Bài tập kế toán tiền và các khoản phải thu là dạng bài tập các bạn sinh viên sẽ được tiếp xúc và tìm cách xử lý khi học chuyên ngành kế toán. Bài viết với ví dụ chi tiết dưới đây sẽ giúp bạn hình dung ra 1 dạng bài bạn sẽ gặp. Tìm hiểu nhé!
Kế Toán Việt Hưng sẽ chia sẻ với các bạn bài viết về Kế toán tiền và các khoản phải thu – là dạng bài tập đầu tiên các bạn được tiếp xúc khi học kế toán tài chính 1.
Đề bài tập kế toán tiền và các khoản phải thu
Một một doanh nghiệp áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên hàng tồn kho, tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, trong kỳ có tình hình như sau:
1. Bán hàng thu tiền mặt 22.000.000đ, trong đó thuế GTGT 2.000.000đ. Giá vốn hàng bán: 15.000.000đ
2. Đem tiền mặt gửi vào NH 30.000.000đ, chưa nhận được giấy báo Có.
3. Thu tiền mặt do bán TSCĐ hữu hình 63.000.000đ, trong đó thuế GTGT 3.000.000đ. Chi phí vận chuyển để bán TSCĐ trả bằng tiền mặt 220.000đ, trong đó thuế GTGT 20.000đ.
4. Chi tiền mặt vận chuyển hàng hóa đem bán 300.000đ.
5. Chi tiền mặt tạm ứng cho nhân viên mua hàng 10.000.000đ.
6. Nhận được giấy báo có của NH về số tiền gửi ở nghiệp vụ 2.
7. Vay ngắn hạn NH về nhập quỹ tiền mặt 100.000.000đ.
8. Mua vật liệu nhập kho giá chưa thuế 50.000.000đ, thuế suất thuế GTGT 10%, đã thanh toán bằng TGNH. Chi phí vận chuyển, bốc dỡ vật liệu mua vào 440.000đ trả bằng tiền mặt, trong đó thuế GTGT 40.000đ.
9. Chi tiền mặt mua văn phòng phẩm về sử dụng ngay 360.000đ. Thuế VAT 10%
10. Nhận phiếu tính lãi tiền gửi không kì hạn ở ngân hàng 500.000đ.
11. Chi TGNH để trả lãi vay NH 3.000.000đ.
12. Rút TGNH về nhập quỹ tiền mặt 25.000.000đ, chi tiền mặt tạm ứng lương cho nhân viên 20.000.000đ.
Yêu cầu bài tập kế toán tiền và các khoản phải thu
Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trên.
Bài giải
1.
Nợ TK 111: 22.000.000
Có TK 333: 2.000.000
Có TK 511: 20.000.000
Nợ TK 632: 1 5.000.000
Có TK 156: 15.000.000
2.
Nợ TK 113: 30.000.000
Có TK 111: 30.000.000
3.
Nợ TK 111: 63.000.000
Có TK 333: 3.000.000
Có TK 711: 60.000.000
Nợ TK 811: 200.000
Nợ TK 133: 20.000
Có TK 111: 220.000
4.
Nợ TK 641: 300.000
Có TK 111: 300.000
5.
Nợ TK 141: 10.000.000
Có TK 111: 10.000.000
6.
Nợ TK 112: 30.000.000
Có TK 113: 30.000.000
7.
Nợ TK 111: 100.000.000
Có TK 341: 100.000.000
8.
Nợ TK 152: 50.000.000
Nợ TK 133: 5.000.000
Có TK 111: 55.000.000
Nợ TK 152: 400.000
Nợ TK 133: 40.000
Có TK 111: 440.000
9.
Nợ TK 642: 360.000
Nợ TK 133: 36.000
Có TK 111: 396.000
10.
Nợ TK 112: 500.000
Có TK 515: 500.000
11.
Nợ TK 635: 3.000.000
Có TK 112: 3.000.000
12.
Nợ TK 111: 25.000.000
Có TK 112: 25.000.000
Nợ TK 334: 20.000.000
Có TK 111: 20.000.000
Xem thêm:
Bài tập tính giá thành sản phẩm: Bài 1 (có lời giải) – Kế toán Việt Hưng
Bài tập tính giá thành sản phẩm: Bài 2 (có lời giải) – Kế toán Việt Hưng
Khóa học kế toán tổng hợp cho Sinh Viên
Kế toán nghiệp vụ tiền gửi trong ngân hàng kế toán viên cần biết
Mọi thắc mắc vui lòng để lại trong nhóm CỘNG ĐỒNG LÀM KẾ TOÁN để nhận câu trả lời nhanh và chính xác nhất!