4 bước báo cáo quyết toán năm trên phần mềm kế toán MISA Mimosa

Đánh giá

Kế toán Việt Hưng – 4 bước báo cáo quyết toán năm đơn vị hành chính sự nghiệp trên phần mềm kế toán MISA MIMOSA.2019 thực hiện báo cáo quyết toán. 

báo cáo quyết toán năm
4 bước báo cáo quyết toán năm trên phần mềm kế toán MISA Mimosa

1. Kiểm kê đối chiếu thực tế phần mềm kế toán MISA Mimosa

Trước khi lập báo cáo tài chính, quyết toán thuế, bạn nên tiến hành kiểm kê số liệu thực tế và đối chiếu với sổ sách, xử lý chênh lệch (nếu có) để đảm bảo số liệu kế toán khớp với thực tế và tuân thủ đúng Thông tư, Nghị định.

Tại màn hình Hướng dẫn quyết toán cuối năm, nhấn Kiểm tra đối chiếu thực tế => Phần mềm hiển thị màn hình Hướng dẫn kiểm tra đối chiếu, thực tế để anh/chị kiểm tra đối chiếu lần lượt từng nghiệp vụ.

báo cáo quyết toán năm
Kiểm kê đối chiếu thực tế báo cáo quyết toán năm

1.1 Đối chiếu số dư tiền mặt với biên bản kiểm kê

Kiểm tra số dư tài khoản 111 – Quỹ tương ứng với từng loại tiền và từng loại quỹ để đảm bảo số liệu trên sổ sách kế toán khớp với số liệu trên Sổ quỹ của Thủ quỹ.

+ Tiến hành kiểm kê quỹ tiền mặt

Kiểm kê quỹ tiền mặt là việc kiểm đếm số lượng tiền thực tế trong quỹ tại 1 thời điểm nhất định để đối chiếu giữa số lượng tiền tồn quỹ với số lượng tiền tồn trên sổ quỹ tiền mặt tại thời điểm đó.

  • Sau khi thực hiện kiểm kê quỹ tiền mặt thực tế và đối chiếu với sổ quỹ tiền mặt, đơn vị lập biên bản kiểm kê báo cáo kết quả kiểm kê và xử lý chênh lệch (nếu có).
  • Định kỳ theo quy định hoặc khi có phát sinh yêu cầu kiểm kê quỹ tiền mặt, quy trình nghiệp vụ như sau:
  • Thành lập ban kiểm kê gồm: kế toán tiền mặt, thủ quỹ, kế toán trưởng hoặc thủ trưởng đơn vị
  • Kiểm đếm số tiền mặt thực tế tồn quỹ theo từng loại tiền về mặt số lượng và mệnh giá
  • Đối chiếu số dư thực tế kiểm kê với sổ kế toán tiền mặt tại quỹ, nếu có sự chênh lệch thì tìm nguyên nhân
  • Sau khi xác định nguyên nhân thì ban kiểm kê sẽ ra quyết định xử lý hoặc trình lên cấp cao hơn để xử lý

+ Kiểm tra, đối chiếu với biên bản kiểm kê

Trường hợp có chênh lệch khi kiểm tra, thực hiện đối chiếu Sổ quỹ của Thủ quỹ và các phiếu thu, phiếu chi thực tế ở bên ngoài thì thực hiện như sau:

(1) Vào Báo cáo\Tiền mặt, chọn báo cáo S11- H: Sổ quỹ tiền mặt (Sổ chi tiết tiền mặt) để đối chiếu rà soát chi tiết các nghiệp vụ phát sinh trong kỳ với biên bản kiểm kê để tìm ra nguyên nhân và xử lý.

(2) Khai báo các tham số báo cáo

báo cáo quyết toán năm
Tham số báo cáo sổ quỹ tiền mặt

(3) Nhấn Đồng ý

báo cáo quyết toán năm
Sổ quỹ tiền mặt mẫu số S11-H

(4) Nếu số dư cuối kỳ trên báo cáo và số tiền thực tế tại đơn vị có chênh lệch thì có thể do 1 số nguyên nhân sau:

  • Do tiền lẻ trong thanh toán (thường dưới 1.000 đồng) => chấp nhận bỏ qua chênh lệch.
  • Nhầm số tiền thu chi => nhấn vào số hiệu chứng từ trên báo cáo để sửa lại số tiền hạch toán theo chứng từ thực tế.
  • Đã lập phiếu thu, phiếu chi nhưng thủ quỹ chưa thực thu, thực chi => nhấn vào số hiệu chứng từ trên báo cáo rồi xoá bỏ chứng từ này.

1.2  Đối chiếu số dư tài khoản ngân hàng với sổ phụ

– Hàng tháng, các đơn vị thường đối chiếu giữa số dư tiền các tài khoản tiền gửi ngân hàng, kho bạc với Sổ phụ ngân hàng\Sao kê ngân hàng (đối với các tài khoản tiền gửi mở tại ngân hàng) hoặc với Mẫu số 05 – ĐCSDTK/KBNN: Bản xác nhận số dư tài khoản tiền gửi tại KBNN (đối với các tài khoản tiền gửi mở tại Kho bạc)

–  Định kỳ, đơn vị thực hiện đối chiếu, xác nhận số dư tài khoản tiền gửi trên sổ chi tiết tiền gửi tại đơn vị và số dư tài khoản tiền gửi tại ngân hàng. Các bước thực hiện như sau:

+ Định kỳ, kế toán yêu cầu ngân hàng cung cấp sổ phụ tài khoản tiền gửi

+ Căn cứ vào sổ phụ tài khoản tiền gửi, kế toán thực hiện đối chiếu số dư tài khoản so với số dư trên sổ chi tiết tiền gửi tại đơn vị

Xử lý khi có chênh lệch giữa số dư tài khoản ngân hàng với sổ phụ:

Trong trường hợp có sai lệch thì kế toán phải đối chiếu chi tiết các nghiệp vụ thu, chi tiền gửi phát sinh bằng cách như sau:

(1)  Vào Báo cáo\Tiền gửi\S12-H: Sổ tiền gửi Ngân hàng, Kho bạc để đối chiếu với Sổ phụ ngân hàng\Sao kê ngân hàng hoặc với Bản xác nhận số dư tài khoản tiền gửi tại KBNN của Kho bạc để tìm ra nguyên nhân và xử lý.

(2) Khai báo các tham số báo cáo

ktvh
Tham số báo cáo số tiền gửi ngân hàng kho bạc

(3) Nhấn Đồng ý

việt hưng kt
Số tiền gửi ngân hàng kho bạc mẫu số S12-H

(4) Khi có chênh lệch thì:

  • Nếu là Ngân hàng thương mại: kiểm tra từng chứng từ đã hạch toán với các dòng trên sổ phụ.
  • Nếu là Kho bạc: kiểm tra từng chứng từ gốc với chứng từ đã hạch toán trên phần mềm.

(5) Một số trường hợp có thể xảy ra sai lệch như sau:

  • Hạch toán nhầm lẫn số liệu giữa các ngân hàng với nhau => nhấn vào số hiệu chứng từ trên báo cáo và chọn lại tài khoản ngân hàng cho đúng với thực tế.
  • Chứng từ thu/chi tiền gửi ghi nhầm số tiền thực tế thu/chi => nhấn vào số hiệu chứng từ trên báo cáo và sửa lại số tiền trên chứng từ cho đúng với thực tế.

1.3 Đối chiếu tài sản cố định với biên bản kiểm kê

Đảm bảo số liệu về TSCĐ trên Sổ tài sản cố định khớp với biên bản kiểm kê.

