Lưu ý khi làm hóa đơn điều chỉnh nội dung năm 2022

Hóa đơn điều chỉnh nội dung áp dụng cho trường hợp nào? Khi thực hiện chuyển đổi hóa đơn điện tử việc điều chỉnh thực hiện ra sao? Và thời điểm lập hóa đơn điều chỉnh như thế nào? Tìm hiểu ngay các nội dung này qua bài viết dưới đây của Kế Toán Việt Hưng để giải đáp các câu hỏi trên.

Hóa đơn điều chỉnh nội dung năm 2022 và những lưu ý quan trọng!

Câu hỏi 1: Hóa đơn đơn vị đã xuất cho khách hàng mua xe ô tô của đơn vị nhưng khi khách đi đăng ký xe phát hiện hóa đơn có sai sót/thiếu thông tin khách hàng. Kế toán Công ty sẽ lập hóa đơn điều chỉnh hay hóa đơn thay thế?

Trả lời:

Trường hợp doanh nghiệp sử dụng hóa đơn điện tử theo Nghị định số 123/2020/NĐ-CP, đã lập hóa đơn điện tử gửi cho người mua, sau đó phát hiện có sai sót thì có thể lựa chọn một trong hai cách xử lý lập hóa đơn điều chỉnh nội dung cho hóa đơn đã lập có sai sót hoặc lập hóa đơn điện tử mới thay thế cho hóa đơn điện tử đã lập có sai sót theo hướng dẫn tại điểm b Khoản 2 Điều 19 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP.

Quy định về hóa đơn điều chỉnh nội dung trong Nghị định 123
Quy định về hóa đơn điều chỉnh nội dung trong Nghị định 123

Câu hỏi 2: Tháng 08/2022, Công ty có phát sinh nhiều hóa đơn điều chỉnh tăng và giảm cho các hóa đơn tháng 07/2022. Vậy chúng tôi sẽ kê khai các hóa đơn điều chỉnh tăng và giảm này trong kỳ kê khai tháng 08/2022 đúng không ạ? Hay chúng tôi sẽ phải kê khai bổ sung tăng/giảm vào kỳ tháng 07/2022, còn kỳ tháng 08/2022 chúng tôi sẽ không phải kê khai các hóa đơn điều chỉnh nội dung trên nữa?

Trả lời:

Trường hợp Công ty có phát sinh hóa đơn điều chỉnh thì Công ty thực hiện kê khai bổ sung tại kỳ tính thuế có sai, sót theo quy định tại Điều 47 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 ngày 13/06/2019 của Quốc hội và khoản 4 Điều 7 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ.

Câu hỏi 3: Tháng 8/2022, DN phát hiện 1 hóa đơn điện tử đã xuất tháng 7/2022 có sai sót về tiền thuế GTGT, hóa đơn đã gửi người mua. Sau đó, DN xuất hóa đơn điều chỉnh cho hóa đơn sai sót, nội dung giảm tiền thuế GTGT 10 triệu đồng. 

Vậy:

– DN kê khai hóa đơn điều chỉnh vào kỳ kê khai tháng 7/2022 (thời điểm phát sinh doanh thu) hay tháng 8/2022 (thời điểm phát hiện sai sót và lập hóa đơn điều chỉnh)? 

– Trường hợp 2 bên thỏa thuận lập hóa đơn thay thế cho hóa đơn sai sót, thì bên bán và bên mua kê khai thuế đối với hóa đơn thay thế như thế nào?

Trả lời: Trường hợp Công ty có phát sinh hóa đơn điều chỉnh, thay thế theo quy định thì Công ty thực hiện kê khai bổ sung từng hồ sơ khai thuế có sai, sót theo quy định tại Điều 47 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 ngày 13/06/2019 của Quốc hội và khoản 4 Điều 7 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ.

Câu hỏi 4: Hóa đơn đã xuất 10% sau đó phát hiện được giảm thuế 8%, hóa đơn đã gửi cho khách hàng và kê khai thuế thì xử lý như thế nào?

Trả lời: Trường hợp Công ty đã lập hóa đơn và đã kê khai theo mức thuế suất hoặc mức tỷ lệ % để tính thuế giá trị gia tăng chưa được giảm theo quy định tại Nghị định 15/2022/NĐ-CP thì người bán và người mua phải lập biên bản hoặc có thỏa thuận bằng văn bản ghi rõ sai sót, đồng thời người bán lập hóa đơn điều chỉnh sai sót và giao hóa đơn điều chỉnh cho người mua. 

Căn cứ vào hóa đơn điều chỉnh nội dung, người bán kê khai điều chỉnh thuế đầu ra, người mua kê khai điều chỉnh thuế đầu vào (nếu có) theo quy định tại khoản 5 Điều 1 Nghị định số 15/2022/NĐ-CP.           

