Như đã nêu ở bài trước, để làm được báo cáo phương án tự chủ tài chính cho đơn vị sự nghiệp công lập, kế toán viên cần thực hiện đánh giá cơ chế tự chủ. Vậy sau khi đánh giá cơ chế tự chủ, kế toán cần làm báo cáo phương án tự chủ cho đơn vị như thế nào? Xem ngay bài viết dưới đây của Kế Toán Việt Hưng để biết cách làm báo cáo chính xác nhé!
Báo cáo phương án tự chủ tài chính
1. Về nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, số lượng cán bộ, viên chức và lao động hợp đồng.
1.1 Về nhiệm vụ:
Tiếp tục thực hiện kế hoạch hành động của ngành giáo dục, triển khai Chương trình hành động của Chính Phủ thực hiện nghị quyết 29/NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện Giáo dục Đào tạo, mặt khác thực hiện tốt quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm giai đoạn 2020-2022 theo NĐ số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính Phủ,
1.2 Về tổ chức bộ máy:
– Số lượng cán bộ, viên chức và lao động hợp đồng: thực hiện tổ chức bộ máy, cán bộ, giáo viên theo đúng chỉ tiêu biến chế được cấp có thẩm quyền giao đầu năm.
– Thực hiện đánh giá sát sao từng cán bộ, giáo viên nhân viên theo chuyên môn, chức trách nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao
2. Về mức thu phí, lệ phí; thu dịch vụ sự nghiệp công sử dụng kinh phí NSNN; thu hoạt động dịch vụ sự nghiệp công, dịch vụ khác
Thu theo quy định của Nhà nước, chi tiết bảng thu chi như sau:
3. Về dự kiến nguồn tài chính thu, chi thường xuyên năm đầu thời kỳ ổn định phân loại (theo biểu kèm theo): ĐVT: Triệu đồng
– Nguồn tài chính chi thường xuyên: 10.560.061
– Chi thường xuyên theo nội dung chi và theo các nguồn thu: 21.176,198
– Dự kiến chênh lệch thu, chi thường xuyên trích lập các quỹ và chi thu nhập tăng thêm (nếu có): 1.824.000
Xem thêm: Khóa học kế toán hành chính sự nghiệp trường học
4. Dự toán nguồn thu, chi nhiệm vụ không thường xuyên (chi tiết theo từng nguồn):
– Nguồn NSNN cấp cho các nhiệm vụ không thường xuyên (chi tiết từng loại kinh phí): 3.380,476
+ Chi cải cách tiền lương: 2.490.363
+ Mua thiết bị dạy học
+ Bảo trì sửa chữa trường học: 890.113
– Nguồn thu phí được để lại chi nhiệm vụ không thường xuyên; nguồn vốn vay, viện trợ, tài trợ theo quy định của pháp luật; nguồn khác: 11.625.23
+ Thu học phí: 1.320.00
+ Thu đoàn đội: 23.625
+ Thu nước uống tinh khiết: 18.900
+ Thu học thêm: 3.647.700
+ Thu tiếng Anh liên kết: 6.615.000
5. Xác định mức độ tự chủ tài chính:
==> Từ báo cáo phương án tự chủ tài chính nêu trên của đơn vị, có thể xác định mức độ tự chủ tài chính là 14,38%.
Căn cứ vào dự toán thu, chi năm đầu thời kỳ ổn định và nội dung hướng dẫn tại Thông tư số 145/2017/TT-BTC ngày 29/12/2017 của Bộ Tài chính hướng dẫn cơ chế tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập theo Nghị định số 141/2016/NĐ-CP của Chính phủ (Hoặc Thông tư số 71/2006/TT-BTC ngày 9/8/2006, Thông tư số 113/2007/TT-BTC ngày 24/9/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ tổ chức, bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập theo Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định cơ chế tự chủ tự chịu trách nhiệm của đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị xác định phân loại đơn vị sự nghiệp là đơn vị được nhà nước hỗ trợ 1 phần kinh phí; số kinh phí NSNN bảo đảm chi thường xuyên là 7,2 triệu đồng/1 học sinh tại thời điểm báo cáo; kinh phí chi thường xuyên từ nguồn thu phí theo Luật Phí, lệ phí phần được để lại chi thường xuyên theo quy định.
Phân loại mức phương án tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công như nào?
Theo Điều 9 Nghị định số 60/2021/NĐ-CP quy định cụ thể tiêu chí phân loại mức tự chủ tài chính của 4 nhóm đơn vị sự nghiệp công gồm:
(1) Đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư;
(2) Đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm chi thường xuyên;
(3) Đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm một phần chi thường xuyên;
(4) Đơn vị sự nghiệp công do Nhà nước bảo đảm chi thường xuyên. Đồng thời, Nghị định cũng quy định rõ điều kiện đáp ứng mức tự chủ tài chính của từng nhóm và đặc biệt đối với nhóm đơn vị sự nghiệp công tự bảo đảm một phần chi thường xuyên được phân loại thành 3 mức tự bảo đảm kinh phí chi thường xuyên và căn cứ vào đó để xác định mức tự đảm bảo của đơn vị mình thuộc vào mức nào.
Ngoài việc làm báo cáo phương án tự chủ tài chính cho đơn vị, kế toán viên tại các đơn vị hành chính sự nghiệp cũng cần làm thêm nhiều nghiệp vụ kế toán khác nhau. Để xử lý mọi công việc nhanh chóng chính xác, hãy tự trau dồi cho mình kiến thức ngành mỗi ngày, hoặc liên hệ qua fanpage để được tư vấn lộ trình học phù hợp cho bạn ngay hôm nay.