Lưu ý về chi phí không phục vụ sản xuất kinh doanh

Bất cứ doanh nghiệp nào cũng có thể được cán bộ thanh tra thuế ghé thăm. Và 1 trong những nội dung bạn cần giải trình chính là chi phí không phục vụ sản xuất. Vậy làm thế nào để kỳ thanh tra thuế diễn ra suôn sẻ nhất. Kế Toán Việt Hưng mời bạn tham khảo ngay bài viết dưới đây!

Thanh tra về chi phí không phục vụ sản xuất kinh doanh cần chuẩn bị gì?

Trước khi tìm hiểu chi tiết, bạn cũng cần hiểu về khái niệm chi phí không phục vụ sản xuất kinh doanh. Đây là loại chi phí có hóa đơn, chứng từ nhưng theo thuế là không phục vụ sản xuất kinh doanh. Phần này, thực tế công ty các bạn có phát sinh, các bạn hãy chứng minh đến cùng là có, và quan trọng là bạn phải có đầy đủ chứng từ để thể hiện điều đó và có đủ lý lẽ để phản bác. 

– Chi phí công tác là 1 trong những khoản chi phí không phục vụ sản xuất kinh doanh bao gồm tiền phòng, tiền ăn tiếp khách, vé máy bay… Theo Thông tư 78/2014/TT-BTC, Thông tư 96/2015/TT-BTC của Nhà nước yêu cầu các khoản chi phí này có hóa đơn hợp lệ, quyết định công tác, nếu vé máy bay, tàu xe gì đó thì cần có thêm vài yêu cầu là đủ, nhưng khi bạn gặp cơ quan thuế họ sẽ yêu cầu và hỏi các vấn đề như:

Lưu ý khi giải trình vé máy bay - khoản chi phí không phục vụ sản xuất kinh doanh
Lưu ý khi giải trình vé máy bay – khoản chi phí không phục vụ sản xuất kinh doanh

+ Đối với vé máy bay: bạn cần chú ý các vấn đề như:

* Vé máy bay này đi nước ngoài với mục đích gì? 

* Thư mời của đối tác?

* Phải có xác nhận của bên kia đàng hoàng? 

* Ký được hợp đồng nào? 

* Hợp đồng đó đâu?…

==> Khi thanh tra thuế, bạn có thể sẽ nhận được rất nhiều câu hỏi có thể làm khó nếu bạn không có sự chuẩn bị chu đáo. Do đó, bạn cần chuẩn bị từ những chi tiết nhỏ nhất về các khoản chi phí không phục vụ sản xuất kinh doanh, chẳng hạn như: 

* Thư mời của đối tác (in bản cứng) 

* Quyết định công tác 

* Lịch trình công tác 

* Vé điện tử + hóa đơn (nếu có) + cùi vé + chứng từ thanh toán. 

+ Đối với tiền phòng, tiền tiếp khách cũng nằm trong danh sách chi phí không phục vụ sản xuất kinh doanh: dù có hóa đơn + quyết định + giấy đi đường, bạn vẫn có thể bị giải trình thêm về tất cả những vấn đề liên quan, bởi cán bộ thanh tra sẽ chỉ cần xem nhưng văn bản đi kèm với công việc bạn giải trình. Chẳng hạn như:

* Biên bản làm việc

* Đối chiếu công nợ

* Đơn hàng…

Những văn bản này là bằng chứng thuyết phục cán bộ thanh tra tin những gì mà bạn đã giải trình về chi phí không phục vụ sản xuất kinh doanh. Và bạn chắc chắn phải nhớ rằng:

* Bất cứ chi phí gì bạn đã đưa vào chi phí hợp lý thì bạn phải hiểu rõ nó, phải thu thập chứng từ đầy đủ nhất có thể để chứng minh, không nên bỏ qua cái gì cả, và phải nghĩ sẵn các câu trả lời và lý lẽ phản biện cho các câu hỏi mà cơ quan thuế có thể sẽ hỏi bạn, dù nó rất vô lý và đi quá sâu vào nội bộ công ty bạn.

==> Chi phí không phục vụ sản xuất kinh doanh có liên quan các vấn đề về thuế thu nhập doanh nghiệp. Do đó, mọi thứ bạn chuẩn bị cho thanh tra thuế càng cẩn thận, đầy đủ càng có lợi cho doanh nghiệp của bạn.

Hỏi đáp về chi phí không phục vụ sản xuất kinh doanh và thuế TNDN

Câu hỏi: Trong năm 2019, Công ty tôi có chi phí không phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, cụ thể là hóa đơn phòng nghỉ và vé máy bay phục vụ cá nhân đi khám bệnh. Căn cứ khoản 1 Điều 14 Thông tư 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 thì số tiền thuế GTGT của các số hóa đơn trên là 1.432.028 đồng không được khấu trừ thuế GTGT đầu vào. Theo khoản 9 Điều 14 Thông tư 2019/2013/TT-BTC: 

“9. Số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ, cơ sở kinh doanh được hạch toán vào chi phí để tính thuế thu nhập doanh nghiệp hoặc tính vào nguyên giá của tài sản cố định, trừ số thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ mua vào từng lần có giá trị từ hai mươi triệu đồng trở lên không có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.” 

==> Như vậy, số thuế GTGT không được khấu trừ 1.432.028 đồng được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN có đúng không? Công ty thực hiện tính nộp thuế theo phương pháp khấu trừ và các số hóa đơn trên đều đáp ứng đúng điều kiện về thanh toán không dùng tiền mặt.

Hỏi đáp về chi phí không phục vụ sản xuất kinh doanh và thuế TNDN

Trả lời: 

Tại Điều 14, Thông tư 219/2013/TT-BTC quy định:

1. Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT được khấu trừ toàn bộ, kể cả thuế GTGT đầu vào không được bồi thường của hàng hóa chịu thuế GTGT bị tổn thất.

9. Số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ, cơ sở kinh doanh được hạch toán vào chi phí để tính thuế thu nhập doanh nghiệp hoặc tính vào nguyên giá của tài sản cố định, trừ số thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ mua vào từng lần có giá trị từ hai mươi triệu đồng trở lên không có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.

Tại Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC và Điều 3 Thông tư 25/2018/TT-BTC của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC như sau:

Điều 6. Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế

1. Trừ các khoản chi không được trừ nêu tại Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:

a) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

b) Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.

c) Khoản chi nếu có hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.

2. Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế bao gồm:

2.30. Các khoản chi không tương ứng với doanh thu tính thuế, trừ các khoản chi sau:

– Khoản chi có tính chất phúc lợi chi trực tiếp cho người lao động như: chi đám hiếu, hỷ của bản thân và gia đình người lao động; chi nghỉ mát, chi hỗ trợ điều trị; chi hỗ trợ bổ sung kiến thức học tập tại cơ sở đào tạo; chi hỗ trợ gia đình người lao động bị ảnh hưởng bởi thiên tai, địch họa, tai nạn, ốm đau; chi khen thưởng con của người lao động có thành tích tốt trong học tập; chi hỗ trợ chi phí đi lại ngày lễ, tết cho người lao động; 

chi bảo hiểm tai nạn, bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm tự nguyện khác cho người lao động (trừ khoản chi mua bảo hiểm nhân thọ cho người lao động hướng dẫn tại điểm 2.6, bảo hiểm hưu trí tự nguyện cho người lao động hướng dẫn tại điểm 2.11 Điều này) và những khoản chi có tính chất phúc lợi khác. Tổng số chi có tính chất phúc lợi nêu trên không quá 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế của doanh nghiệp.”

Theo đó, khoản chi cho người lao động đi khám chữa bệnh được tính vào chi phí được trừ nếu đảm bảo các điều kiện:

– Tổng số tiền chi phúc lợi cho người lao động không quá 1 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế của doanh nghiệp.

– Trên chứng từ thanh toán, phiếu chi phải có chữ ký của người lao động và các chứng từ liên quan về khoản chi đó.

Căn cứ hướng dẫn trên, trường hợp trong năm 2019 công ty có mua hàng hóa, dịch vụ không phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty thì số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ. Đối với khoản chi thanh toán cho cá nhân đi khám chữa bệnh nếu đảm bảo điều kiện nêu trên, được tính vào chi phí khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN.

Hi vọng những kinh nghiệm về chi phí không phục vụ sản xuất kinh doanh được tổng hợp và chia sẻ trong bài viết là những thông tin hữu ích giúp kế toán viên xử lý công việc nhanh chóng. Bạn còn băn khoăn về các loại chi phí nói riêng, nghiệp vụ kế toán nói chung, tham khảo ngay khóa học kế toán của Trung tâm Kế Toán Việt Hưng để có lựa chọn phù hợp. Bạn cũng có thể liên hệ hotline 0988680223 hoặc nhắn tin qua fanpage để nhận tư vấn chuyên sâu.

0 0 Bình chọn
Bình chọn
Theo dõi
Thông báo cho
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
close

GIẢI ĐÁP MIỄN PHÍ 24/7

Kế toán, thuế, bảo hiểm, Doanh nghiệp...