Câu hỏi 5: Công ty mua hàng, hóa đơn đầu vào ngày 30/6/2022, công ty đã kê khai hóa đơn này trên tờ khai GTGT quý 2/2022 với số thuế GTGT được khấu trừ là 100 triệu, đến 03/8/2022 xem lại thấy sai nội dung về đơn giá và thành tiền, khách hàng xuất hóa đơn thay thế ngày 03/8/2022 cho công ty giảm 10 triệu tiền thuế GTGT còn 90 triệu. Vậy, công ty kê khai thuế với trường hợp này như thế nào?

Hồ sơ khai bổ sung gồm những gì?
Hồ sơ khai bổ sung gồm những gì?

Trả lời: Trường hợp Công ty có phát sinh hóa đơn thay thế theo quy định thì Công ty thực hiện kê khai bổ sung từng hồ sơ khai thuế có sai, sót theo quy định tại Điều 47 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 ngày 13/06/2019 của Quốc hội và khoản 4 Điều 7 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ.

Hồ sơ khai bổ sung hồ sơ khai thuế bao gồm:

– Tờ khai bổ sung;

– Bản giải trình khai bổ sung và các tài liệu có liên quan

Câu hỏi 6: Xuất hóa đơn sai mã số thuế khách hàng (các chỉ tiêu khác không sai) từ năm 2021, hiện đã chuyển sang dùng hóa đơn điện tử theo NĐ123 thì các hóa đơn trước đây điều chỉnh sai sót như thế nào, có phải kê khai lại thuế đầu vào, đầu ra đối với các hóa đơn sai không?

Trả lời: Trường hợp Công ty sử dụng hóa đơn điện tử theo Nghị định số 123/2020/NĐ-CP phát hiện hóa đơn điện tử đã lập theo quy định tại thông tư số 32/2010/TT-BTC bị sai mã số thuế của khách hàng (người mua), thì:

Công ty (người bán) và người mua phải lập văn bản thỏa thuận ghi rõ sai sót, người bán thực hiện thông báo với cơ quan thuế theo Mẫu số 04/SS-HĐĐT ban hành kèm theo Nghị định số 123/2020/NĐ-CP và lập hóa đơn hóa đơn điện tử mới thay thế cho hóa đơn đã lập có sai sót theo quy định tại khoản 6 Điều 12 Thông tư số 78/2021/TT-BTC ngày 17/9/2021 của Bộ Tài chính nêu trên.

Việc áp dụng hóa đơn điện tử cho doanh nghiệp thay thế hóa đơn giấy thời gian gần đây luôn nhận được rất nhiều sự quan tâm. Đặc biệt là vấn đề sai sót trong hóa đơn cũng như cách xử lý khi gặp các sai sót đó. Hi vọng bài viết trên đã phần nào giúp bạn hiểu rõ hơn về các vấn đề liên quan của hóa đơn điều chỉnh nội dung. Truy cập fanpage của chúng tôi để cùng cộng đồng của chúng tôi học hỏi mỗi ngày nhé!

0 0 Bình chọn
Bình chọn
Theo dõi
Thông báo cho
guest
2 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Khuyên Hồ
Khuyên Hồ

Em có phát sinh trường hợp như này
Hóa đơn A sai, sau điều chỉnh sang hóa đơn B, nhưng hóa dơn B cũng sai, thì nếu đúng sẽ phải điều chỉnh lại hóa đơn A, nhưng công ty lại lập 1 hóa đơn mới là C ( trong khi chưa xử lý 2 hóa đơn kia), vậy bh xử lý 2 hóa đơn A B như thế nào đc ạ
cả 3 hóa đơn đều thuộc quý 2, nhưng hóa đơn A + B tổng lại bị âm ạ

Admin Kế Toán Việt Hưng
Admin Kế Toán Việt Hưng
Trả lời  Khuyên Hồ

Chào bạn, với câu hỏi này Kế Toán Việt Hưng xin trả lời như sau: 

Hóa đơn điều chỉnh thì k được hủy nên AB sẽ k hủy được. Chỉ còn hủy được hóa đơn C thôi bạn

Bạn muốn đặt câu hỏi và nhận câu trả lời nhanh nhất về nghiệp vụ kế toán, truy cập ngay Cộng Đồng Làm Kế Toán https://www.facebook.com/groups/congdonglamketoan/ của chúng tôi nhé! Hotline tư vấn về khóa học: 0988.680.223

close

GIẢI ĐÁP MIỄN PHÍ 24/7

Kế toán, thuế, bảo hiểm, Doanh nghiệp...