Những điều bạn cần biết về nghiệp vụ kế toán tiền mặt

Rất nhiều người đặt ra câu hỏi kế toán tiền mặt làm những gì, có vai trò gì trong doanh nghiệp, so với thủ quỹ thì khác nhau như thế nào? Cùng kế toán Việt Hưng tổng hợp chi tiết những điều cần biết về kế toán tiền mặt nhé!

1. Bạn hiểu như thế nào là kế toán tiền mặt?

Kế toán tiền mặt đóng vai trò rất quan trọng trong mỗi doanh nghiệp. Họ theo dõi mọi hoạt động liên quan đến thu, chi tiền mặt tại quỹ cũng như theo dõi tồn quỹ hàng ngày từ đó báo cáo với cấp trên để có hướng chuẩn bị dòng tiền cho việc hoạt động sản xuất kinh doanh nội bộ.

13 5
Bạn hiểu như thế nào là kế toán tiền mặt?

2. Vai trò của kế toán tiền mặt

  1. Cung cấp thông tin kế toán thông qua hệ thống kế toán
  2. Giúp các doanh nghiệp biết rõ tình hình kinh doanh và lợi nhuận của doanh nghiệp mình.
  3. Cân đối các khoản chi phí
  4. Cung cấp thông tin cho việc kêu gọi đầu tư

3. Tài khoản sử dụng trong kế toán tiền mặt

– Tài khoản 1111 – Tiền Việt Nam: Phản ánh tình hình thu, chi, tồn quỹ tiền Việt Nam tại quỹ tiền mặt. 

– Tài khoản 1112 – Ngoại tệ: Phản ánh tình hình thu, chi, chênh lệch tỷ giá và số dư ngoại tệ tại quỹ tiền mặt theo giá trị quy đổi ra Đồng Việt Nam.

– Tài khoản 1113 – Vàng tiền tệ: Phản ánh tình hình tăng, giảm và giá trị vàng tiền tệ tại quỹ của doanh nghiệp.

14 4
Nhiệm vụ của kế toán tiền mặt

4. Mô tả công việc của người làm kế toán tiền mặt

– Tập hợp và kiểm tra nhu cầu thu chi hàng ngày.

– Lập phiếu thu chi tiền mặt, theo dõi thực chi với sổ sách, báo cáo thu chi hàng ngày.

– Kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ của chứng từ gốc thu-chi theo đúng quy trình, quy định, kế hoạch thanh toán trước khi trình ban lãnh đạo phê duyệt.

– Hạch toán kế toán vào phần mềm kế toán hoạt động thu-chi tiền mặt.

– Lưu trữ các chứng từ kế toán liên quan đến phần hành công việc hợp lý, theo qui định công ty, đảm bảo an toàn và dễ tìm kiếm.

5. Quy định thu chi tiền mặt tại Công ty

– Kế toán tiền mặt phải có trách nhiệm kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ của tất cả các chứng từ thanh toán.

– Tất cả những hồ sơ thanh toán đều phải đầy đủ thủ tục chứng từ quy định trước khi chuyển sang phòng kế toán kiểm tra. Những hồ sơ không đạt yêu cầu sẽ không được xét duyệt và được trả lại cho cá nhân/phòng ban đề nghị thanh toán để bổ sung, chỉnh sửa.

– Đối với các khoản yêu cầu thanh toán có giá trị nhỏ hơn 100.000đ, phải có biên nhận chính thức hoặc hóa đơn bán lẻ.

– Đối với các khoản yêu cầu có giá trị từ 100.000đ trở lên phải có hóa đơn tài chính (Hoá đơn GTGT hoặc hoá đơn bán hàng hoặc hoá đon đặc thù). Trường hợp không có hóa đơn, người yêu cầu phải làm tờ trình. Tờ trình chỉ có giá trị thanh toán khi có chữ ký xác nhận của trưởng phòng ban và chữ ký xét duyệt của ban tổng giám đốc và giám đốc đơn vị.

– Phòng kế toán không được xác nhận chi trong những trường hợp chứng từ thanh toán không đầy đủ và không hợp lệ.

– Những khoản chi từ 20 triệu trở lên bắt buộc phải được thực hiện qua ngân hàng.

– Kế toán tiền mặt phải chịu trách nhiệm mở sổ kế toán tiền mặt để ghi chép hàng ngày, liên tục và đầy đủ mọi khoản thu chi tiền mặt theo trình tự phát sinh và tính ra số tồn quỹ ở mọi thời điểm.

– Kế toán tiền mặt phải thường xuyên đối chiếu số liệu giữa sổ quỹ và sổ kế toán tiền mặt. Nếu có phát sinh chênh lệch phải lập biên bản và báo trực tiếp với kế toán trưởng phụ trách đơn vị.

6. Hạch toán nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại công ty

– Rút tiền gởi ngân hàng nhập quỹ tiền mặt:

Nợ TK 11110001- Tiền Việt Nam

Có TK 11110001

– Chi tiền mặt gởi vào tài khoản ngân hàng

Nợ TK 1121…(Chi tiết theo từng ngân hàng)

Có TK 11110001- Tiền Việt Nam

– Thu tiền phải thu từ khách hàng

Nợ TK 11110001- Tiền Việt Nam

Có TK 131…..

– Thu tiền thuế TNCN chuyển nhượng cổ phần

Nợ TK 11110001

Có TK 33350002 – Thuế thu nhập cá nhân không thường xuyên

– Thu hoàn ứng:

Nợ TK 11110001

Có TK 141….

– Đánh giá chênh lệch tỷ giá cuối kỳ (chênh lệch lãi tỷ giá)

Nợ TK 1112….(Chi tiết theo nguyên tệ)

Có TK 413… – Chênh lệch tỷ giá phát sinh trong kỳ

– Đánh giá chênh lệch tỷ giá cuối kỳ (chênh lệch lỗ tỷ giá)

Nợ TK 413… – Chênh lệch tỷ giá phát sinh trong kỳ

Có TK 1112 (Chi tiết theo nguyên tệ)

– Chi phí phát sinh liên quan đến tiền:

Nợ TK 627;641;642…..(Chi tiết theo từng khoản mục phí)

Nợ TK 13310001 – Thuế GTGT được khấu trừ của HH, DV

Có TK 11110001

– Chi tiền hỗ trợ ốm đau, thai sản, tang chế:

Nợ TK 13880008 – chi hộ

Nợ TK 6428…( đối với trường hợp chi bồi dưỡng cho lao động nữ sau khi sinh con lần 1 và lần 2) .

Có TK 11110001

– Trả lương cho CNV:

Nợ TK 33410001 – Phải trả công nhân viên

Có TK 11110001

– Chi tạm ứng bằng tiền mặt:

Nợ TK 141…..(Chi tiết cho từng nhân viên)

Có TK 11110001

-Thu tiền góp vốn của thành viên góp vốn

Nợ TK 11110001

Có 411…

Trên đây là bài chia sẻ của kế toán về nghiệp vụ của kế toán tiền mặt. Bạn còn có câu hỏi hay thắc mắc gì hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ nhé!

0 0 Bình chọn
Bình chọn
Theo dõi
Thông báo cho
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
close

GIẢI ĐÁP MIỄN PHÍ 24/7

Kế toán, thuế, bảo hiểm, Doanh nghiệp...