Hướng dẫn đấu thầu thiết bị y tế cơ sở công lập theo TT14

Để thực hiện đấu thầu thiết bị y tế cơ sở công lập, bạn cần nắm rõ các quy định liên quan về việc phân nhóm, dự thầu, hồ sơ mời thầu… Từ đó, việc đấu thầu sẽ diễn ra suôn sẻ hơn. Hôm nay hãy cùng Kế Toán Việt Hưng tìm hiểu các nội dung liên quan được đề cập qua Thông tư 14/2020/TT-BYT nhé!

Căn cứ pháp lý

Luật Đấu thầu số 43/2013/QH13 ngày 26 tháng 11 năm 2013;

Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26 tháng 6 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu;

Nghị định số 36/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ về quản lý trang thiết bị y tế được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định số 169/2018/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2018 và Nghị định số 03/2020/NĐ-CP ngày 01 tháng 01 năm 2020;

Nghị định số 75/2017/NĐ-CP ngày 20 tháng 6 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;

Nguồn kinh phí thực hiện đấu thầu thiết bị y tế cơ sở công lập

Tại Khoản 1 Điều 2 Chương I trong Thông tư có quy định về việc mua sắm trang thiết bị y tế tại các cơ sở y tế công lập sử dụng một trong các nguồn kinh phí gồm:

a) Nguồn chi thường xuyên ngân sách nhà nước theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước được cơ quan có thẩm quyền giao trong dự toán chi ngân sách hàng năm của cơ quan, đơn vị (bao gồm cả nguồn bổ sung trong năm);

b) Nguồn vốn sự nghiệp thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia trong trường hợp thực hiện theo hình thức không hình thành dự án đầu tư;

c) Vốn tín dụng do nhà nước bảo lãnh, vốn khác do nhà nước quản lý;

Nguồn kinh phí thực hiện đấu thầu thiết bị y tế cơ sở công lập
Nguồn kinh phí thực hiện đấu thầu thiết bị y tế cơ sở công lập

d) Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA): Vay nợ, viện trợ không hoàn lại được cân đối trong chi thường xuyên ngân sách nhà nước; nguồn viện trợ, tài trợ của các tổ chức phi Chính phủ nước ngoài, của các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước thuộc ngân sách nhà nước (trừ trường hợp Điều ước quốc tế về ODA và vốn vay ưu đãi mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác);

đ) Nguồn thu từ phí, lệ phí được sử dụng theo quy định của pháp luật về phí, lệ phí;

e) Nguồn kinh phí từ thu hoạt động sự nghiệp, quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi, quỹ hợp pháp khác theo quy định của pháp luật tại đơn vị sự nghiệp công lập;

g) Nguồn Quỹ Bảo hiểm y tế;

h) Nguồn thu hợp pháp khác theo quy định (nếu có).

Xem chi tiết nội dung quy định về đấu thầu thiết bị y tế cơ sở công lập bằng cách tải Thông tư 14/2020/TT-BYT ngay!

Quy định về phân nhóm của gói đấu thầu thiết bị y tế cơ sở công lập như thế nào?

1. Nhóm 1

– Được ít nhất 02 nước trong SCI các nước thuộc Phụ lục số I kèm theo Thông tư này (sau đây gọi tắt là nước tham chiếu) cấp giấy chứng nhận lưu hành tự do;

– Sản xuất tại nước tham chiếu hoặc sản xuất tại Việt Nam.

2. Nhóm 2

– Được ít nhất 02 nước tham chiếu cấp giấy chứng nhận lưu hành tự do;

– Không sản xuất tại các nước tham chiếu hoặc sản xuất tại Việt Nam.

Lưu ý về phân loại nhóm trang thiết bị y tế đấu thầu
Lưu ý về phân loại nhóm trang thiết bị y tế đấu thầu

3. Nhóm 3

– Được ít nhất 01 nước tham chiếu cấp giấy chứng nhận lưu hành tự do;

– Sản xuất tại nước tham chiếu hoặc sản xuất tại Việt Nam.

4. Nhóm 4

– Được ít nhất 01 nước tham chiếu cấp giấy chứng nhận lưu hành tự do;

– Không sản xuất tại các nước tham chiếu hoặc sản xuất tại Việt Nam.

5. Nhóm 5

– Có số lưu hành tại Việt Nam (bao gồm cả các trường hợp được cấp giấy chứng nhận đăng ký lưu hanh);

– Sản xuất tại Việt Nam.

6. Nhóm 6

Gồm các trang thiết bị y tế không thuộc các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c, d và đ Khoản này.

Hồ sơ đề nghị phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu

Điều 9 Chương II quy định về việc lập kế hoạch lựa chọn nhà đấu thầu thiết bị y tế cơ sở công lập quy định về hồ sơ đề nghị phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu tối thiểu gồm:

1. Văn bản trình duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu.

2. Các tài liệu, hồ sơ pháp lý liên quan.

3. Báo cáo tóm tắt kết quả thực hiện kế hoạch lựa chọn nhà thầu, tình hình sử dụng trang thiết bị y tế của năm trước liền kề (nếu có) và giải trình tóm tắt kế hoạch lựa chọn nhà thầu đang trình duyệt.

4. Các tài liệu làm căn cứ lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu cung cấp trang thiết bị y tế quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư này.

5. Biên bản họp của Hội đồng khoa học của cơ sở y tế thống nhất các nội dung về kế hoạch, nhu cầu sử dụng, danh mục, số lượng, yêu cầu kỹ thuật và dự toán trang thiết bị y tế đề xuất đầu tư với sự tham dự đầy đủ các thành phần: đại diện của khoa, phòng chức năng liên quan, đại diện đơn vị chuyên môn sử dụng trang thiết bị y tế.

6. Các tài liệu được sử dụng để làm căn cứ xây dựng giá gói thầu trang thiết bị y tế quy định tại Điều 8 Thông tư này.

Trên đây là các nội dung liên quan đến việc đấu thầu thiết bị y tế cơ sở công lập được quy định tại Thông tư 14/2020/TT-BYT. Để thực hiện đấu thầu có kết quả tốt nhất, kế toán viên cần lưu ý các thông tin được nêu trong Thông tư. Các nghiệp vụ kế toán hành chính sự nghiệp là vô tận, hãy cùng giáo viên của chúng tôi học và nâng cao kiến thức qua Khóa học kế toán hành chính sự nghiệp bệnh viện. Hoặc liên hệ qua fanpage để nhận tư vấn chuyên sâu.

0 0 Bình chọn
Bình chọn
Theo dõi
Thông báo cho
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
close

GIẢI ĐÁP MIỄN PHÍ 24/7

Kế toán, thuế, bảo hiểm, Doanh nghiệp...