Kế toán sản xuất công ty may mặc | Dệt may là một trong những ngành xuất khẩu mũi nhọn, đóng góp khoảng 16% trong tỷ trọng xuất khẩu của cả nước, trở thành một ngành xuất khẩu chủ lực của cả nước. Hiện đang nằm trong top 5 nước xuất khẩu nhiều nhất trong ngành dệt may thế giới. Vậy làm sao để tính giá thành sản phẩm sản xuất, hạch toán các số liệu hay kiểm soát các khoản thu – chi phát sinh tại xưởng sản xuất,… tham gia ngay khóa học cùng Kế toán Việt Hưng, chúng tôi sẽ giúp bạn!
1. Số dư đầu kỳ kế toán công ty may mặc
– Thiết lập các cơ sở đầu kỳ một cách khóa học có hệ thống đối với kế toán doanh nghiệp sản xuất.
– (Giải thích) các chỉ số trên số dư cuối năm cần lưu ý khi làm ở công ty sản xuất, gia công may mặc.
– Ý nghĩa của các tài khoản trên CĐTK so với các báo cáo liên quan đầu kỳ.
– Nhập chi tiết các báo cáo như báo cáo phân bổ công cụ dụng cụ chi tiết cho các bộ phận sản xuất, gia công riêng, cho quản lý riêng.
– Nhập chi tiết báo cáo khấu hao TSCĐ chi tiết cho các bộ phận trong công ty sản xuất, gia công, quản lý.
– Hướng dẫn tạo các mã thành phẩm. Hướng dẫn cập nhật khung định mức nguyên vật liệu cho sản phẩm sản xuất may.
– Hướng dẫn theo dõi công nợ phải thu, phải trả – Giải thích mối quan hệ ý nghĩa số dư công nợ.
– Cập nhật báo cáo chi phí sản xuất kinh doanh dở dang đầu kỳ: Ý nghĩa của báo cáo này.
– Cập nhật hệ thống tài khoản lên phần mềm kế toán.
2. Phát sinh trong kỳ kế toán công ty may mặc
2.1 Nguyên vật liệu công ty
– Hướng dẫn tạo mã Nguyên vật liệu đúng: Vì khi tạo mã NVL đúng thì các bước tiếp theo sẽ đúng.
– Nhập mua nguyên vật liệu qua kho: Trong trường hợp hàng về trước hóa đơn về sau (Mục đích xử lý âm kho. Hạch toán và về mặt hồ sơ).
– Hướng dẫn lập lệnh sản xuất, xuất kho NVL theo lệnh (Theo thông tư 133 hoặc 200).
– Các cách xử lý âm kho vật tư.
– Hướng dẫn lập các mẫu mua NVL không có hóa đơn, hồ sơ chứng minh được nguồn gốc NVL.
– Hợp đồng nguyên tắc, bảng kê, chứng từ liên quan trong khâu xử lý nguyên vật liệu.
– Hướng dẫn nhập khẩu nhập kho nguyên vật liệu.
– Hướng dẫn phân bổ các chi phí trước hải quan, chi phí sau hải quan để phân bổ vào giá mua nguyên vật liệu may mặc.
2.2 Công cụ dụng cụ, chi phí trả trước trong công ty
– Phân loại công cụ dụng cụ, CCDC cho mảng sản xuất, CCDC cho quản lý.
– Hạch toán, ghi tăng CCDC, phân bổ CCDC cho mảng nào (Quản lý, sản xuất).
– Tỷ lệ phân bổ ra sao, cơ sở phân bổ chi phí phân bổ công cụ dụng cụ dựa vào tiêu thức nào hợp lý cho công ty sản xuất, gia công.
– Hạch toán các chi phí trả trước cho công ty sản xuất căn cứ vào hợp đồng liên quan, phân bổ chi phí này cho sản xuất và quản lý cũng như các dịch vụ khác liên quan (Nếu có).
2.3 Tài sản cố định
– Phân loại tài sản cố định, TSCĐ cho mảng sản xuất, TSCĐ cho quản lý.
– Hạch toán, ghi tăng TSCĐ, phân bổ TSCĐ cho mảng nào (Quản lý, sản xuất).
– Tỷ lệ phân bổ ra sao, cơ sở khấu hao TSCĐ dựa vào tiêu thức nào hợp lý cho công ty sản xuất.
– Cơ sở trích khấu hao TSCĐ.
– Hồ sơ thanh lý TSCĐ, thủ tục thanh lý TSCĐ, cơ sở pháp lý.
2.4 Định mức
– Phân biệt những loại hình doanh nghiệp sản xuất bắt buộc có định mức và những loại hình sản xuất áp dụng không lập định mức khi tính giá thành may mặc, các sản phẩm may mặc nên áp dụng phương pháp tính giá thành nào hợp lý.
– Thiết lập tạo mã thành phẩm, tạo định mức trên các thành phẩm trên phầm mềm theo nhóm, mã một cách khoa học, logic.
– Chi tiết về định mức, cách xây dựng định mức vật tư cho sản xuất.
2.5 Kho
– Lập báo cáo kho hàng hóa, đối chiếu kho hàng hóa so với báo cáo tài chính.
– Theo dõi báo cáo kho theo nhóm, loại, theo yêu cầu quản lý của doanh nghiệp, theo quy cách, tính chất…
– Theo dõi báo cáo kho thành phẩm, đối chiếu kho thành phẩm so với báo cáo tài chính.
2.6 Tiền lương & BHXH
– Lập tỷ lệ trích lương, các khoản trích bảo hiểm xã hội.
– Lập bảng lương, các công thức lập nhanh bảng lương trong excel. Hướng dận hạch toán lương theo bộ phận.
