Những vấn đề cần lưu ý trong kế toán thủy hải sản nuôi trồng

Đánh giá

Sau đây Ketoanviethung trình bày các lưu ý khi làm kế toán thủy hải sản nuôi trồng. Mặt hàng thủy hải sản vẫn đang được khuyến khích kinh doanh. Các mặt hàng thủy hải sản bao gồm: cá, tôm, nghêu, sò,…Vậy kế toán trong các doanh nghiệp nuôi trồng thủy hải sản cần làm gì? Đây cũng là câu hỏi đặt ra của rất nhiều các bạn kế toán. 

ke-toan-thuy-hai-san
Nuôi trồng thuỷ hải sản

KẾ TOÁN NUÔI TRỒNG THỦY HẢI SẢN CẦN LƯU Ý NHỮNG VẤN ĐỀ GÌ?

1. Quy định của pháp luật về mặt hàng nuôi trồng thủy hải sản

Theo khoản 1, khoản 2 Điều 4 thông tư 219/TT-BTC quy định đối tượng không chịu thuế GTGT như sau:

kế toán thủy hải sản

2. Về thuế GTGT

*) Thuế GTGT

Theo khoản 5 Điều 5 Thông tư 2019/TT-BTC quy định

kế toán thủy hải sản

Như vậy: Sẽ có 3 trường hợp xảy ra

– Nếu doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ bán thương mại mặt hàng thủy hải sản (chưa chế biến hoặc qua sơ chế thông thường) cho doanh nghiệp khác → không  phải kê khai tính nộp thuế GTGT

– Nếu doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ bán mặt hàng thủy hải sản (chưa chế biến hoặc qua sơ chế thông thường) cho tổ chức, cá nhân khác →phải kê khai tính nộp thuế GTGT 5%

– Nếu doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp bán thương mại mặt hàng thủy hải sản (chưa chế biến hoặc qua sơ chế thông thường) →kê khai tính nộp thuế GTGT theo tỷ lệ 1% trên doanh thu

  1. Cách viết hóa đơn GTGT và cách kê khai mặt hàng thủy hải sản trong trường hợp không phải kê khai tính nộp thuế GTGT

*) Cách viết hóa đơn GTGT mặt hàng thủy hải sản

– Giá bán là giá không có thuế GTGT

– Dòng thuế suất và thuế GTGT không ghi, gạch bỏ

Ví dụ

ke-toan-thuy-hai-san

*) Cách kê khai hóa đơn GTGT mặt hàng thủy hải sản trong trường hợp  không phải tính nộp thuế GTGT

– Vào HTKK thuế 3.8.

– Chọn 01/GTGT Tờ khai thuế GTGT khấu trừ (TT156/2013, TT26/2015)

– Chọn tháng hoặc quý cần kê khai

– Đánh vào chỉ tiêu [32a] “Hàng hóa dịch vụ bán ra không tính thuế”

Ví dụ

ke-toan-thuy-hai-san

3. Về chi phí khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp

Theo điểm 2.4 khoản 2 Điều 4 thông tư 96/2015/TT-BTC  quy định

ke-toan-thuy-hai-san

Như vậy: Đối với mặt hàng thủy hải sản thì thường là mua trực tiếp của các hộ dân đánh bắt trực tiếp hoặc trực tiếp nuôi trồng. Nên khoản chi phí này sẽ không có hóa đơn chứng từ

Vậy để những khoản chi phí này là hợp lý, hợp lệ thì doanh nghiệp sẽ Lập bảng kê mua vào không hóa đơn mẫu 01/TNDN kèm theo Thông tư 78/2014/TT-BTC

Yêu cầu về việc lập bảng kê

  • Phải có chữ ký của người đại diện theo pháp luật
  • Hình thức thanh toán: không bắt buộc phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt
  • Nếu giá mua trên Bảng kê cao hơn giá thị trường tại thời điểm mua thì doanh nghiệp sẽ bị ấn định thuế. Khi đó doanh nghiệp sẽ phải tính lại chi phí được trừ, thuế TNDN

*) Theo Điểm e Điều 3 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định về các đối tượng được miễn thuế TNCN

– Nếu doanh nghiệp mua hàng của cá nhân, hộ kinh doanh trực tiếp nuôi trồng thì phải

+ Có quyền sử dụng đất hoặc hợp đồng thuê đất

+ Cư trú tại địa phương xảy ra hoạt động nuôi

–  Nếu doanh nghiệp mua hàng của cá nhân, hộ kinh doanh trực tiếp đánh bắt

+ Phải có giấy chứng nhận quyền sở hữu hoặc hợp đồng thuê tàu, thuyền sử dụng vào mục đích đánh bắt và trực tiếp tham gia hoạt động đánh bắt thủy hải sản (trừ trường hợp đánh bắt trên sông)

4. Tính giá thành trong doanh nghiệp nuôi trồng thủy hải sản

Đối với loại hình doanh nghiệp nuôi trồng, kinh doanh thủy hải hản thì việc tập hợp chi phí và tính giá thành là hết sức quan trọng. Chi phí cũng bao gồm 3 loại chi phí:

– Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:

+ Bao gồm Nguyên vật liệu chính: tôm tươi, cá tươi, mực tươi,…

+ Nguyên vật liệu phụ: chất phụ gia, thức ăn chăn nuôi,…

– Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm: Là doanh nghiệp kinh doanh thủy hải sản nên nguồn nhân lực sẽ có những biến động tùy theo mùa vụ. Chi phí bao gồm: chi phí tiền lương, tiền bảo hiểm. Ngoài ra tùy theo mùa vụ sẽ phát sinh chi phí thuê thời vụ, thuê ngoài

– Chi phí sản xuất chung: Chi phí phân xưởng sản xuất, chi phí khác,…

Trên đây là những lưu ý quan trọng khi các bạn làm kế toán trong Doanh nghiệp nuôi trồng thủy hải sản. Để hiểu cụ thể và chi tiết trên chứng từ thực tế, các bạn có thể liên hệ trực tiếp với Ketoanviethung để được tư vấn.

0 0 Bình chọn
Bình chọn
Theo dõi
Thông báo cho
guest

0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận