Những điều cần biết về phiếu chi và cách hạch toán phiếu chi

Bạn vẫn thường nghe kế toán, thu ngân hay thủ quỹ nhắc đến phiếu chi nhưng đã thực sự hiểu phiếu chi là gì? Cùng kế toán Việt Hưng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

1. Bạn hiểu như thế nào là phiếu chi?

Phiếu chi là một trong những mẫu phiếu được sử dụng thường xuyên nhất trong công việc thường ngày của một nhân viên kế toán. Phiếu này nhằm xác định các khoản tiền mặt, ngoại tệ thực tế xuất quỹ và làm căn cứ để thủ quỹ xuất quỹ, ghi sổ quỹ và kế toán ghi sổ kế toán.

Phiếu chi là gì?
Phiếu chi là gì?

2. Nguyên tắc viết 

Nguyên tắc đầu tiên khi viết phiếu chi là góc trên bên trái của chứng từ ghi rõ tên đơn vị và địa chỉ đơn vị.

– Phải đóng thành quyển, trong mỗi phiếu chi phải ghi số quyển và số của từng phiếu chi. Số phiếu chi phải đánh liên tục trong 1 kỳ kế toán. Từng phiếu chi phải ghi rõ ngày, tháng, năm lập phiếu, ngày, tháng, năm chi tiền.

– Ghi rõ họ, tên, địa chỉ người nhận tiền.

– Dòng “Lý do chi” ghi rõ nội dung chi tiền.

– Dòng “Số tiền”: Ghi bằng số hoặc bằng chữ số tiền xuất quỹ, ghi rõ đơn vị tính là đồng VN, hay USD …

– Dòng tiếp theo ghi số lượng chứng từ gốc kèm theo Phiếu chi.

Được lập thành 3 liên và chỉ sau khi có đủ chữ ký (Ký theo từng liên) của người lập phiếu, kế toán trưởng, giám đốc, thủ quỹ mới được xuất quỹ. Sau khi nhận đủ số tiền người nhận tiền phải ghi số tiền đã nhận bằng chữ, ký tên và ghi rõ họ, tên vào Phiếu chi.

  • Liên 1 lưu ở nơi lập phiếu.
  • Liên 2 thủ quỹ dùng để ghi sổ quỹ và chuyển cho kế toán cùng với chứng từ gốc để vào sổ kế toán.
  • Liên 3 giao cho người nhận tiền.

3. Cách hạch toán 

TH1: Phiếu chi trả tiền mua NVL, hàng hóa, dịch vụ cho nhà cung cấp

Nợ TK 331: Trả tiền nhà cung cấp

 Có TK 111: Tiền mặt

TH2: Phiếu chi xuất quỹ tiền mặt gửi vào ngân hàng 

Nợ TK 112 : Tiền gửi ngân hàng tăng lên

 Có TK 111 : Tiền mặt giảm đi

TH3: Phiếu chi xuất quỹ tiền mặt trả tiền vay ngắn hạn, dài hạn

Nợ TK 311: Vay ngắn hạn

Nợ TK 341: Vay dài hạn

 Có TK 111: Tiền mặt

TH4: Phiếu chi xuất quỹ tiền mặt cho viêc nộp các loại thuế

– Nếu trong quý đó mà doanh nghiệp tạm tính lãi, tính ra số thuế TNDN phải nộp khi nộp thuế TNDN

Nợ TK 3334: Thuế TNDN

 Có TK 111: Tiền mặt

– Sau khi làm tờ khai thuế hàng tháng nếu phát sinh số thuế GTGT trên chỉ tiêu 40 trên tờ khai( số thuế GTGT phải nộp)

Nợ TK 3331: Thuế GTGT phải nộp

 Có TK 111: Tiền mặt

TH5: Phiếu chi lương

Dựa vào bảng lương sau khi trừ các khoản trừ vào lương của nhân viên, phần còn lại chi lương trả cho nhân viên

Nợ TK 334

 Có TK 111

TH6: Xuất quỹ tiền mặt để đầu tư 

Nợ TK 121, 221, 222, 223, 228 

 Có TK 111 

TH7: Xuất quỹ tiền mặt đem đi ký quỹ, ký cược

 Nợ TK 144, 244 

 Có TK 111 

TH8: Các khoản chi phí khác bằng tiền mặt 

Nợ TK 627, 641, 642

 Nợ TK 133 

 Có TK 111 

– Tất cả các nghiệp vụ trên đều điền đầy đủ, chính xác các thông tin như đối tượng, địa chỉ, người nhận, lý do chi, ngày tháng tài khoản Nợ, Có và số tiền. 

Trên đây là bài viết chia sẻ của kế toán Việt Hưng về phiếu chi và cách hạch toán phiếu chi. Nếu bạn có bất cứ câu hỏi gì hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *