Cập nhật thủ tục hồ sơ hoàn thuế giá trị gia tăng mới nhất

Doanh nghiệp của bạn thuộc đối tượng được hoàn thuế giá trị gia tăng nhưng bạn chưa biết điều kiện và thủ tục như thế nào thì theo dõi bài viết dưới đây nhé. Kế toán Việt Hưng sẽ chia sẻ với các kế toán viên về thủ tục hồ sơ hoàn thuế giá trị gia tăng được cập nhật mới nhất hiện nay.

4 12
Cập nhật thủ tục hồ sơ hoàn thuế giá trị gia tăng mới nhất

1. Các trường hợp được hoàn thuế giá trị gia tăng

Trường hợp 1:

Những cơ sở kinh doanh đã đăng ký nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ có dự án đầu tư mới, đang trong giai đoạn đầu tư có số thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ mua vào sử dụng cho đầu tư mà chưa được khấu trừ và có số thuế còn lại từ 300 triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế GTGT.

Trường hợp 2:  

Cơ sở kinh doanh trong tháng, quý có hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu nếu có số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ từ 300 triệu đồng trở lên thì được hoàn thuế GTGT theo tháng, quý.

Trường hợp 3:  

Cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thuế được hoàn thuế GTGT khi chuyển đổi sở hữu, chuyển đổi doanh nghiệp, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động có số thuế GTGT nộp thừa hoặc số thuế GTGT đầu vào chưa được khấu trừ hết.

Trường hợp 4:

Người nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài mang hộ chiếu hoặc giấy tờ nhập cảnh do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp được hoàn thuế đối với hàng hóa mua tại Việt Nam mang theo người khi xuất cảnh.

Trường hợp 5:

Tổ chức ở Việt Nam sử dụng tiền viện trợ không hoàn lại, tiền viện trợ nhân đạo của tổ chức, cá nhân nước ngoài để mua hàng hóa, dịch vụ phục vụ cho chương trình, dự án viện trợ không hoàn lại, viện trợ nhân đạo tại Việt Nam thì được hoàn số thuế GTGT đã trả cho hàng hóa, dịch vụ đó.

Trường hợp 6:

Đối tượng được hưởng quyền ưu đãi miễn trừ ngoại giao theo quy định của pháp luật về ưu đãi miễn trừ ngoại giao mua hàng hóa, dịch vụ tại Việt Nam để sử dụng được hoàn số thuế GTGT đã trả ghi trên hóa đơn GTGT hoặc trên chứng từ thanh toán ghi giá thanh toán đã có thuế GTGT.

Trường hợp 7:

Cơ sở kinh doanh có quyết định hoàn thuế GTGT của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật và trường hợp hoàn thuế GTGT theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

2. Điều kiện để được hoàn thuế giá trị gia tăng

5 12
Điều kiện để được hoàn thuế giá trị gia tăng

Để được hoàn thuế giá trị gia tăng các doanh nghiệp phải đáp ứng:

– Cơ sở kinh doanh của doanh nghiệp nộp thuế theo phương pháp khấu trừ.

– Doanh nghiệp đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy phép đầu tư (giấy phép hành nghề) hoặc quyết định thành lập của cơ quan có thẩm quyền.

– Có con dấu theo đúng quy định của pháp luật.

– Lập và lưu giữ sổ kế toán, chứng từ kế toán theo quy định của pháp luật về kế toán;

– Có tài khoản tiền gửi tại ngân hàng theo mã số thuế của cơ sở kinh doanh.

Chú ý: Nếu DN đã kê khai đề nghị hoàn thuế trên Tờ khai thuế GTGT thì không được kết chuyển số thuế đầu vào đã đề nghị hoàn thuế vào số thuế được khấu trừ của tháng tiếp sau.

