm sản xuất của công ty là không đều đặn. Thường thì vào quý I các năm công việc rất ít nên công ty cho công nhân nghỉ, thời gian nghỉ việc này công ty giải quyết đó là thời gian nghỉ phép của công nhân (loại hình doanh nghiệp may mặc)

– DN thực hiện trích BHXH hàng kỳ trích lập một tỷ lệ là 20% lương cơ bản của công nhân trực tiếp sản xuất, trong đó tính vào giá thành 15%, 5% trừ vào thu nhập của người lao động, BHYT 3% trên tiền lương cơ bản của công nhân sản xuất trong đó tính vào giá thành 2%, còn 1% trừ vào thu nhập của công ty, KPCĐ trích 2% trên tiền lương thực tế phải trả công nhân sản xuất và tính vào giá thành.

– Việc tập hợp và phân bổ tiền lương, được thực hiện trên bảng phân bổ số 1 (biểu 2.14). Căn cứ vào bảng phân bổ tiền lương và BHXH, kế toán định khoản. 

Nợ TK 622 468-871.460

Chi tiết TK622 – Mã #R35 270.530.880

                        – Mã J15KF41 198.340.580

Có TK334 468.871.460

dn
Bảng phân bổ tiền lương & BHXH

(CÒN TIẾP)

Trên đây là nội dung của kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm loại hình doanh nghiệp may mặc. Nếu có câu hỏi hay thắc mắc gì về Khoá học Kế toán Online hãy liên hệ với kế toán Việt Hưng để được tư vấn và hỗ trợ nhé. Đón xem tiếp phần 2 về giá thành sản phẩm 

0 0 Bình chọn
Bình chọn
Theo dõi
Thông báo cho
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận