Khi doanh nghiệp không thể tiếp tục hoạt động kinh doanh phải chọn cách tạm ngưng hoạt động kinh doanh vì nhiều nguyên do thua lỗ không sinh lời, không có nguồn vốn vận hành, bế tắc,… Sau đây, Kế toán Việt Hưng chia sẻ các bạn những lưu ý khi doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động kinh doanh qua bài viết ngay sau đây.
Căn cứ theo quy định pháp luật
Trường hợp tạm ngừng kinh doanh do yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, doanh nghiệp phải thực hiện theo quy định tại khoản 9 Điều 7 Nghị định 78/2015/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp
– Trường hợp cơ quan đăng ký kinh doanh nhận được văn bản của cơ quan có thẩm quyền về việc doanh nghiệp kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện nhưng không đáp ứng đủ điều kiện theo quy định của pháp luật, cơ quan Đăng ký kinh doanh ra Thông báo yêu cầu doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện.
– Trường hợp doanh nghiệp không tạm ngừng kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện theo yêu cầu, cơ quan đăng ký kinh doanh yêu cầu doanh nghiệp báo cáo theo quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 209 Luật Doanh nghiệp 2014
Nếu doanh nghiệp không báo cáo giải trình, cơ quan đăng ký kinh doanh thực hiện thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều 211 Luật Doanh nghiệp 2014.
1. Một vài lưu ý về doanh nghiệp muốn tạm ngừng hoạt động kinh doanh, muốn giải thể
- DN có thể tạm ngừng trước khi giải thể tối đa 2 năm. Nhưng khi làm thủ tục thì 1 năm làm 1 lần.
Ví dụ như cuối tháng 11 này làm thủ tục thì sang khoảng 15/10 năm sau là làm lại để tạm ngừng tiếp.
- DN ngừng hoạt động tháng 11 này nhưng vẫn phải kê khai hết quý 4 luôn và thực hiện nộp BCTC đầy đủ hết 2019.
- Thường thì DN hay tạm ngừng cuối tháng 12 và thực hiện làm thủ tục vào giữa tháng 12 để trọn 1 năm không phải làm các thủ tục cho năm 2020.
Đồng thời không phải đóng thuế môn bài cho 2020.
- Sau 2 năm ngừng DN bắt buộc
C1: Lại tiếp tục hoạt đông
C2: Làm thủ tục giải thể doanh nghiệp
2. Làm sao để thủ tục tạm ngừng kinh doanh được nhanh nhất?
Muốn giải thể được doanh nghiệp phải làm công văn gửi lên cho cơ quan thuế, Trước khi giải thể cần làm các nội dung sau về hồ sơ và thủ tục
+ Lập BCTC đầy đủ, riêng năm cuối cùng thì nên đưa hết các chỉ số về =0.
- Hàng tồn kho =0, Tức Doanh nghiệp phải xuất hóa đơn đầu ra xả hết hàng tồn kho ra, hoặc là xả lỗ. Để được chấp nhận xả lỗ thì doanh nghiệp cứ làm công văn yêu cầu giải thể rồi sau đó xuất hóa đơn xả ra coi như bán lỗ đi.
- Tiền thuế nếu còn nợ thì phải đóng hết không đươc nợ thuế
- Tiền thuế TNDN mà nộp thừa thì xin bù trừ sau khi quyết toán
- Tiền thuế GTGT được khấu trừ trên BCTC sẽ được quyết toán xem có bị loại các chi phí và thuế GTGT ra không, cơ quan thuế sẽ xác định lại số tiền thuế GTGT được khấu trừ chính xác, nếu thuế GTGT thực sự được khấu trừ thì sẽ bù vào các loại thuế DN đang nợ. nếu có
3. Thủ tục liên quan khác
- Quyết toán thuế với cơ quan thuế
- Nộp mẫu công văn yêu cầu giải thể trong vòng 75 ngày sẽ được xử lý xong , phải xong đó là thời hạn
- Sau khi xong thủ tục với thuế thì DN làm thủ tục công bố bố cáo giải thể doanh nghiệp
- Làm thủ tục hủy dấu với bên Công an
Phải tạm ngừng hoạt động kinh doanh không phải là điều bất cứ doanh nghiệp nào mong muốn – mong rằng đây là điều cuối cùng Kế toán Việt Hưng muốn chia sẻ đến các kế toán đang gặp phải khó khăn trên.