Định khoản kế toán cho vay tiền mặt trong doanh nghiệp

Đánh giá

Định khoản kế toán cho vay tiền mặt trong doanh nghiệp? Khoản vay này có được vay bằng tiền mặt không? Khoản thu nhập đó có chịu thuế GTGT không? Kế toán Việt Hưng sẽ giải đáp cho bạn đọc trong bài viết dưới đây.

định khoản kế toán cho vay
Định khoản kế toán cho vay tiền mặt trong doanh nghiệp

1. Quy định pháp luật kế toán cho vay cần nắm rõ

Tại Nghị định 222/2013/NĐ-CP tại Điều 6, Khoản 2 quy định về giao dịch tài chính của doanh nghiệp như sau:

“2. Các doanh nghiệp không phải tổ chức tín dụng không sử dụng tiền mặt khi vay và cho vay lẫn nhau.”

 Căn cứ vào Thông tư 09/2015/TT-BTC hướng dẫn chi tiết Điều 6, Nghị định 222/2013/NĐ-CP

Tại Điều 4, Khoản 1 quy định về hình thức thanh toán trong giao dịch vay, cho vay và trả nợ vay lẫn nhau giữa các doanh nghiệp không phải là tổ chức tín dụng như sau:

1. Các doanh nghiệp không phải tổ chức tín dụng (là các doanh nghiệp không thành lập, tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng) khi thực hiện các giao dịch vay, cho vay và trả nợ vay lẫn nhau sử dụng các hình thức thanh toán được quy định tại khoản 2 Điều

3 Thông tư này.”

Tại Điều 3, Khoản 2 quy định như sau:

“2. Khi thực hiện giao dịch góp vốn và mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp vào doanh nghiệp khác, các doanh nghiệp sử dụng các hình thức sau:

a) Thanh toán bằng Séc;

b) Thanh toán bằng ủy nhiệm chi – chuyển tiền;

c) Các hình thức thanh toán không sử dụng tiền mặt phù hợp khác theo quy định hiện hành.”

Căn cứ theo các quy định trên, khi doanh nghiệp cho doanh nghiệp khác vay tiền không được sử dụng tiền mặt khi vay và trả cho nhau. Trong các giao dịch vay và cho vay lẫn nhau doanh nghiệp có thể sử dụng các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt theo quy định của pháp luật.

Về thuế GTGT

Căn cứ theo Thông tư 219/2013/TT-BTC tại Điều 4, Khoản 8, Điểm b quy định về đối tượng không chịu thuế GTGT như sau:

“b) Hoạt động cho vay riêng lẻ, không phải hoạt động kinh doanh, cung ứng thường xuyên của người nộp thuế không phải là tổ chức tín dụng”.

Căn cứ theo quy định trên khoản lãi tiền vay thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT, cũng không phải là hàng hoá dịch vụ, nên không phải xuất hoá đơn. Khi cho vay và trả lãi, các doanh nghiệp chỉ căn cứ vào hợp đồng, biên bản thanh lý, biên bản trả lãi… để lập phiếu thu và phiếu chi phù hợp

2. Định khoản kế toán cho vay tiền mặt trong doanh nghiệp

2.1 Định khoản kế toán cho vay tiền

Tại Thông tư 200/2014/TT-BTC tại Điều 21, Khoản 1 quy định về nguyên tắc kế toán của tài khoản 138 – Phải thu khác như sau:

Các khoản cho bên khác mượn bằng tài sản phi tiền tệ (nếu cho mượn bằng tiền thì phải kế toán là cho vay trên TK 1283);

Việc hạch toán khoản cho mượn tiền được hạch toán trên tài khoản 1283 mà không được hạch toán trên TK 138 là do đây là một khoản cho vay có thể có những rủi ro trong quá trình cho vay. Khi hạch toán trên tài khoản 1283 có thể đánh giá được giá trị tổn thất của khoản tiền đó.

Lưu ý: Trường hợp cho vay không lấy lãi vẫn hạch toán vào TK 1283

Hạch toán:

  • Khi cho doanh nghiệp khác vay tiền

Nợ TK 1283

Có TK 112

  • Phản ánh lãi tiền vay định kỳ

Nợ TK 138

Có TK 515

  • Khi nhận tiền lãi vay

Nợ TK 111, 112

Có TK 128

2.2 Định khoản kế toán đi vay tiền

Tại Thông tư 200/2014/TT-BTC tại điều 58, khoản 1 quy định về nguyên tắc kế toán đối với những khoản đi vay.

Trường hợp vay, nợ bằng ngoại tệ, kế toán phải theo dõi chi tiết nguyên tệ và thực hiện theo nguyên tắc:

  • Các khoản vay, nợ bằng ngoại tệ phải quy đổi ra đơn vị tiền tệ kế toán theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm phát sinh; 
  • Khi trả nợ, vay bằng ngoại tệ, bên Nợ tài khoản 341 được quy đổi theo tỷ giá ghi sổ kế toán thực tế đích danh cho từng đối tượng;
  • Khi lập Báo cáo tài chính, số dư các khoản vay, nợ thuê tài chính bằng ngoại tệ phải được đánh giá lại theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm lập Báo cáo tài chính. 
  • Các khoản chênh lệch tỷ giá phát sinh từ việc thanh toán và đánh giá lại cuối kỳ khoản vay, nợ thuê tài chính bằng ngoại tệ được hạch toán vào doanh thu hoặc chi phí hoạt động tài chính.

Hạch toán:

(a) Vay bằng tiền

  • Trường hợp vay bằng Đồng Việt Nam (nhập về quỹ hoặc gửi vào Ngân hàng), ghi:

Nợ TK 111 – Tiền mặt (1111)

Nợ TK 112 – Tiền gửi Ngân hàng (1121)

Có TK 341 – Vay và nợ thuê tài chính (3411).

  • Trường hợp vay bằng ngoại tệ phải quy đổi ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch thực tế, ghi:

Nợ TK 111 – Tiền mặt (1112) (vay nhập quỹ)

Nợ TK 112 – Tiền gửi Ngân hàng (1122) (vay gửi vào ngân hàng)

Nợ các TK 221, 222 (vay đầu tư vào công ty con, liên kết, liên doanh)

Nợ TK 331 – Phải trả cho người bán (vay thanh toán thẳng cho người bán)

Nợ TK 211 – Tài sản cố định hữu hình (vay mua TSCĐ)

Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)

Có TK 341 – Vay và nợ thuê tài chính (3411).

  • Chi phí đi vay liên quan trực tiếp đến khoản vay (ngoài lãi vay phải trả) như chi phí kiểm toán, lập hồ sơ thẩm định… ghi:

Nợ các TK 241, 635

Có các TK 111, 112, 331.

(b) Vay chuyển thẳng cho người bán để mua sắm hàng tồn kho, TSCĐ, để thanh toán về đầu tư XDCB, nếu thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, ghi:

Nợ các TK 152, 153, 156, 211, 213, 241 (giá mua chưa có thuế GTGT)

Nợ TK 213 – TSCĐ vô hình (giá mua chưa có thuế GTGT)

Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (1332)

Có TK 341 – Vay và nợ thuê tài chính (3411).

Nếu thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ, giá trị TSCĐ mua sắm, xây dựng được ghi nhận bao gồm cả thuế GTGT. Chi phí đi vay liên quan trực tiếp đến khoản vay (ngoài lãi vay phải trả) như chi phí kiểm toán, lập hồ sơ thẩm định kế toán tương tự bút toán ở mục a.

(c) Vay thanh toán hoặc ứng vốn (trả trước) cho người bán, người nhận thầu về XDCB, để thanh toán các khoản chi phí, ghi:

Nợ các TK 331, 641, 642, 811

Có TK 341 – Vay và thuê tài chính (3411).

(d) Vay để đầu tư vào công ty con, công ty liên doanh, liên kết, đầu tư cổ phiếu, trái phiếu, ghi:

Nợ các TK 221, 222, 228

Có TK 341 – Vay và nợ thuê tài chính (3411).

(đ) Trường hợp lãi vay phải trả được nhập gốc, ghi:

Nợ TK 635 – Chi phí tài chính

Nợ các TK 154, 241 (nếu lãi vay được vốn hóa)

Có TK 341 – Vay và nợ thuê tài chính (3411).

(e) Khi trả nợ vay bằng Đồng Việt Nam hoặc bằng tiền thu nợ của khách hàng, ghi:

Nợ TK 341 – Vay và nợ thuê tài chính (3411)

Có các TK 111, 112, 131.

(g) Khi trả nợ vay bằng ngoại tệ:

Nợ TK 341 – Vay và nợ thuê tài chính (theo tỷ giá ghi sổ của TK 3411)

Nợ TK 635 – Chi phí tài chính (lỗ tỷ giá)

Có các TK 111, 112 (theo tỷ giá trên sổ kế toán của TK 111, 112)

Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính (lãi tỷ giá).

Trên đây là các quy định cho vay tiền mặt trong doanh nghiệp và cách hạch toán kế toán cho vay tiền mặt trong doanh nghiệp. Hy vọng bài viết hữu ích với bạn đọc. 

5 1 Bình chọn
Bình chọn
Theo dõi
Thông báo cho
guest

2 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Nguyễn Hải Ly
Nguyễn Hải Ly
Bình chọn :
     

Cô cho em hỏi, mình nên lưu hoá đơn mua vào gốc kèm bảng kê hoá đơn đầu vào để sau này dễ phục vụ quyết toán thuế. 
Hay nên lưu kèm chứng từ thanh toán ạ (phiếu chi, giấy báo nợ)

Admin Kế Toán Việt Hưng
Admin Kế Toán Việt Hưng
Trả lời  Nguyễn Hải Ly

Chào bạn, với câu hỏi này Kế Toán Việt Hưng xin trả lời như sau: 

Mình kẹp hóa đơn vào bảng kê hóa đơn và bộ đề nghị thanh toán bao gồm đầy đủ tất cả chứng từ có cả hóa đơn kẹp cùng chứng từ chi

Bạn muốn đặt câu hỏi và nhận câu trả lời nhanh nhất về nghiệp vụ kế toán, truy cập ngay Cộng Đồng Làm Kế Toán https://www.facebook.com/groups/congdonglamketoan/ của chúng tôi nhé! Hotline tư vấn về khóa học: 0988.680.223