Bản 5 mẫu biên bản điều chỉnh hóa đơn và cách viết

Trong quá trình lập hóa đơn cũng thường phát sinh ra các sai sót và bắt buộc các kế toán phải làm thu hồi, điều chỉnh hóa đơn để phù hợp với quy định của cơ quan thuế. Đối với các kế toán viên, việc lập các hóa đơn hàng hóa, dịch vụ là công việc thường ngày mà họ đang làm tại các doanh nghiệp.

BẢN 5 MẪU BIÊN BẢN ĐIỀU CHỈNH HOÁ ĐƠN & CÁCH VIẾT

Ở bài trước, Ketoanviethung.vn đã hướng dẫn các bạn cách viết biên bản điều chỉnh hóa đơn theo Thông tư 39 thực tế ở một công ty. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp cho các bạn các Mẫu biên bản điều chỉnh hóa đơn. Và cách viết hóa đơn điều chỉnh để điều chỉnh sao cho đúng.

https://ketoanviethung.vn/ban-5-mau-bien-ban-dieu-chinh-hoa-don-va-cach-viet.html

Tùy vào các trường hợp hóa đơn sai những gì, ở đâu. Thì sẽ dựa vào đó và quyết định là lập biên bản điều chỉnh, lập hóa đơn điều chỉnh hay chỉ lập hóa đơn thay thế.

Để tránh các mức phạt vi phạm hóa đơn đã được thay đổi từ ngày 01/08/2016. Các kế toán viên cần phải nắm vững luật; cũng như biết cách điều chỉnh trong trường hợp hóa đơn bị sai sót cần điều chỉnh. Tránh việc bị phạt không đáng có cho doanh nghiệp của mình.

Xem thêm:

Biên bản hủy hóa đơn theo thông tư 39

Biên bản thu hồi hóa đơn GTGT

Cần lưu ý trong quá trình lập biên bản, hóa đơn điều chỉnh như:

– Khi hóa đơn sai Mã số thuế (MST), Tên đơn vị và địa chỉ đúng. ⇒ Thì lập biên bản điều chỉnh đồng thời lập hóa đơn điều chỉnh.

– Khi hóa đơn MST đúng, Tên đơn vị và địa chỉ sai. ⇒ Thì chỉ lập biên bản điều chỉnh, không lập hóa đơn điều chỉnh.

– Khi Biên bản thu hồi hóa đơn đã lập trường hợp chưa kê khai. ⇒ Thì lập hóa đơn thay thế.

– Khi thuế suất, số lượng … đã kê khai sai. ⇒ Thì lập biên bản điều chỉnh, lập hóa đơn điều chỉnh.

Mẫu biên bản điều chỉnh hóa đơn

Các bạn có thể Download 5 mẫu biên bản điều chỉnh hóa đơn và cách viết chi tiết tại đây.

Với 5 mẫu biên bản điều chỉnh hóa đơn và cách viết chi tiết. Lamketoan.vn hy vọng sẽ giúp các bạn dễ dàng hơn trong việc thực hiện điều chỉnh. Tránh được những bất lợi cho doanh nghiệp của mình. Các bạn cũng đừng quên chia sẻ bài viết nếu thấy hữu ích nhé.

Nguồn: Sưu tầm

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *