Kế toán hàng hoá là gì? Cách hạch toán kế toán hàng hoá theo PP kê khai

Đánh giá

Hạch toán kế toán hàng hoá theo phương pháp kê khai thường xuyên – Kế toán hàng hóa-bán hàng và xác định kết quả bán hàng (XĐKQBH) là một bộ phận của công tác kế toán trong doanh nghiệp, nó được coi là khâu quyết định tới sự tồn tại hay diệt vong của doanh nghiệp. Hãy cùng Kế toán Việt Hưng tìm hiểu qua bài viết ngay dưới đây.

hạch toán kế toán hàng hoá
Kế toán hàng hoá là gì? Cách hạch toán kế toán hàng hoá theo PP kê khai thường xuyên

1. Kế toán hàng hoá là gì?

Hàng hóa là sản phẩm của lao động có thể thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người thông qua trao đổi mua bán. Giá trị và giá trị sử dụng của hàng hóa chỉ có thể thực hiện được thông qua quá trình bán hàng.

2. Tài khoản 156 “Hàng hóa”

Tài khoản này dung để phản ánh trị giá hiện có và tình hình biến động tăng, giảm các loại hàng hóa của doanh nghiệp bao gồm hàng hóa tại các kho hàng, quầy hàng, hàng hóa bất động sản. 

Có 3 tài khoản cấp 2:

– Tài khoản 1561 – Giá mua hàng hóa: Phản ánh trị giá hiện có và tình hình biến động của hàng hóa mua vào và đã nhập kho (Tính theo trị giá mua vào);

– Tài khoản 1562 – Chi phí thu mua hàng hóa: Phản ánh chi phí thu mua hàng hóa phát sinh liên quan đến số hàng hóa đã nhập kho trong kỳ và tình hình phân bổ chi phí thu mua hàng hóa hiện có trong kỳ cho khối lượng hàng hóa đã bán trong kỳ và tồn kho thực tế cuối kỳ (Kể cả tồn trong kho và hàng gửi đi bán, hàng gửi đại lý, ký gửi chưa bán được). Chi phí thu mua hàng hóa hạch toán vào tài khoản này chỉ bao gồm các chi phí liên quan trực tiếp đến quá trình thu mua hàng hóa như: Chi phí bảo hiểm hàng hóa, tiền thuê kho, thuê bến bãi…chi phí vận chuyển, bốc xếp bảo quản đưa hàng hóa từ nơi mua về đến kho doanh nghiệp; các khoản hao hụt tự nhiên trong định mức phát sinh trong quá trình thu mua hàng hóa.

– Tài khoản 1567 – Hàng hóa bất động sản: Phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động của các loại hàng hóa bất động sản của doanh nghiệp. Hàng hóa bất động sản bao gồm: Quyền sử dụng đất; nhà; hoặc nhà và quyền sử dụng đất; cơ sở hạ tầng mua để bán trong kỳ hoạt động kinh doanh bình thường; Bất động sản đầu tư chuyển thành hàng tồn kho khi chủ sở hữu bắt đầu triển khai cho mục đích bán. 

3. Hạch toán kế toán hàng hoá một số nghiệp vụ chủ yếu 

(1) Hàng hóa mua ngoài nhập kho doanh nghiệp,căn cứ vào hóa đơn, phiếu nhập kho và các chứng từ có liên quan:

Đối với hàng hóa mua vào dung cho hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ:

♦ Nếu mua hàng trong nước, ghi:

Nợ TK 156 – Hàng hóa (1561) (Giá mua chưa có thuế GTGT)

Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ(1331) (Thuế GTGT đầu vào)

Có các TK 111,112,141,331,…(Tổng giá thanh toán) 

♦ Nếu mua hàng trực tiếp nhập khẩu, ghi:

Nợ TK 156 – Hàng hóa (1561)(Giá mua + Thuế nhập khẩu)

Có các TK 111,112,331,…

Có TK 3333 – Thuế xuất, nhập khẩu (Chi tiết thuế nhập khẩu)

Đồng thời phản ánh thuế GTGT phải nộp Ngân sách Nhà nước, ghi:

Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (1331)

Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (33312 – Thuế GTGT hàng nhập khẩu)

Trường hợp nhập khẩu phải nộp thuế tiêu thụ đặc biệt hàng nhập khẩu, ghi:

Nợ TK 156 – Hàng hóa (1561) (Giá mua cộng thuế nhập khẩu và thuế tiêu thụ đặc biệt hàng nhập khẩu)

Có các TK 111,112,331,…

Có TK 3333 – Thuế xuất khẩu,nhập khẩu

Có TK 3332 – Thuế tiêu thụ đặc biệt

Nếu mua hàng ủy thác nhập khẩu xem quy định ở Tài khoản 331 – Phải trả người bán. Đối với hàng hóa mua vào dung cho hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGt tính theo phương pháp trực tiếp, hoặc dung cho hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT:

 Nếu mua hàng hóa trong nước, ghi:

Nợ TK 156 – Hàng hóa (1561) (Tổng giá thanh toán)

Có các TK 111,112,331,…(Tổng giá thanh toán) 

Nếu mua hàng nhập khẩu, ghi:

Nợ TK 156 – Hàng hóa (1561) (Giá mua cộng với thuế nhập khẩu cộng thuế GTGT hàng nhập khẩu cộng thuế tiêu thụ đặc biệt hàng nhập khẩu (nếu có)

Có các TK 111,112,331,…

Có TK 3333 – Thuế xuất khẩu, nhập khẩu ( Chi tiết thuế nhập khẩu)

Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (33312)

Có TK 3332 – Thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có)

(2) Trường hợp đã nhận được hóa đơn của người bán nhưng đến cuối kỳ kế toán, hàng hóa chưa về nhập kho thì căn cứ vào hóa đơn, ghi:

Nợ TK 151 – Hàng mua đang đi đường

Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)

Có các TK 111,112,331,…

Sang kỳ kế toán sau, khi hàng mua đang đi trên đường về nhập kho, ghi:

Nợ TK 156 – Hàng hóa (1561)

Có TK 151 – Hàng mua đang đi đường

(3) Chiết khấu thương mại hàng mua được hưởng, ghi:

Nợ các TK 111,112,331,…

Có TK 156 – Hàng hóa (1561)

Có 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (1331)(nếu có)

(4) Giá trị của hàng hóa mua ngoài không đúng quy cách, phẩm chất theo hợp đồng kinh tế phải trả lại cho người bán, hoặc số tiền được ghi giảm giá, ghi:

Nợ các TK 111,112,…

Nợ TK 331 – Phải trả cho người bán

Có TK 156 – Hàng hóa (1561)

Có 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (1331) (nếu có)

(5) Phản ánh chi phí thu mua hàng hóa dung vào hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa dịch vụ chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, ghi:

Nợ TK 156 – Hàng hóa (1562)

Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)

Có các TK 111,112,141,331,…

(6) Hàng hóa bất động sản, mua về để bán, ghi:

Nợ TK 156 – Hàng hóa (1567 – Hàng hóa bất động sản-giá mua chưa có thuế GTGT)

Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (1332)

Có các TK 111,112,331…

(7) Các chi phí liên quan trực tiếp đến việc mua hàng hóa bất động sản, ghi:

Nợ TK 156 – Hàng hóa (TK 1567 –Hàng hóa bất động sản)

Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (1332)

Có các TK 111,112,331,…

(8) Trường hợp bất động sản đầu tư chuyển thành hàng tồn kho khi chủ sở hữu có quyết định sửa chữa, cải tạo nâng cấp để bán:

♦ Khi có quyết định sửa chữa,cải tạo,nâng cấp bất động sản đầu tư để bán, ghi:

Nợ TK 156 – Hàng hóa (TK 1567 – Hàng hóa bất động sản – GTCL của BĐS đầu tư)

Nợ 214 – Hao mòn TSCĐ ((2147) – Số hao mòn lũy kế)

Có TK 217 – Bất động sản đầu tư (Nguyên giá)

♦ Khi phát sinh các chi phí sửa chữa, cải tạo, nâng cấp triển khai cho mục đích bán, ghi:

Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang

Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ

Có các TK 111,112,152,334,331,…

♦ Khi kết thúc giai đoạn sửa chữa, cải tạo,nâng cấp triển khai cho mục đích bán, kết chuyển toàn bộ chi phí ghi tăng giá trị hàng hóa bất động sản, ghi:

Nợ TK 156 – Hàng hóa (1567)

Có TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang

(9) Trị giá hàng hóa xuất bán được xác định là tiêu thụ, căn cứ vào hóa đơn GTGT hoặc hóa đơn bán hàng, phiếu xuất kho, ghi:

Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán

Có TK 156 – Hàng hóa (1561)

(10) Trường hợp thuê ngoài gia công, chế biến hàng hóa:

a. Khi xuất kho hàng hóa đưa đi gia công, chế biến, ghi:

Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang Có TK 156 – Hàng hóa (1561)

b. Chi phí gia công, chế biến hàng hóa, ghi:

Nợ TK 154 – Chi phí sản xuất,kinh doanh dở dang

Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)

Có các TK 111,112,331,…

c. Khi gia công xong nhập lại kho hàng hóa:

Nợ TK 156 – Hàng hóa (1561)

Có TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang

(11) Khi xuất kho hàng hóa gửi cho khách hàng hoặc gửi cho các đại lý, đơn vị nhận hàng ký gửi,… ghi:

Nợ TK 157 – Hàng gửi đi bán

Có TK 156 – Hàng hóa (1561)

(12) Khi xuất kho hàng hóa cho các đơn vị hạch toán phụ thuộc để bán:

♦ Nếu sử dụng phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ, ghi:

Nợ TK 157 – Hàng gửi đi bán

Có TK 156 – Hàng hóa (1561)

♦  Nếu sử dụng Hóa đơn GTGT hoặc Hóa đơn bán hàng, khi xuất kho hàng hóa căn cứ vào hóa đơn, kế toán xác định giá vốn của hàng xuất bán:

Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán

Có TK 156 – Hàng hóa

(13) Đối với hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế GTGT khi xuất kho để sử dụng nội bộ:

a. Nếu hàng hóa xuất kho để sử dụng nội bộ, phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ thuế, kế toán phản ánh doanh thu bán hàng nội bộ theo giá vốn hàng xuất kho, ghi:

Nợ các TK 623,627,641,642….(Giá vốn hàng xuất kho)

Có TK 512 – Doanh thu bán hàng nội bộ (Giá vốn hàng xuất kho)

Đồng thời phản ánh giá vốn hàng xuất kho, ghi:

Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán

Có TK 156 – Hàng hóa (1561)

b. Nếu xuất kho để sử dụng nội bộ, phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp hoặc không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT, kế toán phản ánh doanh thu bán hàng nội bộ theo giá vốn hàng xuất kho. Thuế GTGT đầu ra phải nộp không được khấu trừ phải tính vào chi phí, ghi:

Nợ các TK 623,627,641,642,….(Giá vốn hàng xuất kho cộng với thuế GTGT đầu ra)

Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (33311)

Có TK 512 – Doanh thu bán hàng nội bộ (Giá vốn hàng xuất kho)

Đồng thời phản ánh giá vốn hàng xuất kho, ghi:

Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán

Có TK 156 – Hàng hóa (1561)

(14) Đối với hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế GTGT khi xuất kho để biếu tặng hoặc để trả thay lương:

a. Nếu xuất kho hàng hóa để biếu, tặng (Chi từ quỹ phúc lợi, khen thưởng) hoặc để trả thay lương phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ thuế, kế toán phản ánh doanh thu bán hàng hóa theo giá bán chưa có thuế, ghi:

Nợ TK 431 – Quỹ khen thưởng, phúc lợi (Nếu xuất kho để biếu tặng)

Nợ TK 334 – Phải trả người lao động (Nếu xuất kho để trả thay lương)

Có TK 512 – Doanh thu bán hàng nội bộ

Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (33311)

b. Nếu xuất kho hàng hóa để biếu tặng (Chi từ quỹ phúc lợi, khen thưởng), để trả thay lương hoặc để phục vụ sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp hoặc không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT,kế toán phản ánh daonh thu bán hàng nội bộ theo tổng giá thanh toán, ghi:

Nợ TK 431 – Quỹ khen thưởng, phúc lợi (Nếu xuất kho để biếu, tặng)

Nợ TK 334 – Phải trả người lao động

Có TK 512 – Doanh thu bán hàng nội bộ

(15) Đối với hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, hoặc không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT, khi xuất biếu tặng, sử dụng nội bộ, kế toán phản ánh doanh thu bán hàng là tổng giá thanh toán, ghi:

Nợ các TK 641,642,431

Có TK 512 – Doanh thu bán hàng nội bộ

Đồng thời phản ánh giá vốn hàng xuất kho, ghi:

Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán

Có TK 156 – Hàng hóa (1561)

(16) Xuất hàng hóa đưa đi góp vốn liên doanh vào cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát:

a. Khi xuất hàng hóa đưa đi góp vốn liên doanh, ghi:

Nợ TK 222 – Vốn góp liên doanh (Theo giá đánh giá lại)

Nợ TK 811 – Chi phí khác (Chênh lệch giữa giá đánh giá lại nhỏ hơn giá trị ghi sổ của hàng hóa

Có TK 156 – Hàng hóa (1561)

Có 711 – Thu nhập khác (Chênh lệch giữa giá đánh giá lại lớn hơn giá trị ghi sổ của hàng hóa tương ứng với phần lợi ích của các bên khác trong liên doanh)

Có TK 3387 – Doanh thu chưa thực hiện (Chênh lệch giữa giá đánh giá lại lớn hơn giá trị ghi sổ của hàng hóa tương ứng với phần lợi ích của mình trong liên doanh)

b. Khi cơ sở liên doanh đồng kiểm soát đã bán số hàng hóa đó cho bên thứ ba độc lập, bên góp vốn liên doanh kết chuyển số doanh thu chưa thực hiện vào thu nhập khác trong kỳ, ghi: Nợ TK 3387 – Doanh thu chưa thực hiện Có TK 711 – Thu nhập khác

(17) Xuất hàng hóa đưa đi góp vốn vào công ty liên kết, ghi:

Nợ TK 223 – Đầu tư vào công ty liên kết (Theo giá đánh giá lại)

Nợ TK 811 – Chi phí khác (Chênh lệch giữa giá đánh giá lại so với giá trị ghi sổ của hàng hóa)

Có TK 156 – Hàng hóa (1561)

Có TK 711 – Thu nhập khác ( Chênh lệch giữa giá đánh giá lại lớn hơn giá trị ghi sổ của hàng hóa)

(18) Cuối kỳ, khi phân bổ chi phí thu mua cho hàng hóa được xác định là bán trong kỳ, ghi:

Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán

Có TK 156 – Hàng hóa (1562)

(19) Mọi trường hợp phát hiện thừa hàng hóa bất kỳ ở khâu nào trong kinh doanh phải lập biên bản và truy tìm nguyên nhân. Kế toán căn cứ vào nguyên nhân đã được xác định để xử lý và hạch toán:

a. Nếu do nhầm lẫn, cân, đo, đong đếm, do quên ghi sổ,…..thì điều chỉnh lại sổ kế toán.

b. Nếu hàng hóa thừa là thuộc sở hữu của đơn vị khác, thì giá trị hàng hóa thừa ghi:

Nợ TK 002 – Vật tư, hàng hóa nhận giữ hộ, nhận gia công (tài khoản ngoài Bảng cân đối kế toán).

Sau đó khi trả lại hàng hóa cho đơn vị khác ghi:

Có TK 002

c. Nếu chưa xác định được nguyên nhân thì phải chờ xử lý, ghi:

Nợ TK 156 – Hàng hóa (1561)

Có TK 338 – Phải trả, phải nộp khác (3381)

d. Khi có quyết định của cấp có thẩm quyền về xử lý hàng hóa thừa,ghi:

Nợ TK 338 – Phải trả, phải nộp khác (3381)

Có các TK liên quan

(20) Mọi trường hợp phát hiện thiếu hụt, mất mát hàng hóa ở bất kỳ khâu nào trong kinh doanh phải lập biên bản và truy tìm nguyên nhân. Kế toán căn cứ vào quyết định xử lý của cấp có thẩm quyền theo từng nguyên nhân gây ra để xử lý và ghi sổ:

a. Phản ánh giá trị hàng hóa thiếu chưa xác định được nguyên nhân, chờ xử lý, ghi:

Nợ TK 138 – Phải thu khác (1381 – TS thiếu chờ xử lý)

Có TK 156 – Hàng hóa (1561)

b. Khi có quyết định xử lý của cấp có thẩm quyền, ghi:

Nợ các TK 111,112,…(Nếu do cá nhân gây ra phải bồi thường bằng tiền)

Nợ TK 334 – Phải trả người lao động (Nếu do cá nhân gây ra phải trừ vào lương)

Nợ TK 138 – Phải thu khác (1388) (Phải thu tiền bồi thường của người phạm lỗi)

Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán (Phần giá trị hao hụt, mất mát còn lại)

Có TK 138 – Phải thu khác (1381)

(21) Trị giá hàng hóa bất động sản được xác định là bán trong kỳ, căn cứ vào Hóa đơn GTGT hoặc Hóa đơn bán hàng, biên bản giao hàng hóa BĐS, ghi:

Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán

Có TK 156 – Hàng hóa (1567 – Hàng hóa bất động sản)

Đồng thời kế toán phản ánh doanh thu bán hàng hóa BĐS:

♦ Nếu đơn vị nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, ghi:

Nợ các TK 111,112,131,….

Có TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (5117) (Giá chưa có thuế GTGT)

Có 3331 – Thuế GTGT phải nộp (33311)

♦ Nếu đơn vị nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp, ghi:

Nợ các TK 111,112,131,….

Có TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (5117) (Tổng giá thanh toán)

Trên đây cách hạch toán kế toán hàng hoá theo phương pháp kê khai thường xuyên mong rằng có ích với cá bạn dân nhà kế. 

0 0 Bình chọn
Bình chọn
Theo dõi
Thông báo cho
guest

0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận