Công thức tính điểm hòa vốn DN chi tiết như thế nào?

Đánh giá

Điểm hoà vốn là gì? Công thức tính điểm hoà vốn như thế nào? Kế Toán Việt Hưng xin gửi đến bạn những nội dung chi tiết đó trong bài viết dưới đây. Cùng chúng tôi tìm hiểu ngay nhé!

Điểm hoà vốn là 1 trong những chỉ số quan trọng cần được xác định trước cũng như trong quá trình vận hành việc bán hàng, kinh doanh. Việc theo dõi chỉ số điểm hoà vốn cần được thực hiện thường xuyên giúp đánh giá về đầu tư mặt bằng, trang thiết bị, khách hàng mục tiêu cũng như hoạt động kinh doanh sau này.

Khái niệm điểm hòa vốn

Điểm hoà vốn là điểm mà tại đó doanh thu vừa đủ bù đắp hết các chi phí hoạt động kinh doanh bỏ ra, hay nói cách khác điểm hoà vốn là điểm mà tại đó doanh nghiệp không có lãi cũng không bị lỗ vốn.

 

Điểm hoà vốn còn được định nghĩa là điểm mà tại đó tổng số dư đảm phí đúng bằng định phí của doanh nghiệp trong kỳ.

Phương trình công thức tính điểm hoà vốn:

DT – CP = 0

DT – BP – ĐP = 0

(SL x g) – (SL x bp) = ĐP hay SL x (g – bp) = ĐP

công thức tính điểm hoà vốn

Trong đó:

– DT là tổng doanh thu

– CP là tổng chi phí

– BP là tổng biến phí

– ĐP là tổng định phí

– SL là sản lượng tiêu thụ

– g là giá bán

– bp là biến phí đơn vị

Ý nghĩa của điểm hoà vốn

Nghiên cứu điểm hoà vốn giúp nhà quản trị xác định rõ:

– Mức sản xuất và tiêu thụ là bao nhiêu có lãi

– Doanh nghiệp phải hoạt động ở mức độ nào của công suất thì đạt điểm hoà vốn

– Giá cả tiêu thụ ở mức nào thì DN không bị lỗ

– Mức an toàn hiện tại của DN trên thị trường cạnh tranh như thế nào…

– Phạm vi đảm bảo an toàn về doanh thu để đạt được một mức lợi nhuận mong muốn. Phân tích điểm hoà vốn sẽ giúp cho nhà quản trị xem xét quá trình kinh doanh một cách chủ động và tích cực, xác định rõ ràng mức sản lượng và doanh thu bằng bao nhiêu thì hòa vốn trong kỳ kinh doanh. Từ đó xác định được vùng lãi, lỗ của doanh nghiệp để người quản lý có những biện pháp chỉ đạo tích cực để sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao.

Từ đó có thể thấy công thức tính điểm hoà vốn giúp những nhà quản lý có các chính sách và biện pháp thích hợp để chỉ đạo hoạt động sản xuất kinh doanh của DN.

Phương pháp xác định và công thức tính điểm hoà vốn

Công thức tính điểm hoà vốn có thể được xác định cho sản lượng doanh thu, thời gian, công suất hoặc giá bán

– Sản lượng hoà vốn:

SLhv x (g – bp) = ĐP

SL hv = ĐP/(g – bp) = ĐP/SLđp

– Doanh thu hoà vốn: là doanh thu của sản lượng hoà vốn

DThv = SLhv x g = ĐP/SDdp%

– Công suất hoà vốn: là công suất cần huy động để đạt sản lượng hoà vốn

h% = sản lượng hoà vốn/sản lượng có thể khai thác x 100%

h% = Đp/SLkt(g – bp) x 100%

– Thời gian hoà vốn: được xác định nhằm chủ động trong việc khai thác và sử dụng thời gian lao động, thời gian máy…

TGhv = SLhv/sản lượng thực hiện (SL)/12s x 100%

Phạm vi (vùng an toàn)

công thức tính điểm hoà vốn 1

Được hiểu là phần chênh lwệch của doanh thu (hoặc sản lượng thực hiện) với doanh thu (hoặc sản lượng) hoà vốn. Hay nói cách khác, phạm vi an toàn là phần thị trường (sản lượng hoặc doanh thu doanh nghiệp) có thể bị giảm bớt tới điểm trước khi bị lỗ.

Phạm vi an toàn có thể là số tuyệt đối, hoặc cũng có thể là số tương đối (gọi là mức an toàn), hoặc cũng có thể là số tương đối.

Công thức tính điểm hoà vốn

Mức an toàn về số lượng sản phẩm = sản lượng hoạt động – sản lượng hoà vốn

Mức an toàn về doanh thu = doanh thu hoạt động – doanh thu hoà vốn

Tỷ lệ an toàn về doanh thu = mức an toàn về số lượng SP/sản lượng hoạt động x 100%

= mức an toàn về doanh thu/doanh thu hoạt động x 100%

Đồ thị hoà vốn

Để nghiên cứu về lý thuyết hoà vốn và mối quan hệ giữa chi phí – khối lượng – lợi nhuận, các nhà kinh tế dùng phương pháp đồ thị để thể hiện mối quan hệ này:

Giả sử gọi:

– x: sản lượng

– g: giá bán

– bp: biến phí đơn vị

Ta có các hàm:

– Hàm định phí: Yđp = ĐP

– Hàm biến phí: Ybp = bp * x

– Hàm tổng phí: Ytp = ĐP + bp* x

– Hàm doanh thu: Ydt = g*x

Ứng dụng phân tích điểm hoà vốn trong việc ra quyết định

 

1. Tình huống xác định sản lượng cần tiêu thụ và mức doanh thu thực hiện để đạt được lợi mục tiêu

Tình huống này thường xảy ra ở doanh nghiệp muốn có mức lãi mong muốn trong kỳ tới. Vậy doanh nghiệp cần sản xuất và tiêu thụ bao nhiêu sản phẩm và mức doanh thu cần đạt được là bao nhieeu để có mức lợi nhuận mục tiêu đề ra.

Sản lượng cần tiêu thụ = (định phí + lợi nhuận mục tiêu)/lãi trên biến phí đơn vị

Doanh thu cần thực hiện = sản lượng tiêu thụ cần thực hiện x giá bán đơn vị

2. Tình huống điều chỉnh giá bán sản phẩm

Đặc trưng của cơ chế thị trường là sự cạnh tranh trong đó giá là vũ khí cạnh tranh rất lợi hại. Vì vậy cần phải nắm vững khung giá cho từng sản phẩm ở các mức độ sản lượng khác nhau để từ đó tuỳ theo các điều kiện cụ thể mà có cách chủ động điều chỉnh giá phù hợp.

Khung giá bán là giá hoà vốn ở các mức độ sản lượng khác nhau:

gh = ĐP/SL + bp

Trên phương diện kinh tế, các nhà quản trị doanh nghiệp cần xem xét phương án chấp nhân đơn đặt hàng mới thì ảnh hưởng như thế nào đến lợi nhuận của DN để quyết định. Tuy nhiên, cũng cần phải xem xét các yếu tố định tính xung quanh vấn đề này như: khu vực thị trường, phản ứng của khách hàng khác… Trong 1 số trường hợp, các DN phải đứng trước sự lựa chọn là nên chấp nhận hay không chấp nhận các đơn đặt hàng có liên quan tới việc tăng khối lượng sản xuất của DN tại thời điểm đặc biệt.

Trong trường hợp này kế toán quản trị cần phải quan tâm đến các thông tin cơ bản sau:

– Khả năng, công suất của thiết bị, máy móc có thể đáp ứng thêm nhu cầu của đơn đặt hàng mới hay không.

– Xem xét và so sánh với hoạt động sản xuất và tiêu thụ bình thường của công ty hàng năm, cụ thể là:

+ Nếu với sản lượng sản xuất bình thường hàng năm của công ty đã có lãi, điều đó có nghĩa là toàn bộ số định phí trong năm đã ddược bù đắp đầy đủ thì hợp đồng mới chỉ cần bù đắp thêm phần biến phí phát sinh thêm. Do vậy, nếu giá bán sản phẩm theo hợp đồng lớn hơn biến phí sản xuất thì công ty nên chấp nhận đơn đặt hàng và ngược lại.

+ Nếu với số lượng sản xuất bình thường hàng năm công ty đang bị lỗ, có nghĩa là số định phí trong năm chưa được bù đắp đầy đủ. Trong trường hợp này nếu giá bán sản phẩm theo hợp đồng mới nhỏ hơn giá bán sản phẩm bình thường thì công ty không nên chấp nhận đơn đặt hàng vì như vậy sẽ làm công ty lỗ thêm.

Trong trường hợp giá bán sản phẩm theo đơn đặt hàng lớn hơn giá bán bình thường (có thể cao hơn giá bán hoà vốn), công ty có thể chấp nhân đơn đặt hàng vì nó sẽ làm giảm lỗ của doanh nghiệp nhưng trường hợp này rất ít của xảy ra.

Ưu điểm điểm hòa vốn

Việc sử dụng công thức tính điểm hoà vốn phân tích được sử dụng rộng rãi trong hoạt động sản xuất kinh doanh, nó có một số ứng dụng quan trọng sau:

+ Dùng để đánh giá lợi nhuận, chi phí của một dự án, một doanh nghiệp.

+ Được sử dụng trong việc lựa chọn phương án sản xuất đầu tư.

+ Có thể sử dụng trong sự phân tích rủi ro của doanh nghiệp hay một dự án đầu tư.

Bài viết trên này hi vọng đã cung cấp đủ các thông tin liên quan đến công thức tính điểm hoà vốn giúp kế toán viên tự tin hoàn thành các nhiệm vụ được giao tại doanh nghiệp của mình. Các thắc mắc, băn khoăn liên quan đến nghiệp vụ kế toán hoặc vấn đề “khó nhằn” khác, hãy để Kế Toán Việt Hưng giúp bạn. Bạn chỉ cần để lại bình luận dưới bài viết, hoặc nhắn tin trực tiếp qua fanpage của chúng tôi để được hỗ trợ kịp thời.

0 0 Bình chọn
Bình chọn
Theo dõi
Thông báo cho
guest

0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận