Quy định doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ mới nhất

Quy định doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ sẽ có những điểm khác so với các doanh nghiệp lớn. Từ tiêu chí xác định loại hình DN đã có sự khác biệt rõ rệt. DN của bạn thuộc DN nhỏ, siêu nhỏ hay vừa? Nội dung chi tiết sẽ được Kế Toán Việt Hưng chia sẻ trong bài viết dưới đây! Cùng tìm hiểu ngay nhé.

Quy định doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ 

quy định doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ

Căn cứ theo điều 6 tại Nghị định 39/2018/NĐ-CP, quy định doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ chi tiết như sau:

Điều 6. Tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa

Doanh nghiệp nhỏ và vừa được phân theo quy mô bao gồm doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp vừa.

1. Doanh nghiệp siêu nhỏ trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và lĩnh vực công nghiệp, xây dựng có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 10 người và tổng doanh thu của năm không quá 3 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 3 tỷ đồng.

Doanh nghiệp siêu nhỏ trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 10 người và tổng doanh thu của năm không quá 10 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 3 tỷ đồng.

2. Doanh nghiệp nhỏ trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và lĩnh vực công nghiệp, xây dựng có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 100 người và tổng doanh thu của năm không quá 50 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 20 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định tại khoản 1 Điều này.

Doanh nghiệp nhỏ trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 50 người và tổng doanh thu của năm không quá 100 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 50 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định tại khoản 1 Điều này.

3. Doanh nghiệp vừa trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản và lĩnh vực công nghiệp, xây dựng có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 200 người và tổng doanh thu của năm không quá 200 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 100 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp nhỏ, doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này.

Doanh nghiệp vừa trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ có số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 100 người và tổng doanh thu của năm không quá 300 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn không quá 100 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này.

Dựa vào đó, tiêu chí quy định doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ cụ thể như sau:

– DN siêu nhỏ trong lĩnh vực nông, lâm, thủy sản; lĩnh vực CN và xây dựng sử dụng LĐ có tham gia BHXH bình quân năm không quá 10 người và tổng doanh thu năm của doanh nghiệp không quá 3 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn của năm không quá 3 tỷ đồng.

– DN siêu nhỏ trong lĩnh vực dịch vụ và thương mại sử dụng l có tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 10 người và tổng doanh thu của năm không quá 10 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn của năm không quá 3 tỷ đồng.

– Doanh nghiệp nhỏ trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; lĩnh vực công nghiệp và xây dựng sử dụng lao động có tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 100 người và tổng doanh thu của năm không quá 50 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn của năm không quá 20 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ.

– Theo quy định doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, DN nhỏ trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ sử dụng lao động có tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 50 người và tổng doanh thu của năm không quá 100 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn của năm không quá 50 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ.

Hướng dẫn chuẩn bị vốn điều lệ

Ngành nghề ở đây là ngành nghề không yêu cầu vốn pháp định. Nên bạn chỉ cần đăng kí vốn điều lệ theo mong muốn, khả năng của doanh nghiệp mình. Vốn điều lệ đó sẽ quyết định mức thuế môn bài mà DN đóng hằng năm, nên bạn cũng hãy cân nhắc kỹ lưỡng.(Tham khảo chi tiết: Mức vốn tối thiểu để thành lập công ty).

+ Hướng dẫn đặt tên cho DN theo quy định doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ

Tên cho DN nên đặt là tên riêng, để phân biệt. Tên DN không được giống với những doanh nghiệp khác.

+ Hướng dẫn để chọn người đại diện pháp luật

Doanh nghiệp cần chọn người đại diện pháp luật có năng lực, kinh nghiệm để làm người đại diện. Người đại diện có thể là giám đốc, tổng giảm đốc, quản lý hoặc chỉ đảm nhận chức danh người đại diện.

+ Hướng dẫn chọn ngành nghề

Bạn hãy xác định rõ ràng là ngành nghề mình sẽ kinh doanh là gì? Mã ngành ra sao? Có cần yêu cầu gì không? Như vậy mới có thể hoàn thành tốt các thủ tục, giấy tờ khác khi làm hồ sơ, tránh bị sai hay thiếu sót. (tham khảo chi tiết: Danh mục ngành nghề đăng ký kinh doanh).

tiêu chí về doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ

+ Hướng dẫn đặt trụ sở chính, địa điểm hoạt động

Trụ sở chính của công ty không đặt ở khu tập thể hay khi dân cư hay các khu vực cấm đặt doanh nghiệp. Trường hợp này, bạn có thể tận dụng nhà riêng hoặc đi thuê văn phòng.

