Hạch toán hoạt động thu học phí kế toán trường học công lập

Đánh giá

Kế toán trường học công lập thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư 107/2017/TT–BTC. Kế toán Việt Hưng sẽ hướng dẫn bạn đọc cách hạch toán hoạt động thu học phí của kế toán trường công lập. 

kế toán trường học công lập
Hạch toán hoạt động thu học phí kế toán trường học công lập

Học phí là khoản thu dịch vụ đào tạo của cơ sở giáo dục trường học công lập. Do đó, các khoản thu học phí được phản ánh vào thu hoạt động dịch vụ của đơn vị. Đơn vị phải mở sổ chi tiết để theo dõi số thu và việc sử dụng các khoản thu từ nguồn học phí theo quy định. 

Số tiền học phí thu được, đơn vị thực hiện trích lập tạo nguồn thực hiện cải cách tiền lương theo quy định hiện hành. Cụ thể, theo Thông tư số 68/2018/TT-BTC ngày 06/08/2018 của Bộ Tài chính, đơn vị sử dụng tối thiểu 40% số thu học phí để thực hiện cải cách tiền lương, được tính trên toàn bộ số thu học phí (bao gồm cả phần kinh phí được ngân sách nhà nước cấp bù học phí theo quy định).

1. Hạch toán hoạt động thu học phí kế toán trường công lập

kế toán trường học công lập
Hình 1. Sơ đồ hạch toán thu học phí trường công lập
  • Khi thu học phí, ghi:

Nợ TK 111 – Tiền mặt

Có TK 531 – Doanh thu hoạt động SXKD, dịch vụ

  • Chi phí tiền lương, tiền công phải trả và các khoản phải nộp theo lương của bộ phận trực tiếp thu học phí, ghi:

Nợ TK 154 – Chi phí SXKD, dịch vụ dở dang

Có TK 332, 334

  • Chi phí bằng tiền liên quan trực tiếp đến hoạt động thu học phí, ghi

Nợ TK 154 – Chi phí SXKD, dịch vụ dở dang

Có TK 111, 112

  • Chi phí khấu hao của TSCĐ dùng cho hoạt động thu học phí, ghi:

Nợ TK 154 – Chi phí SXKD, dịch vụ dở dang

 Có TK 214 – Khấu hao và hao mòn lũy kế TSCĐ

  • Rút dự toán cấp bù miễn, giảm giá học phí về TK tiền gửi thu phí mở tại KBNN, ghi:

Nợ TK 111

Có TK 531 – Doanh thu hoạt động SXKD, dịch vụ

Đồng thời, ghi:

Có TK 008 – Dự toán chi hoạt động

  • Kết chuyển giá vốn thực tế của dịch vụ thu học phí đã hoàn thành, chuyển giao cho người mua và được xác định là đã bán trong kỳ:

Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán

Có TK 154 – Chi phí SXKD, dịch vụ dở dang

Cuối năm:

  • Kết chuyển trị giá vốn của dịch vụ thu học phí đã hoàn thành trong kỳ và chi phí quản lý của dịch vụ trong kỳ, ghi

Nợ TK 911 – Xác định kết quả

Có TK 632,642

  • Kết chuyển doanh thu dịch vụ thu học phí đã hoàn thành trong kỳ:

Nợ TK 531 – Doanh thu hoạt động SXKD, dịch vụ

Có TK 911 – Xác định kết quả

2. Hạch toán hoạt động nguồn thu học phí kế toán trường công lập

kế toán trường học công lập
Hình 2. Sơ đồ hạch toán nguồn thu kinh phí trường học công lập
  • Khi rút tiền gửi học phí về nhập quỹ tiền mặt để chi cho hoạt động đào tạo, ghi:

Nợ TK 111 – Tiền mặt

 Có TK 112 – Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc

  • Chi từ nguồn thu học phí liên quan trực tiếp đến hoạt động đào tạo (ví dụ: mua sắm vật tư, hàng hóa sử dụng ngay, thanh toán tiền dịch vụ mua ngoài…).

– Khi xuất quỹ để chi, ghi:

Nợ TK 154 – Chi phí SXKD, dịch vụ dở dang (chi tiết cho hoạt động đào tạo)

 Có TK 111 – Tiền mặt (Trường hợp chi bằng tiền mặt)

 Có TK 112 – Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc (Trường hợp chi từ tài khoản tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc)

– Cuối kỳ, xác định giá vốn của hoạt động đào tạo được xác định hoàn thành trong kỳ, ghi:

Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán

Có TK 154 – Chi phí SXKD, dịch vụ dở dang (chi tiết cho hoạt động đào tạo)

  • Khi phát sinh các khoản chi phí quản lý của hoạt động đào tạo (ví dụ: chi  cho cán bộ quản lý, nhân viên hành chính…), ghi:

Nợ TK 642 – Chi phí quản lý của hoạt động SXKD, dịch vụ (chi tiết cho hoạt động đào tạo)

 Có TK 111 – Tiền mặt (Trường hợp chi bằng tiền mặt)

 Có TK 112 – Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc (Trường hợp chi từ tài khoản tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc)

  • Chi phí phát sinh liên quan đến nhiều hoạt động (hoạt động sự nghiệp, hoạt động đào tạo và các hoạt động khác) mà chi phí không thể xác định cụ thể, rõ ràng cho từng đối tượng sử dụng.

– Khi phát sinh chi phí, ghi:

Nợ TK 652 – Chi phí chưa xác định được đối tượng chịu chi phí

Có TK 111 – Tiền mặt (Trường hợp chi bằng tiền mặt)

Có TK 112 – Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc (Trường hợp chi từ tài khoản tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc)

– Khi thực hiện phân bổ chi phí phản ánh ở Tài khoản 652 cho đối tượng chịu chi phí là hoạt động đào tạo, ghi:

Nợ TK 642 – Chi phí quản lý của hoạt động SXKD, dịch vụ (chi tiết cho hoạt động đào tạo)

Có TK 652 – Chi phí chưa xác định được đối tượng chịu chi phí

  • Mua nguyên liệu, vật liệu, công cụ dụng cụ, tài sản cố định từ nguồn thu học phí

– Khi xuất quỹ để mua nguyên liệu, vật liệu, công cụ dụng cụ, tài sản cố định, ghi:

Nợ TK 152, 153, 211

Có TK 111 – Tiền mặt (Trường hợp chi bằng tiền mặt)

Có TK 112 – Tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc (Trường hợp chi từ tài khoản tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc)

– Trường hợp mua TSCĐ, đồng thời ghi:

Nợ TK 43141 – Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp

Có TK 43142 – Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp hình thành TSCĐ

Trên đây là phương pháp hạch toán kế toán trường công lập khi thu học phí. Hy vọng bài viết bổ sung thêm kiến thức cho bạn. Chúc bạn thành công. 

5 1 Bình chọn
Bình chọn
Theo dõi
Thông báo cho
guest

1 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Bích quy
Bích quy
Bình chọn :
     

Cho em hỏi. Học bổng thì hạch toán sao ạ