– Lập các hợp đồng lao động theo phương pháp theo dõi nhanh và khoa học.
– Hạch toán phân bổ tiền lương cho từng bộ phận liên quan trong công ty sản xuất.
– Hạch toán tiền BHXH trích theo từng bộ phận theo lương.
– Cân đối Các chỉ tiêu liên quan hạch toán BHXH so với thông báo của BHXH.
– Cân đối tiền lương so với báo cáo quyết toán thuế TNCN, so với Tờ khai thuế TNCN hàng tháng, quý.
2.7 Giá thành
Đây là nội dung khá quan trọng trong quá trình làm kế toán doanh nghiệp sản xuất này, nó là sự kết hợp cuối cùng khi bạn đã hoàn thành các bước trên.
Do công ty sản xuất – gia công may mặc sẽ có 2 loại doanh thu do đó cần chi tiết ra 2 loại giá vốn => Khi làm cần chia ra làm 2 kỳ tính giá thành:
– Hướng dẫn tính giá thành cho sản xuất sản phẩm may mặc:
– Lập, xóa quy trình tính giá thành theo tháng.
– Tập hợp chi phí trực tiếp (giải thích).
– Phân bổ chi phí chung cho các sản phẩm.
– Đánh giá chi phí dở dang theo các tiêu thức khác nhau, giải thích.
– Tính giá thành các sản phẩm.
– Cân đối đối chiếu các khâu trong giá thành.
– Cân đối doanh thu – giá vốn từng sản phẩm sản xuất.
– Chú ý về cách sửa lỗi sai, kiểm tra đúng sai qua quá trình tính giá thành.
– Hướng dẫn vào các báo cáo giá thành & so sánh Dư Nợ 154 (Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang trên CĐTK). So với báo cáo tổng hợp giá thành và so với báo cáo chi tiết giá thành.
– Hướng dẫn tính giá thành dịch vụ gia công.
– Lập kỳ tính giá thành gia công.
– Phân bổ chi phí chung cho gia công.
– Nghiệm thu các gói dịch vụ gia công.
2.8 Doanh thu
Phân biệt, đối chiếu doanh thu – giá vốn của 2 loại hình sản xuất – gia công trong một công ty, đối chiếu lợi nhuận của từng mảng.
2.9 Thuế
Thuế GTGT
– Hướng dẫn lập tờ khai thuế GTGT trên phần mềm, đẩy sang HTKK, cách thiết lập các thông số thuế trên phần mềm. Cách kiểm tra đối chiếu chỉ tiêu thuế trên phần mềm Misa trước khi lập tờ khai thuế đúng. Cách soát lỗi sai sót – Sửa lỗi sai.
– Cách khấu trừ thuế GTGT theo tháng, quý.
– Hướng dẫn các tình huống điều chỉnh sai sót của các tờ khai trong quá khứ và cách điều chỉnh cho đúng. Giải quyết các lỗi sai trong kê khai.
Thuế TNDN
– Cách lập tờ khai thuế TNDN cuối năm/Cách đưa ra tờ khai HTKK, điền thêm các chỉ tiêu cần thiết.
– Hướng dẫn thêm các phụ lục miễn giảm thuế trong các trường hợp đặc biệt.
– Hướng dẫn điều chỉnh tờ khai Thuế TNDN cho việc lập lại BCTC (trường hợp lập lại BCTC thì cần phải lập tờ khai điều chỉnh thuế TNDN).
Thuế TNCN
– Hướng dẫn đăng ký MST cá nhân.
– Hướng dẫn làm các thủ tục giảm trừ gia cảnh.
– Lập tờ khai thuế TNCN theo tháng, quý.
– Lập Quyết toán thuế TNCN cuối năm – Kèm bộ BCTC.
3. Báo cáo cuối kỳ kế toán công ty may mặc
– Lập bảng cân đối tài khoản: Cân đối các chỉ tiêu trên tài khoản kế toán.
– Lập báo cáo kế toán.
– Lập lưu chuyển tiền tệ, phân biệt lưu chuyển tiền tệ gián tiếp và trực tiếp.
– Hướng dẫn in và kết xuất sổ sách kế toán một cách có hệ thống và khoa học nhất để chuẩn bị cho quyết toán thuế về sau.
– Kinh nghiệm thanh tra trong công ty sản xuất.
– Hướng dẫn các Thông tư cần đọc trong công ty sản xuất gia công may mặc.
– Kinh nghiệm soạn hồ sơ cho công ty sản xuất một cách khoa học nhất.
Ngành may mặc là một ngành hàng thiết yếu không thể thiếu người sử dụng – luôn đòi hỏi nguồn cung lớn đặc biệt nhà máy phân xưởng hoạt động hết công suất. Vậy đâu là địa chỉ học thực hành thực tế kế toán sản xuất ngành may mặc chi tiết chuyên sâu? Kế toán Việt Hưng chính là sự lựa chọn đáp ứng đủ các tiêu chí khắt khe nhất về chất lượng học – CAM KẾT 100% ĐẦU RA phải làm được việc tự mình lên BCTC chỉ sau 30 ngày học với 1 khoá học duy nhất không giới hạn số buổi dạy hoá đơn chứng từ chuẩn DN sản xuất may mặc hoạt động hiện nay.
THAM KHẢO:
Anh/ Chị vui lòng cho e xin kinh nghiệm xuất hóa đơn thanh lý tài sản/ CCDC cho nhiều mã hàng với ạ. Cùng 1 tên sản phẩm thì có thể gộp lại không ạ?
Xuất hoá đơn thanh lý thì cũng như bình thường thôi bạn, bán hàng gì bạn xuất mặt hàng đấy, xuất như tên hàng hoá nhập đầu vào bạn nha.