+ Hướng dẫn chọn loại hình kinh doanh khi thành lập công ty

Khi thành lập DN theo quy định doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ thì một trong những việc chủ doanh nghiệp phải đau đầu nhất chính là lựa chọn hình thức, loại hình cho doanh nghiệp của mình. Bởi vì loại hình sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động trong tương lai của doanh nghiệp.

Mẫu tờ khai xác định DN siêu nhỏ, nhỏ và vừa và đề xuất nhu cầu hỗ trợ

TỜ KHAI XÁC ĐỊNH DOANH NGHIỆP SIÊU NHỎ, DOANH NGHIỆP NHỎ,
DOANH NGHIỆP VỪA VÀ ĐỀ XUẤT NHU CẦU HỖ TRỢ

(Kèm theo Nghị định số 80/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 8 năm 2021 của Chính phủ)

1. Thông tin chung về doanh nghiệp:

Tên doanh nghiệp: …………………………………………………….

Mã số doanh nghiệp/Mã số thuế: ………………………………………

Loại hình doanh nghiệp: …………………………………………….

Địa chỉ trụ sở chính: …………………………………………………….

Quận/huyện: …………………….. Tỉnh/thành phố: …………………….

Điện thoại: ……………….. Fax: ……………..Email: ………………..

2. Thông tin xác định doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ:

Có vốn điều lệ do một hoặc nhiều phụ nữ sở hữu từ 51% trở lên:

□ Có □ Không

Tên người quản lý điều hành doanh nghiệp: ……………………………

3. Thông tin về tiêu chí xác định quy mô doanh nghiệp:

Lĩnh vực sản xuất, kinh doanh chính: ………………………………..

Số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm: …………………….

Trong đó, số lao động nữ: ………………………………

Tổng nguồn vốn: ………………………………………………………..

Tổng doanh thu năm trước liền kề: ………………………………

4. Doanh nghiệp tự xác định thuộc quy mô (tích X vào ô tương ứng):

□ Doanh nghiệp siêu nhỏ □ Doanh nghiệp nhỏ □ Doanh nghiệp vừa

5. Các nội dung đề xuất hỗ trợ (Doanh nghiệp lựa chọn một hoặc nhiều nội dung hỗ trợ):

□ Hỗ trợ công nghệ: ………………………………………………….

□ Hỗ trợ tư vấn: ………………………………………………………….

□ Hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực: …………………………………

□ Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi từ hộ kinh doanh: ……………………………………………………………………………………….

□ Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo: ……………………………………………………………………………………….

□ Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị:…………………………………………………………….

DOANH NGHIỆP CAM KẾT

1. Về tính chính xác liên quan tới thông tin của doanh nghiệp.

2. Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật Việt Nam.

…, ngày … tháng … năm …

ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP DOANH NGHIỆP

(Ký, ghi rõ họ tên; chức vụ và đóng dấu)

Hồ sơ kèm theo: ………………………………

Bạn muốn học thêm các kiến thức nghiệp vụ, bổ sung các kĩ năng kế toán để hoàn thành công việc, vậy thì fanpage và kênh youtube của chúng tôi chính là 2 kênh chia sẻ hưu ích cho bạn đó!

xem thêm: Khoá học kế toán Sản xuất Ngành May mặc

Mọi thông tin chi tiết hoặc các tình huống khó xử lý về quy định doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ trong quá trình làm việc, mời bạn để lại bình luận dưới bài viết, đội ngũ giáo viên nhiều năm kinh nghiệm cùa Kế Toán Việt Hưng sẽ giúp bạn trả lời các thắc mắc đó. Chúc các bạn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

0 0 Bình chọn
Bình chọn
Theo dõi
Thông báo cho
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
close

GIẢI ĐÁP MIỄN PHÍ 24/7

Kế toán, thuế, bảo hiểm, Doanh nghiệp...