– Định kỳ (năm) hoặc khi có yêu cầu kiểm kê TSCĐ từ Thủ trưởng đơn vị hoặc quyết định từ các cơ quan có thẩm quyền, quy trình thực hiện như sau:

  • Thành lập Hội đồng kiểm kê gồm kế toán TSCĐ, cán bộ quản lý tài sản, đại diện các bộ phận sử dụng tài sản, kế toán trưởng hoặc thủ trưởng đơn vị,…
  • Hội đồng kiểm kê lên phương án kiểm kê nêu rõ phạm vi kiểm kê, chia tổ kiếm kê, thời gian thực hiện và hướng dẫn kiểm kê.
  • Hội đồng kiểm kê chuẩn bị tài liệu kiểm kê, bao gồm: bảng tổng hợp các TSCĐ cho từng bộ phận sử dụng, liệt kê các TSCĐ không còn sử dụng hư hỏng, chờ thanh lỳ, sửa chữa, danh mục TSCĐ cho mượn,…
  • Các tổ kiểm kê tiến hành kiểm kê theo phương án kiểm kê, các thành viên thực hiện quan sát và kiểm đếm tài sản cố định. Kiểm kê hiện vật TSCĐ, tình trạng hoạt động (hoạt động tốt, bị hỏng) và tình trạng sử dụng (đang sử dụng, không sử dụng) của từng TSCĐ.
  • Kết thúc kiểm kê, hội đồng kiểm kê thu lại các tài liệu kiểm kê, tổng hợp kết quả. So sánh số liệu kiểm kê trên bảng tổng hợp kết quả kiểm kê với số liệu trên sổ sách kế toán. Nếu có khác biệt cần trao đổi tìm hiểu nguyên nhân và ghi lại trên biên bản kiểm kê TSCĐ cho thủ trưởng phê duyệt.
  • Dựa trên biên bản kiểm kê TSCĐ, thủ trưởng đơn vị đưa ra các quyết định xử lý chênh lệch hoặc trình biên bản kiểm kê TSCĐ và phương án xử kts chênh lệch cho các cấp có thẩm quyền.
  • Căn cứ vào quyết định xử lý kết quả kiểm kê, kế toán TSCĐ hạch toán điều chỉnh số liệu trên sổ sách kế toán và ghi sổ TSCĐ.

– Để in biên bản kiểm kê trên phần mềm, thực hiện như sau:

Vào menu Báo cáo\Tài sản cố định\Biên bản kiểm kê TSCĐ

ktvh
Tham số báo cáo biên bản kiểm kê TSCĐ

Nhấn Đồng ý

ktvh
Mẫu C53-HD

Nhấn vào biểu tượng máy in để in biên bản kiểm kê.

Sau khi kiểm kê xong thì nhập các thông tin vào cột Theo kiểm kê và Chênh lệch.

1.4 Đối chiếu vật tư hàng hoá tồn kho

– Đảm bảo số liệu về vật tư hàng hoá trên sổ kho khớp với biên bản kiểm kê.

– Khi có yêu cầu kiểm kê kho, quy trình thực hiện tại đơn vị như sau:

  • Thủ trường đơn vị ra quyết định kiểm kê và thành lập Hội đồng kiểm kê.
  • Hội đồng kiểm kê lên phương án kiểm kê. Phương án kiểm kê nêu rõ phạm vi kiểm kê, chia tổ kiểm kê, thời gian thực hiện, hướng dẫn kiểm kê.
  • Các tổ kiếm kê tiến hành kiểm kê vật tư hàng hoá trong kho theo phương án kiểm kê. Khi kiểm kê có sự chứng kiến của Thủ kho.
  • Sau khi kiểm kê xong cần đối chiếu với sổ sách theo dõi xem có chênh lệch không, Hội đồng kiểm kê lập Biên bản kiểm kê. Thủ kho và các cá nhân tham gia kiểm kê ký nhận vào Biên bản kiểm kê.
  • Căn cứ các biên bản kiểm kê của tổ kiểm kê, Hội đồng kiểm kê họp tổng kết kết quả kiểm kê và lập Báo cáo kiểm kê, nếu có chênh lệch thừa thiếu đề xuất xử lý.
  • Thủ trường đơn vị phê duyệt báo cáo kiểm kê ra các quyết định xử lý chênh lệch (nếu có).
  • Căn cứ kết quả kiểm kê ghi nhận vào sổ sách

Vào Báo cáo\Vật tư hàng hoá\Báo cáo tồn kho ⇒ Khai báo tham số báo cáo ⇒ Đồng ý

ke toan viethung
Báo cáo tồn kho với Biên bản kiểm kê

– Trường hợp có chênh lệch thì kiểm tra lại các chứng từ gốc để xem hạch toán thừa hay thiếu và xử lý. Một số lý do xảy ra sai lệch:

  • Hạch toán nhầm lẫn giữa các kho => thực hiện sửa lại chứng từ, chọn lại đúng kho thực tế
  • Chưa tính giá xuất kho => thực hiện tính giá xuất kho

2. Kiểm tra chứng từ, sổ sách trên phần mềm kế toán MISA

–  Kiểm tra các dấu hiệu sai sót có thể xảy ra trong quá trình nhập liệu và đối chiếu các sổ sách với nhau nhằm đảm bảo tính đúng đắn của dữ liệu.

Tại màn hình Hướng dẫn quyết toán cuối năm, nhấn Kiểm tra đối chiếu chứng từ, sổ sách => phần mềm hiển thị màn hình Hướng dẫn kiểm tra đối chiếu chứng từ, sổ sách để kiểm tra đối chiếu lần lượt từng nghiệp vụ.

Trường hợp 1: Kiểm tra toàn bộ nội dung (báo cáo quyết toán năm)

– Chọn Khoảng thời gian cần đối chiếu toàn bộ các nội dung, thường chọn Năm nay.

– Nhấn Kiểm tra toàn bộ nội dung. Phần mềm sẽ thực hiện kiểm tra tất cả 9 nội dung như trên màn hình Kiểm tra chứng từ, sổ sách. Anh/chị kéo thanh cuộn để xem được tất cả các nội dung

báo cáo quyết toán năm
Kiểm tra chứng từ, sổ sách

Trường hợp 2: Kiểm tra từng nội dung (báo cáo quyết toán năm)

– Chọn Khoảng thời gian cần kiểm tra đối chiếu.

– Các nội dung cần kiểm tra:

  • Kiểm tra trạng thái chứng từ chưa ghi sổ
  • Kiểm tra Tiền mặt, Tiền gửi
  • Kiểm tra Vật tư hàng hóa
  • Kiểm tra Tài sản cố định
  • Kiểm tra chứng từ chưa thanh toán tạm ứng
  • Kiểm tra hạch toán chính và hạch toán ngoại bảng
  • Kiểm tra số rút và chi theo MLNS
  • Kiểm tra số dư tài khoản lương và các khoản trích theo lương
  • Kiểm tra nghiệp vụ bất thường
  • Kiểm tra bảng cân đối phát sinh tài khoản
  • Kiểm tra báo cáo tài chính

3. Lập báo cáo tài chính trên phần mềm kế toán MISA

– Nhấn Lập báo cáo, chọn Báo cáo tài chính hoặc vào nghiệp vụ Tổng hợp, chọn Báo cáo tài chính\Báo cáo tài chính.

– Khai báo các tham số báo cáo:

+ Chọn Kỳ báo cáo, Năm, Chương.

+ Chọn Báo cáo. Có thể chọn các báo cáo sau:

  • 01/BCTC: Báo cáo tài chính
  • 02/BCTC: Báo cáo kết quả hoạt động
  • 03a/BCTC: Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Theo phương pháp trực tiếp)
  • 04/BCTC: Thuyết minh báo cáo tài chính
bao cao quyet toan
Tham số báo cáo tài chính

=> Nhấn Đồng ý

– Phần mềm lấy lên thông tin Số cuối năm, Số đầu năm tương ứng với từng Chỉ tiêu. Anh/chị kiểm tra lại các thông tin, có thể nhập lại Số cuối năm, Số đầu năm

bao cao tai chinh
Báo cáo tình hình tài chính

– Trường hợp muốn lấy lại toàn bộ số liệu ban đầu thì nhấn Lấy lại mặc định

– Nhấn Cất

 4. Lập báo cáo quyết toán trên phần mềm kế toán MISA

– Nhấn Lập báo cáo để lập Báo cáo quyết toán

báo cáo quyết toán năm
Lập báo cáo quyết toán năm

– Nhấn Lập báo cáo, chọn Báo cáo quyết toán hoặc vào nghiệp vụ Tổng hợp, chọn Lập báo cáo\Báo cáo quyết toán.

– Chọn Kỳ báo cáo, Năm, Chương ⇒ Phần mềm mặc định Báo cáo là B03/BCQT: Thuyết minh báo cáo quyết toán ⇒ Đồng ý

ktvh 3
Tham số báo cáo quyết toán

– Chương trình ngầm định sẵn số liệu của một số chỉ tiêu, anh/chị nhập các thông tin chi tiết khác của đơn vị (báo cáo quyết toán năm)

báo cáo quyết toán năm
Thuyết minh báo cáo quyết toán

– Trường hợp muốn lấy lại toàn bộ số liệu ban đầu thì nhấn Lấy lại mặc định

– Nhấn Cất

– Nhấn In để in báo cáo quyết toán 

– Ngoài ra, có thể in báo cáo tình hình tài chính bằng cách:

+ Chọn menu Báo cáo\Báo cáo quyết toán

+ Chọn báo cáo B03/BCQT: Thuyết minh báo cáo quyết toán

+ Khai báo các tham số báo cáo

  • Chọn Kỳ báo cáo, Chương
  • Tích chọn Lấy dữ liệu từ báo cáo quyết toán đã lập hoặc nếu không tích chọn, phần mềm sẽ in theo công thức đã được thiết lập sẵn
bcqt
Lấy dữ liệu từ báo cáo quyết toán đã lập

– Nhấn Đồng ý

ktvh
Mẫu số B03/BCQT

5. Nộp báo cáo trên phần mềm kế toán MISA 

– Nhấn Nộp báo cáo Phần mềm chuyển sang màn hình Nộp báo cáo

in bao cao
Nộp báo cáo

– Chọn menu Báo cáo, chọn báo cáo cần in. Ví dụ chọn Mẫu số 01-SDKP/ĐVDT: Bảng đối chiếu dự toán kinh phí ngân sách tại Kho bạc

– Khai báo các tham số báo cáo

+ Chọn kỳ báo cáo: có thể chọn từng tháng, quý, năm theo nhu cầu in của đơn vị (báo cáo quyết toán năm)

+ Khai báo các tham số: Nguồn, Chương, Khoản, Cấp phát, CTMT, Dự án, Loại kinh phí:

  • Nếu tích chọn vào Tất cả thì in báo cáo sẽ hiển thị đầy đủ các tham số trên
  • Nếu tích chọn Tổng hợp thì in báo cáo tổng hợp và không quan tâm đến các tham số trên
  • Nếu tích chọn Tuỳ chọn thì anh/chị chọn các tham số theo nhu cầu in của đơn vị

Lưu ý: Với 1 số báo cáo có tham số CTMT, Dự án để báo cáo lên đúng số liệu thì nên chọn CTMT, Dự án là Tổng hợp

– Ngoài ra, tuỳ từng tham số báo cáo cho từng mẫu báo cáo để khai báo các thông tin khác cho phù hợp

báo cáo quyết toán
In báo cáo

⇒ Đồng ý

Trên đây là 4 bước làm quyết toán thuế trên phần mềm kế toán MISA Mimosa mới nhất hiện nay. Nếu có câu hỏi hay thắc mắc các bạn về Khoá học kế toán Online  hãy liên hệ với kế toán Việt Hưng để được tư vấn và hỗ trợ. Chúc các bạn thành công!

0 0 Bình chọn
Bình chọn
Theo dõi
Thông báo cho
guest

0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận