Ngày 16/9/2022, Thông tư 56/2022/TT-BTC được ban hành với nội dung chi tiết liên quan đến cơ chế tự chủ tài chính trong đơn vị sự nghiệp công lập. Trong đó, thông tin liên quan đến việc xử lý tài sản, tài chính khi giải thể đơn vị sự nghiệp công lập cũng được đề cập. Chi tiết như thế nào mời bạn xem bài viết dưới đây của Kế Toán Việt Hưng để hiểu rõ hơn nhé!
Cách xử lý tài sản khi giải thể đơn vị sự nghiệp công lập
Tại Điều 18, Chương VI trong Thông tư 56/2022/TT-BTC có nêu rõ nội dung liên quan đến xử lý tài sản khi giải thể đơn vị sự nghiệp công lập như sau:
“1. Xử lý về tài sản
a) Đơn vị sự nghiệp công thực hiện kiểm kê, phân loại đối với tài sản thuộc quyền quản lý, sử dụng của đơn vị; chịu trách nhiệm xử lý tài sản phát hiện thừa/thiếu qua kiểm kê theo quy định của pháp luật. Đối với tài sản không phải của đơn vị (tài sản nhận giữ hộ, tài sản mượn, tài sản thuê của tổ chức, cá nhân khác), đơn vị thực hiện xử lý theo quy định của pháp luật có liên quan;
b) Đơn vị sự nghiệp công có trách nhiệm lập phương án xử lý, báo cáo cơ quan quản lý cấp trên tổng hợp, đề xuất phương án xử lý, gửi cơ quan thực hiện nhiệm vụ quản lý tài sản công cùng cấp để có ý kiến về phương án xử lý tài sản.
Căn cứ ý kiến của cơ quan quản lý tài sản công, đơn vị hoàn thiện phương án xử lý tài sản để lập Đề án giải thể (trong đó có phương án xử lý tài sản); trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định tại Nghị định số 120/2020/NĐ-CP. Phương án xử lý tài sản phải phù hợp với hình thức xử lý tài sản theo quy định tại Luật Quản lý, sử dụng tài sản công, Nghị định số 151/2017/NĐ-CP;
Xem thêm: Khóa học kế toán hành chính sự nghiệp có thu
c) Căn cứ Đề án giải thể đơn vị sự nghiệp công được cấp có thẩm quyền phê duyệt, đơn vị sự nghiệp công có trách nhiệm báo cáo cấp có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công xem xét, quyết định việc xử lý tài sản, trên cơ sở đó tổ chức xử lý tài sản. Trình tự, thủ tục, thẩm quyền quyết định và tổ chức thực hiện xử lý tài sản thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công;“
==> Nghĩa là: để xử lý tài sản khi giải thể đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị cần thực hiện theo trình tự:
– Kiểm kê, phân loại
– Lập phương án xử lý, báo cáo cơ quan quản lý cấp trên
– Chờ duyệt đề án, thực hiện xử lý tài sản
Tiền thu được từ việc xử lý tài sản công được quy định tại Mục đ, Khoản 1, Điều 18 trong Thông tư như sau:
“… được quản lý, sử dụng theo quy định tại Điều 55 Nghị định số 151/2017/NĐ-CP; trường hợp đơn vị sự nghiệp công đã thực hiện quyết toán tài chính thì số tiền thu được từ xử lý tài sản (sau khi trừ đi các chi phí có liên quan) được nộp vào ngân sách nhà nước;
Trường hợp đơn vị sự nghiệp công đã chấm dứt hoạt động nhưng chưa hoàn thành việc xử lý tài sản mà bộ, cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện quyết định giao cho cơ quan quản lý cấp trên thực hiện thì việc quản lý, sử dụng số tiền thu được từ xử lý tài sản thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công áp dụng tương ứng với loại hình của cơ quan quản lý cấp trên;“
Cách xử lý tài chính khi giải thể đơn vị sự nghiệp công lập
“a) Đơn vị sự nghiệp công có trách nhiệm lập báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán theo quy định của chế độ kế toán đơn vị sự nghiệp công; xây dựng Đề án giải thể đơn vị sự nghiệp công trình cơ quan chủ quản cấp trên phê duyệt, trong đó cần báo cáo cụ thể số dư bằng tiền của Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp,
Quỹ khen thưởng, phúc lợi, Quỹ bổ sung thu nhập, Quỹ đặc thù, Quỹ khác và đề xuất phương án xử lý các khoản tài chính, công nợ của đơn vị theo nguyên tắc bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ, nghĩa vụ tài sản khác và không trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án hoặc Trọng tài. Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công chịu trách nhiệm về các khoản nợ của đơn vị theo thứ tự ưu tiên thanh toán các khoản nợ: Nợ người lao động; nợ thuế; các khoản nợ khác;“
Lưu ý về số dư bằng tiền của quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp:
Tại Mục b, Khoản 2, Điều 18 Thông tư 56 có quy định:
“– Số dư bằng tiền của Quỹ khen thưởng, Quỹ phúc lợi được sử dụng để bù đắp các khoản đã chi vượt chế độ cho người lao động (nếu có), chi cho người lao động theo chế độ quy định đối với đơn vị sự nghiệp công lập, phần còn lại chia cho người lao động đang làm việc theo số tháng làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập chuyển đổi (Trường hợp chưa tròn tháng và có ngày lẻ thì số ngày lẻ từ 15 ngày trở lên được tính tròn 1 tháng, dưới 15 ngày không được tính).
Việc chi số dư bằng tiền của các Quỹ cho người lao động được hoàn thành trước thời điểm giải thể đơn vị sự nghiệp công;
– Số dư bằng tiền của Quỹ bổ sung thu nhập/Quỹ dự phòng ổn định thu nhập được chia cho người lao động đang làm việc theo Quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị sự nghiệp công tối đa không quá 6 tháng lương thực hiện, phần còn lại (nếu có) được sử dụng để trả các khoản công nợ của đơn vị (nếu có);
– Số dư bằng tiền của Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, các Quỹ khác theo quy định của pháp luật và số dư nguồn cải cách tiền lương được sử dụng để trả các khoản công nợ của đơn vị (nếu có);
– Trong trường hợp đơn vị không còn các khoản công nợ phải trả, số dư bằng tiền còn lại của các Quỹ sau khi đã thực hiện các nội dung quy định tại điểm b khoản này được nộp vào ngân sách nhà nước.“
Xem thêm: Khóa học nguyên lý kế toán hành chính sự nghiệp
Về xử lý các khoản nợ phải trả:
“– Đơn vị sự nghiệp công lập có trách nhiệm đối chiếu, xác nhận toàn bộ các khoản nợ phải trả các tổ chức, cá nhân (bao gồm các khoản nợ đến hạn và chưa đến hạn) khi xây dựng Đề án giải thể.
Trường hợp đến thời điểm xây dựng Đề án giải thể đơn vị sự nghiệp công mà vẫn còn một số khoản nợ phải trả có đầy đủ hồ sơ nhưng chưa được đối chiếu, xác nhận thì người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công phải giải trình rõ nội dung các khoản nợ, xác định rõ trách nhiệm tập thể, cá nhân liên quan; phải huy động các nguồn vốn hợp pháp để thanh toán các khoản nợ đến hạn phải trả;
– Trong trường hợp đơn vị sự nghiệp công có khó khăn về khả năng thanh toán các khoản nợ vay quá hạn của các tổ chức tín dụng (bao gồm cả Ngân hàng Phát triển Việt Nam) thì xử lý nợ theo quy định hiện hành của Nhà nước và pháp luật hiện hành có liên quan về xử lý nợ của tổ chức tín dụng;
– Việc xử lý các khoản nợ phải trả được thực hiện theo nguyên tắc sử dụng tài sản bảo đảm của khoản nợ để thanh toán bằng tài sản bảo đảm; không sử dụng ngân sách nhà nước để xử lý các khoản nợ sản xuất kinh doanh của đơn vị.“
Thông tư 56 về xử lý tài sản, tài chính khi giải thể đơn vị sự nghiệp công lập có hiệu lực từ ngày 1/11/2022. Tuy nhiên, để làm việc 1 cách chính xác và hiệu quả, kế toán viên cần tìm hiểu ngay những nội dung đi kèm ngay từ bây giờ. Nếu bạn muốn được cầm tay chỉ việc, nhận hướng dẫn chuyên sâu từ giáo viên nhiều năm kinh nghiệm làm việc và giảng dạy, nhắn tin trực tiếp qua fanpage, hoặc gọi Hotline 0988680223 để được hỗ trợ.