3. Hồ sơ hoàn thuế giá trị gia tăng

Trường hợp 1: Hồ sơ hoàn thuế GTGT hàng xuất khẩu

– Giấy đề nghị hoàn trả khoản thu NSNN mẫu số 01/ĐHNT (ban hành kèm theo Thông tư 156/2013/TT-BTC)

– Hợp đồng mua bán, gia công, tờ khai hải quan, chứng từ thanh toán qua ngân hàng…

Trường hợp 2: Hồ sơ hoàn thuế GTGT dự án đầu tư

– Giấy đề nghị hoàn trả Khoản thu ngân sách nhà nước mẫu 01/ĐHNT (ban hành kèm theo Thông tư 156/2013/TT-BTC)

– Tờ khai thuế GTGT dành cho dự án đầu tư theo mẫu số 02/GTGT

– Bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa dịch vụ mua vào theo mẫu số 01-2/GTGT

Trường hợp 3: Hoàn thuế GTGT đối với dự án ODA

3.1. Đối với Chủ dự án và Nhà thầu chính:

a) Nộp hồ sơ đề nghị hoàn thuế GTGT

– Chủ dự án ODA nộp hồ sơ đề nghị hoàn thuế GTGT gửi Cục Thuế quản lý trực tiếp địa bàn nơi thực hiện dự án vào bất kỳ thời điểm nào khi phát sinh số thuế GTGT đầu vào được hoàn trong thời gian thực hiện dự án, trường hợp dự án ODA có liên quan đến nhiều tỉnh thì hồ sơ hoàn thuế GTGT gửi Cục Thuế quản lý trực tiếp nơi chủ dự án đóng trụ sở chính.

– Nhà thầu nước ngoài thực hiện dự án ODA nộp hồ sơ đề nghị hoàn thuế GTGT gửi cơ quan thuế nơi nộp hồ sơ khai thuế.

b, Hồ sơ hoàn thuế GTGT

– Giấy đề nghị hoàn trả Khoản thu ngân sách nhà nước mẫu 01/ĐHNT (ban hành kèm theo Thông tư 156/2013/TT-BTC)

– Bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa dịch vụ mua vào mẫu số 01-1/ĐHNT ban hành kèm theo Thông tư 156.

– Quyết định của cấp có thẩm quyền việc phê duyệt dự án sử dụng vốn ODA không hoàn lại, dự án sử dụng vốn ODA vay ưu đãi được ngân sách nhà nước cấp phát (bản chụp có đóng dấu và chữ ký xác nhận của người có thẩm quyền của dự án).

Trường hợp hoàn thuế nhiều lần thì chỉ xuất trình lần đầu.

– Xác nhận của cơ quan chủ quản dự án ODA về hình thức cung cấp dự án ODA là ODA không hoàn lại hay ODA vay được ngân hàng nhà nước cấp phát ưu đãi thuộc đối tượng được hoàn thuế GTGT (bản chụp có xác nhận của cơ sở) và việc không được ngân sách nhà nước cấp vốn đối ứng để trả thuế GTGT.

Người nộp thuế chỉ phải nộp tài liệu này với hồ sơ hoàn thuế lần đầu của dự án.

– Trường hợp nhà thầy chính lập hồ sơ hoàn thuế thì ngoài những tài liệu nêu tại điểm này

-> Còn phải có xác nhận của chủ dự án về việc dự án không được ngân sách nhà nước bố trí vốn đối ứng để thanh toán cho nhà thầu theo giá có thé giá trị gia tăng; giá thanh toán theo kết quả thầu không có thuế giá trị gia tăng và đề nghị hoàn thuế cho nhà thầu chính.

3.2. Đối với văn phòng đại diện nhà tài trợ dự án ODA

a, Nộp hồ sơ đề nghị hoàn thuế GTGT

Văn phòng đại diện nhà tài trợ dự án ODA thuộc diện được hoàn thuế GTGT nộp hồ sơ đề nghị hoàn thuế GTGT gửi Cục Thuế quản lý địa bàn nơi đặt văn phòng điều hành của dự án vào bất kỳ thời điểm nào khi phát sinh số thuế GTGT đầu vào được hoàn trong thời gian thực hiện dự án.

b, Hồ sơ hoàn thuế GTGT

– Giấy đề nghị hoàn trả Khoản thu ngân sách nhà nước mẫu 01/ĐHNT (ban hành kèm theo Thông tư 156/2013/TT-BTC)

– Bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa dịch vụ mua vào mẫu số 01-1/ĐHNT ban hành kèm theo Thông tư 156.

– Văn bản thỏa thuận giữa cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam với Nhà tài trợ về việc thành lập Văn phòng đại diện (bản chụp có xác nhận của Văn phòng).

– Văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc thành lập Văn phòng đại diện (bản chụp có xác nhận của Văn phòng).

Trên đây là bài viết chia sẻ của kế toán Việt Hưng về hồ sơ thủ tục hoàn thuế giá trị gia tăng được cập nhật mới nhất hiện nay. Nếu có bất cứ câu hỏi thắc mắc nào hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *