Top 7+ mẫu bài tập kế toán quản trị mới nhất, có giải đáp

Mẫu bài tập kế toán quản trị | Kế toán quản trị luôn có một vị trí quan trọng trong các lĩnh vực quản lý, góp phần giúp doanh nghiệp phát triển lớn mạnh, giúp doanh nghiệp có cái nhìn đúng đắn nhất về tình hình lợi nhuận thực tế, đồng thời thời đề ra phương án sửa chữa hợp lý, cải thiện lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp. Hiểu được tầm quan trọng như vậy, kế toán quản trị và bài tập kế toán quản trị là mối quan tâm hàng đầu của rất nhiều doanh nghiệp, nhà nghiên cứu kinh tế, kế toán viên, sinh viên,…

Nếu bạn cũng đang quan tâm về vấn đề này, bạn hãy đọc ngay bài viết của Kế Toán Việt Hưng cập nhật Top 7+ mẫu bài tập kế toán quản trị mới nhất, thường hay gặp và có lời giải chi tiết, cụ thể dưới đây.

Mẫu bài tập kế toán quản trị mới nhất thường hay gặp

Khái quát về kế toán quản trị

Kế toán quản trị, kế toán tài chính là những cụm từ thường nghe nhắc đến, nhưng không phải ai cũng phân biệt được hai khái niệm này một cách rõ ràng và chuẩn xác. Vậy riêng lĩnh vực kế toán quản trị được hiểu đúng như thế nào? Tìm hiểu tại đây để hiểu rõ hơn về kế toán quản trị bạn nhé!

Kế toán quản trị là một bộ phận của nghiệp vụ kế toán để phân tích, nắm bắt được vấn đề thực trạng, đặc biệt thực trạng tài chính của doanh nghiệp; từ đó, làm cơ sở để phục vụ công tác quản trị, quản lý nội bộ và ra quyết định quản trị.

Dễ hiểu, công việc của kế toán quản trị xoay quanh thông tin tài chính và thông tin phi tài chính, tính toán, nắm bắt tình hình thực tế của doanh nghiệp, sau đó cung cấp cho nhà quản trị. Từ đó, nhà quản trị đề xuất các cách thức để tối ưu hóa hệ thống quản lý của doanh nghiệp.

Mục tiêu cơ bản của kế toán quản trị hiện nay

Một số mục tiêu cụ thể của kế toán quản trị

– Biết được từng loại chi phí, tính toán các chi phí, phân tích biến động chi phí, đưa ra giá thành hợp lý.

– Dự toán được ngân sách sử dụng.

– Đánh giá trách nhiệm quản lý.

– Có thông tin thích hợp làm cơ sở để ra quyết định.

Mẫu bài tập về chi phí thường gặp trong lĩnh vực kế toán quản trị

Phần dữ liệu đề bài

Công ty M hiện đang có một số số liệu sau đây (đvt: 1.000đ, áp dụng toàn bài):

Sản lượng tiêu thụ hàng tháng: 1.000 sản phẩm

+ Giá bán đơn vị: 500

+ Biến phí đơn vị: 300

+ Định phí hằng tháng: 100.000

Yêu cầu

Câu 1: Lập BCKQKD (Báo cáo kết quả kinh doanh)

Câu 2: Ý nghĩa của hệ số đòn bẩy kinh doanh

Câu 3: Tính tỷ lệ số dư an toàn

Câu 4: Nếu người quản lý dự định tăng chi phí quảng cáo thêm 12.000/tháng thì có thể khối lượng sản phẩm tiêu thụ tăng thêm 10%. Có nên thực hiện không?

Câu 5: Nhà quản lý dự tính sử dụng nguyên vật liệu tốt hơn để sản xuất sản phẩm có chất lượng cao hơn thì sản lượng tiêu thụ tăng thêm 20%. Nguyên vật liệu tốt hơn có giá cao hơn làm cho chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tăng 20/sp. Nên thực hiện không?

Câu 6: Nhà quản lý dự tính giảm giá bán 30/sp, tăng chi phí quảng cáo thêm 10.000/tháng, thì sản lượng tiêu thụ có thể tăng thêm 30%. Có nên thực hiện không?

Câu 7: Nhà quản lý dự tính thay đổi cách trả tiền lương nhân viên bán hàng cố định 15.000/tháng sang cách trả 5.000/tháng và 10/sp bán được, thì sản lượng tiêu thụ có thể tăng thêm 5%/tháng. Nên thực hiện cách này không?

Câu 8: Giả sử trong tháng đã bán được một sản lượng sản phẩm và bị lỗ 20.000. Có một khách hàng muốn mua 200sp, nhà quản lý muốn sau khi bán ra 200 sp trên thì có lợi nhuận tổng cộng là 10.000. Vậy 200sp đó phải bán với giá bao nhiêu?

Giải mẫu bài tập kế toán quản trị trên

Với dữ liệu liệu đã cho, tiến hành giải đáp các câu hỏi như sau:

Câu 1: Lập BCKQKD

Bảng cáo cáo kết quả kinh doanh - mẫu bài tập kế toán quản trị
Bảng cáo cáo kết quả kinh doanh – mẫu bài tập kế toán quản trị

Ở cột “Tổng số”:

– Tổng doanh thu = Sản lượng tiêu thụ * Giá bán đơn vị = 1.000 * 500 = 500.000

– Tổng biến phí = Sản lượng tiêu thụ * Biến phí đơn vị = 1.000 * 300 = 300.000

– Tổng số dư đảm phí = Tổng doanh thu – Tổng biến phí = 500.000 – 300.000 = 200.000

– Tổng định phí = 100.000

– Lợi nhuận = Tổng số dư đảm phí – Tổng định phí = 200.000 – 100.000 = 100.000

Ở cột “Tính cho 1 sp”

– Giá bán đơn vị = 500

– Biến phí đơn vị = 300

– Số dư đảm phí đơn vị = Giá bán đơn vị – Biến phí đơn vị = 500 – 300 = 200

Ở cột “Tỷ lệ”

– Tỷ lệ doanh thu/doanh thu = 100%

– Tỷ lệ biến phí/doanh thu = 300.000/500.000 = 60%

– Tỷ lệ số dư đảm phí = 100% – 60% = 40%

Câu 2: Ý nghĩa của hệ số đòn bẩy kinh doanh

– Đòn bẩy kinh doanh = (Tổng số dư đảm phí)/(Lợi nhuận ) = 200.000/(100.000) = 2

Vì vậy, nếu doanh thu tăng thì lợi nhuận tăng.

Câu 3: Tính tỷ lệ số dư an toàn

– Sản lượng hòa vốn = (Định phí)/(Số dư đảm phí đơn vị) = 100.000/(200) = 500

– Doanh thu hòa vốn = (Định phí)/(Tỷ lệ số dư đảm phí) = 100.000/(40%) = 250.000

– Chỉ tiêu số dư an toàn:

– Số dư an toàn = Doanh thu đạt được – Doanh thu hòa vốn = 500.000 – 250.000 = 250.000

– Tỷ lệ số dư an toàn = (Số dư an toàn)/(Doanh thu thực hiện) *100%

= (250.000)/(500.000) *100%

= 50%

Câu 4: Nếu người quản lý dự định tăng chi phí quảng cáo thêm 12.000/tháng thì có thể khối lượng sản phẩm tiêu thụ tăng thêm 10%. Có nên thực hiện không?

(Định phí và khối lượng sản phẩm tiêu thụ sản phẩm thay đổi)

Ta có:

Số dư đảm phí đơn vị = 200

Sản lượng tăng thêm 10% = 1.000 * 10% = 100 (sp)

Vậy: Tổng số dư đảm phí tăng thêm = 200 * 100 = 20.000

Định phí tăng thêm 12.000

↪ Lợi nhuận tăng thêm = Tổng số dư đảm phí tăng thêm – Định phí tăng thêm

= 20.000 – 12.000 =8.000

Như vậy, phương án trên làm lợi nhuận tăng lên, nên thực hiện.

Câu 5: Nhà quản lý dự tính sử dụng nguyên vật liệu tốt hơn để sản xuất sản phẩm có chất lượng cao hơn thì sản lượng tiêu thụ tăng thêm 20%. Nguyên vật liệu tốt hơn có giá cao hơn làm cho chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tăng 20/sp. Nên thực hiện không?

(Biến phí và sản lượng thay đổi)

Ta có:

Biến phí đơn vị tăng 20 → Số dư đảm phí đơn vị giảm 20

↪ Số dư đảm phí đơn vị ước tính = 200 – 20 = 180

(Số dư đảm phí đơn vị = Giá bán đơn vị – Biến phí đơn vị)

Sản lượng tiêu thụ theo dự tính = 100% + 20% = 120%

Như vậy:

Tổng số dư đảm phí ước tính=Sản lượng ước tính*Số dư đảm phí đơn vị ước tính

= 1.000 * 120% * 180 = 216.000

Tổng số dư đảm phí hiện tại = 200.000

↪ Tổng số dư đảm phí tăng thêm = 216.000 – 200.000 = 16.000

Kết hợp với định phí không thay đổi.

Kết luận, lợi nhuận tăng thêm 16.000, nên thực hiện phương án trên.

Câu 6: Nhà quản lý dự tính giảm giá bán 30/sp, tăng chi phí quảng cáo thêm 10.000/tháng, thì sản lượng tiêu thụ có thể tăng thêm 30%. Có nên thực hiện không?

Giải bài tập kế toán quản trị giảm giá bán, tăng khối lượng sản phẩm tiêu thụ

(Giảm giá bán, tăng khối lượng sản phẩm tiêu thụ)

Ta có:

Giá bán đơn vị giảm 30 → Số dư đảm phí đơn vị giảm 30

↪ Số dư đảm phí đơn vị ước tính = 200 – 30 = 170

( Số dư đảm phí đơn vị = Giá bán đơn vị – Biến phí đơn vị )

Sản lượng tiêu thụ theo dự tính = 100% + 30% = 130%

Như vậy:

Tổng số dư đảm phí ước tính=Sản lượng ước tính*Số dư đảm phí đơn vị ước tính

= 1.000 * 130% * 170 = 221.000

Tổng số dư đảm phí hiện tại = 200.000

↪ Tổng số dư đảm phí tăng thêm = 221.000 – 200.000 = 21.000

Kết hợp với định phí tăng 10.000

Kết luận, lợi nhuận tăng thêm 21.000 – 10.000 = 11.000, nên thực hiện phương án trên.

Câu 7: Nhà quản lý dự tính thay đổi cách trả tiền lương nhân viên bán hàng cố định 15.000/tháng sang cách trả 5.000/tháng và 10/sp bán được, thì sản lượng tiêu thụ có thể tăng thêm 5%/tháng. Nên thực hiện cách này không?

Ta có:

Biến phí đơn vị tăng 10 → Số dư đảm phí đơn vị giảm 10

↪ Số dư đảm phí đơn vị ước tính = 200 – 20 = 190

( Số dư đảm phí đơn vị = Giá bán đơn vị – Biến phí đơn vị )

Sản lượng tiêu thụ theo dự tính = 100% + 5% = 105%

Như vậy:

Tổng số dư đảm phí ước tính=Sản lượng ước tính*Số dư đảm phí đơn vị ước tính

= 1.000 * 105% * 190 = 199.500

Tổng số dư đảm phí hiện tại = 200.000

↪ Tổng số dư đảm phí giảm = 200.000 – 199.500 = 500

Kết hợp với định phí giảm 10.000

Kết luận, lợi nhuận tăng thêm 9.500 , nên thực hiện phương án trên.

Câu 8: Giả sử trong tháng đã bán được một sản lượng sản phẩm và bị lỗ 20.000. Có một khách hàng muốn mua 200sp, nhà quản lý muốn sau khi bán ra 200 sp trên thì có lợi nhuận tổng cộng là 10.000. Vậy 200sp đó phải bán với giá bao nhiêu?

Hiện tại, người bán đã bán được một số sản phẩm và đang lỗ 20.000. Vậy mong muốn lợi nhuận tổng cộng sau khi bán tiếp 200sp sau là 10.000 thì 200sp bán ra cần có mức lợi nhuận là 30.000 cho 200sp.

↪ Lợi nhuận cần đạt trên 1 sp = 30.000/200 = 150

Biến phí đơn vị là 300.

Định phí đã tính hết vào những sản phẩm đã bán trước nên không cần bù thêm ở 200sp sau này.

Như vậy, giá bán ra của 1 sản phẩm phải là: 300 + 150 = 450

Trên đây là mẫu bài tập kế toán quản trị thường gặp về mô hình quản lý chi phí của doanh nghiệp. Từ các phương án đề ra, nhà quản trị tìm được mô hình chi phí tương thích và phù hợp nhất để áp dụng cải thiện tài chính trong doanh nghiệp. Hy vọng, những thông tin về cách giải mẫu bài tập kế toán quản trị trong bài viết này sẽ giúp ích cho bạn. Truy cập fanpage để cùng trao đổi nhiều hơn những kiến thức liên quan đến kế toán nhé!

0 0 Bình chọn
Bình chọn
close

GIẢI ĐÁP MIỄN PHÍ 24/7

Kế toán, thuế, bảo hiểm, Doanh nghiệp...