Thuế hợp tác xã nông nghiệp 2022 cần nộp những gì?

Hợp tác xã được biết đến là một trong những mô hình tổ chức đặc biệt tại nước Việt Nam và được quy định ngay trong Luật hợp tác xã vào năm 2012 với các văn bản quy phạm pháp luật liên quan khác. Khi hình thức hợp tác xã càng ngày càng trở nên phổ biến hơn thì cũng đòi hỏi hợp tác xã phát triển càng cao hơn. Thông qua bài viết này, Kế Toán Việt Hưng sẽ giúp các bạn có thể hiểu rõ hơn những loại thuế hợp tác xã nông nghiệp cần phải nộp và cách kê khai thuế như thế nào cho đúng.

I. Hợp tác xã nông nghiệp là gì?

Theo Điều 3 của Luật hợp tác xã vào năm 2012 đã quy định về hợp tác xã như sau:

– Hợp tác xã là một tổ chức kinh tế theo hình thức tập thể, đồng sở hữu và có tư cách pháp nhân.

+ Hợp tác xã bắt buộc phải có ít nhất 7 thành viên tự nguyện ký kết thành lập.

+ Hợp tác xã phải luôn tương trợ lẫn nhau trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh, mục đích chính là đáp ứng được nhu cầu chung của tất cả các thành viên trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, dân chủ, bình đẳng ngay trong việc quản lý hợp tác xã.

– Hợp tác xã nông nghiệp sẽ có mô hình tương tự như các hợp tác xã khác:

+ Cũng là hợp tác xã tổ chức kinh tế và có tư cách pháp nhân.

+ Cũng được hoạt động dựa trên cơ chế tự làm chủ, tự chịu trách nhiệm, quản lý theo cơ chế bình đẳng và dân chủ.

+ Đối với hợp tác xã nông nghiệp các thành viên thường chủ yếu là nông dân và được tập trung thành nguồn lực trong một số lĩnh vực hoạt động về nông nghiệp, cung cấp những sản phẩm về nông nghiệp hay là phát triển dịch vụ, sản phẩm chỉ về nông nghiệp.

+ Hợp tác xã nông nghiệp cũng sẽ thúc đẩy lợi ích của tất cả các thành viên trong hợp tác xã.

+ Hợp tác xã nông nghiệp thường được thành lập ở những vùng nông thôn muốn phát triển mạnh mô hình nông nghiệp.

II. Những loại thuế hợp tác xã nông nghiệp cần phải nộp

Từ khi thành lập cho đến lúc hoạt động, các loại thuế hợp tác xã nông nghiệp phải kê khai bao gồm:

– Thuế thu nhập doanh nghiệp, đây là loại thuế được quy định ngay tại Luật thuế thu nhập doanh nghiệp vào năm 2008 và được sửa đổi bổ sung tại năm 2020. Thuế thu nhập doanh nghiệp là một hình thức thuế trực thu, sẽ đánh vào thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp bao gồm từ việc hoạt động sản xuất, kinh doanh các mặt hàng hóa, dịch vụ hay các khoản thu nhập khác.

3 loại thuế hợp tác xã nông nghiệp phải nộp
3 loại thuế hợp tác xã nông nghiệp phải nộp

– Thuế giá trị gia tăng, được quy định tại Luật thuế giá trị gia tăng năm 2008 và đã có sửa đổi, bổ sung vào năm 2016. Thuế giá trị gia tăng là thuế sẽ được tính ngay trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh ngay trong quá trình hoạt động sản xuất, lưu thông đến người tiêu dùng.

– Lệ phí môn bài cũng được quy định tại Nghị định số 139/2016/NĐ-CP. Đây là một trong những Thuế trực thu, được đánh vào giấy phép kinh doanh của tổ chức có hoạt động sản xuất, kinh doanh và hàng hóa, dịch vụ nộp hàng năm cho Nhà nước tại Cơ quan Thuế.

1. Thuế thu nhập doanh nghiệp:

Theo quy định khoản 1 Điều 2 Luật thuế thu nhập doanh nghiệp vào năm 2008 và được sửa đổi bổ sung vào năm 2020 đã quy định rõ về người nộp thuế thu nhập doanh nghiệp là tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh về hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế đúng với quy định của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp, trong đó, cũng quy đinh rõ về tổ chức được thành lập theo Hợp tác xã. Bạn có thể xem thêm về kê khai mẫu phụ lục giảm thuế TNDN.

Điều 2 Nghị định số 128/2013/NĐ-CP cũng đã có quy định rất rõ về tổ chức được thành lập, hoạt động theo đúng Luật hợp tác xã là những đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp.

– Theo quy định thì việc căn cứ để tính thuế là thu nhập tính thuế và thuế suất. Đối với thuế suất, được quy định rõ tại Điều 10, Luật thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2008 như sau:

+ Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp của hợp tác xã sẽ là 22%, trừ những trường hợp đã được quy định ngay tại Khoản 2, khoản 3 và các đối tượng được quy định mức ưu đãi về thuế suất tại Điều 13 của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp.

+ Với những trường hợp thuộc vào diện được áp dụng mức thuế suất 22% quy định tại khoản này thì sẽ được chuyển sang áp dụng mức thuế suất 20% kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2016.

+ Với những doanh nghiệp có doanh thu cuối năm không quá 20 tỷ đồng sẽ được áp dụng mức thuế suất 20%.

+ Doanh thu chính là mức căn cứ xác định doanh nghiệp đó có thuộc đối tượng để áp dụng thuế hợp tác xã nông nghiệp 20% ngay tại khoản này là doanh thu của những năm trước.

Số tiền phải nộp = thuế suất x thu nhập chịu thuế (đã trừ thu nhập được miễn thuế)

==> Từ đó, ta có thể đưa ra được kết luận: đơn vị có hoạt động kinh doanh cũng sẽ phải chịu thuế thu nhập doanh nghiệp.

2. Thuế giá trị gia tăng:

Với loại Thuế này được quy định tại Điều 3 Thông tư số 219/2013/TT-BTC, người nộp thuế giá trị gia tăng phải là tổ chức đang có các hoạt động sản xuất, kinh doanh về hàng hóa, dịch vụ chịu thuế giá trị gia tăng, không có sự phân biệt về ngành nghề, hình thức hay tổ chức kinh doanh, tổ chức nhập khẩu hàng hóa, hay là mua dịch vụ từ nước ngoài chịu thuế giá trị gia tăng.

Những tổ chức kinh doanh được thành lập, đăng ký kinh doanh theo Luật doanh nghiệp, Luật doanh nghiệp nhà nước, Luật doanh nghiệp hợp tác xã và pháp luật kinh doanh chuyên ngành khác.

* Hợp tác xã nông nghiệp vẫn là đối tượng phải nộp thuế giá trị gia tăng khi tham gia vào sản xuất kinh doanh, hàng hóa nông nghiệp. Sẽ có hai trường hợp:

– Đối tượng không bị đánh thuế giá trị gia tăng bao gồm:

+ Sản phẩm chăn nuôi, trồng trọt, thủy sản nuôi trồng, đánh bắt nhưng chưa chế biến thành các sản phẩm khác và chỉ mới sơ chế thông thường của hợp tác xã tự sản xuất, đánh bắt được bán ra tại khâu nhập khẩu.

+ Hợp tác xã mua những sản phẩm về nông nghiệp, thủy hải sản nhưng chưa chế biến thành sản phẩm khác, sơ chế thông thường bán ra cho các doanh nghiệp hay hợp tác xã khác thì không phải kê khai, mà chỉ tính nộp thuế giá trị gia tăng và được khấu trừ thuế VAT đầu vào.

Ví dụ: Hợp tác xã BKH trồng đậu phộng có hoạt động mua bán với doanh nghiệp VJL với sản phẩm đậu phộng được tổ chức trực tiếp trồng bán tại khâu thu mua doanh nghiệp VJL thì sẽ không phải kê khai tính nộp thuế giá trị gia tăng đối với số đậu phộng đã bán cho doanh nghiệp VJL.

+ Các sản phẩm về giống vật nuôi, cây trồng.

+ Các hoạt động về tưới, tiêu nước cày bừa đất, nạo vét kênh mương nội đồng.

+ Những sản phẩm muối 

Xem chi tiết về Mức giảm thuế sản phẩm nông nghiệp theo Nghị định 15

– Theo Điều 6,8 Luật thuế giá trị gia tăng năm 2008, mức thuế suất 5% sẽ áp dụng đối với các hàng hóa, dịch vụ nông nghiệp.

3. Lệ phí môn bài:

Theo Điều 2 Nghị định số 139/2016/NĐ-CP quy định về việc nộp lệ phí môn bài là các tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh về hàng hóa dịch vụ trong đó có Hợp tác xã cũng thuộc diện nộp lệ phí môn bài, trừ những trường hợp:

– Cá nhân hay nhóm cá nhân, hộ gia đình có hoạt động sản xuất, kinh doanh với mức doanh thu 100 triệu đồng trở xuống cho một năm.

– Các cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình sản xuất về muối.

– Những tổ chức, cá nhân, nhóm cá nhân hay hộ gia đình nuôi trồng, đánh bắt thủy – hải sản và dịch vụ hậu cần về nghề cá.

Lưu ý khi nộp thuế GTGT hợp tác xã nông nghiệp
Lưu ý khi nộp thuế GTGT hợp tác xã nông nghiệp

* Nếu hợp tác xã nông nghiệp không nằm trong diện thuộc trường hợp được miễn lệ phí môn bài kể trên thì bắt buộc phải nộp lệ phí môn bài, với mức thu như sau:

– Tổ chức có vốn điều lệ, vốn đầu tư trên 10 tỷ đồng là 3.000.000 đồng/năm

– Tổ chức có vốn điều lệ, vốn đầu tư từ 10 tỷ đồng trở xuống là 2.000.000 đồng/năm.

– Các chi nhánh, văn phòng đại diện, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế khác là 1.000.000 đồng/năm.

III. Một số ưu đãi về thuế đối với Hợp tác xã nông nghiệp

Đối với mô hình hợp tác xã thực hiện sản xuất kinh doanh, theo Điều 6 Luật Hợp tác xã năm 2012 được nhà nước ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp và các loại thuế khác theo quy định về pháp luật Thuế. Chính sách này được đề ra nhằm khuyến khích hợp tác xã nông nghiệp tiếp tục phát triển và sản xuất nền nông nghiệp nước nhà ngày một mạnh hơn, cho ra những sản phẩm tốt hơn, chất lượng cao hơn, góp phần nâng cao chất lượng về đời sống của người dân nông thôn.

Hợp tác xã nông nghiệp mặc dù thuộc đối tượng kê khai, nộp những loại thuế theo quy định của Pháp luật, nhưng hợp tác xã vẫn nhận được những sự ưu đãi nhất định của Nhà nước điều này cũng nhằm mục đích kích thích sự phát triển của nền nông nghiệp nước nhà.

Bài viết của Trung tâm đào tạo kế toán Việt Hưng đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về những loại thuế hợp tác xã nông nghiệp phải nộp. Để có thể làm thành thạo các nghiệp vụ chuyên sâu, mời bạn tham khảo và đăng ký ngay Khóa học kế toán hợp tác xã nông nghiệp của chúng tôi. Hoặc liên hệ fanpage để nhận lộ trình học miễn phí từ giáo viên.

0 0 Bình chọn
Bình chọn
Theo dõi
Thông báo cho
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
close

GIẢI ĐÁP MIỄN PHÍ 24/7

Kế toán, thuế, bảo hiểm, Doanh nghiệp...