Kế toán tiền gửi ngân hàng là một trong những công việc rất quan trọng bởi thông thường phần lớn tiền của doanh nghiệp được gửi ở ngân hàng, kho bạc,… Vậy kế toán tiền gửi ngân hàng có những quy định gì? Cùng kế toán Việt Hưng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
1. Kế toán tiền gửi ngân hàng là gì?
Kế toán tiền gửi ngân hàng là việc theo dõi toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế liên quan đến sổ phụ ngân hàng như rút tiền gửi về nhập quỹ tiền mặt, nộp tiền mặt vào tài khoản ngân hàng, khách hàng thanh toán tiền vào tài khoản…Thể hiện bằng giấy báo có, thanh toán tiền cho nhà cung cấp thể hiện bằng uỷ nhiệm chi…. toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế qua các chứng từ ngân hàng sẽ được hạch toán chi tiết. Cuối tháng, quý, năm, kế toán kiểm tra sổ quỹ đối chiếu sổ phụ ngân hàng để có hướng xử lý kịp thời.
2. Công việc của kế toán tiền gửi ngân hàng
-Giao dịch với ngân hàng để làm các thủ tục: Mở tài khoản ngân hàng, mua séc, thực hiện ủy nhiệm chi, giấy nộp tiền vào tài khoản, hồ sơ vay vốn ngân hàng, hồ sơ bảo lãnh, phát hành bảo lãnh,….
– Kiểm tra tính đúng đắn và hợp lý của các chứng từ ngân hàng như ủy nhiệm chi, séc, giấy nộp tiền về các mặt như nội dung, số tiền, các chữ ký của những người có liên quan
-Sắp xếp, lưu trữ chứng từ liên quan sao cho dễ tìm nhất
– Nắm được số dư của tài khoản ngân hàng để báo cáo thường xuyên khi sếp hỏi tới. Đặc biệt là nắm được các ngày mà ngân hàng trừ tiền định kỳ và số tiền phí là bao nhiêu
-Lập các sổ và báo cáo liên quan: Sổ tiền gửi ngân hàng, Sổ chi tiết cho từng ngân hàng, bảng tính lãi suất vay,….
3. Các bút toán trong kế toán tiền gửi ngân hàng
Xuất quỹ tiền mặt gửi vào tài khoản tại Ngân hàng, ghi:
Nợ TK 112
Có TK 111- Tiền mặt
- Nhận được giấy “Báo Có” của Ngân hàng về số tiền đang chuyển, ghi:
Nợ TK 112
Có TK 113 – Tiền đang chuyển
Thu hồi các khoản ký cược, ký quỹ bằng TGNH, ghi:
Nợ TK 112 – Tiền gửi Ngân hàng
Có TK 144, 244
Nhận tiền ứng trước hoặc khách hàng trả nợ, căn cứ vào giấy “Báo Có” của Ngân hàng, ghi: học kế toán thực hành ở đâu tốt tại Hà Nội
Nợ TK 112 – Tiền gửi Ngân hàng
Có TK 131 – Phải thu của khách hàng
Nhận các khoản ký quỹ, ký cược bằng tiền gửi Ngân hàng, ghi:
Nợ TK 112
Có TK 344 – Nhận ký quỹ, ký cược dài hạn
Khi thu tiền bán hàng qua TK TGNH, Ngân hàng đã “Báo Có”, kế toán ghi:
Doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ
Nợ TK 1121
Có TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Có TK 512 – Doanh thu bán hàng nội bộ
Có TK 3331 – Thuế và các khoản nộp Nhà nước
Doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp tính trực tiếp
Nợ TK1121
Có TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Có TK 512 – Doanh thu bán hàng nội bộ
Khi thu tiền từ các hoạt động tài chính, hoạt động khác, ghi:
Nợ TK 1121
Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính.
Có TK 711 – Thu nhập khác.
Có TK 3331 – Thuế và các khoản nộp Nhà nước
Khi thu tiền từ các khoản nợ phải thu, ghi:
Nợ TK 1121
Có TK 131 – Phải thu khách hàng.
Có TK 136 – Phải thu nội bộ.
Có TK 138 – Phải thu khác.
Có TK 141 – Tạm ứng.
Nhận vốn ngân sách cấp, cấp trên cấp, nhận vốn góp liên doanh, vốn cổ phần… bằng TGNH
Khi thu tiền từ các hoạt động đầu tư ghi
Nợ TK 1121
Có TK 411 – Nguồn vốn kinh doanh.
Khi rút TGNH để mua vật tư, hàng hoá, TSCĐ
Doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, ghi
Nợ TK 151, 152, 156, 157, 211, 213
Nợ TK 133
Có TK 112
Doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp tính trực tiếp.
Nợ TK 151, 152, 156, 157, 211, 213
Nợ TK 133
Có TK 112
Khi rút TGNH để trả tiền vay, các khoản phải trả.
Nợ TK 311, 315, 341, 331, 333, 336, 338…
Có TK 1121
Khi rút TGNH để đầu tư tài chính và chi phí cho các hoạt động đầu tư tài chính.
Nợ TK 121, 128, 221, 222, 223
Nợ TK 635…
Có TK 1121
Khi rút TGNH ký cược, ký quỹ, ghi.
Nợ TK 144 – Thế chấp, ký cược, ký quỹ ngắn hạn
Nợ TK 244 – Ký cược, ký quý dài hạn.
Có TK 1121
Khi rút TGNH để giao tạm ứng, ghi:
Nợ TK 141 – Tiền tạm ứng.
Có TK 1121
Khi rút TGNH để trả tiền chi phí cho các hoạt động của doanh nghiệp, ghi:
Nợ TK 627, 641, 642, 635, 811, 133
Có TK 1121
Khi phát sinh chênh lệch số liệu trên sổ kế toán của doanh nghiệp với số liệu trên chứng từ của ngân hàng, cuối tháng chưa xác định được nguyên nhân.
Nếu số liệu trên sổ kế toán lớn hơn số liệu của ngân hàng
Nợ TK 1381 – Phải thu khác
Có TK 112
Khi xác định được nguyên nhân
Nếu do ngân hàng ghi thiếu
Nợ TK 112 – Tiền gửi Ngân hàng
Có TK 1381
Nếu do kế toán ghi thừa
Nợ TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Nợ TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính
Nợ TK 711 – Thu nhập khác.
Có TK 1381
Nếu số liệu trên sổ kế toán nhỏ hơn số liệu của ngân hàng, ghi
Nợ TK 112 – Tiền gửi Ngân hàng
Có TK 338 – Phải trả, phải nộp khác (3381)
Khi xác định được nguyên nhân:
Nếu do ngân hàng ghi thừa, ghi:
Nợ TK 112 – Tiền gửi Ngân hàng
Có TK 338 – Phải trả, phải nộp khác (3381)
Nếu do kế toán ghi thiếu, tuỳ thuộc vào nguyên nhân, khi xử lý, kế toán ghi:
Nợ TK 338 – Phải trả, phải nộp khác (3381)
Có TK 511 – Doanh thu bán hàng
Có TK 333 – Thuế và các khoản nộp NN (3331)
Có TK 136 – Phải thu nội bộ
Có TK 131 – Phải thu của khách hàng
Hàng tháng, thu lãi TGNH, căn cứ vào giấy báo Có ghi:
Nợ TK 112 – Tiền gửi Ngân hàng
Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính
Trên đây là những chia sẻ của Kế Toán Việt Hưng hy vọng sẽ giúp ích phần nào đó cho các bạn trong quá trình làm việc kế toán của mình – Mọi thắc mắc cần giải đáp xin liên hệ: 098.868.0223 – 091.292.9959 – 098.292.9939 để được tư vấn miễn phí – chuyên sâu TẤT TẦN TẬT mọi vấn đề.