Phương thức tính thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt mới nhất

Thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt được quy định tại Điều 7 Luật thuế TTĐB – Luật số 70/2014/QH13. Kế toán viên khi tính thuế TTĐB sẽ căn cứ vào biểu mẫu thuế suất để tính ra mức thuế phải nộp. Kế toán Việt Hưng hướng dẫn bạn đọc cách tính thuế suất thuế TTĐB trong bài viết dưới đây. 

thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt
Phương thức tính thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt

Thuế tiêu thụ đặc biệt là một loại thuế gián thu. Đánh vào một số mặt hàng, dịch vụ xa xỉ như thuốc lá, rượu bia, tàu bay, du thuyền, bài lá,… Thuế này giúp điều tiết tiêu dùng xã hội theo định hướng của Nhà nước. Ngoài ra thuế TTĐB còn giúp tăng ngân sách cho Nhà nước. 

1. Đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt

Theo Điều 2 Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt 2008 (sửa đổi bởi Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt sửa đổi 2014 và hướng dẫn tại Nghị định 108/2015/NĐ-CP), những hàng hóa và dịch vụ sau phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt:

BIỂU THUẾ TIÊU THỤ ĐẶC BIỆT

STT Hàng hóa, dịch vụ Thuế suất (%)
I HÀNG HOÁ  
1 Thuốc lá điếu, xì gà và các chế phẩm khác từ cây thuốc lá  
  Từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2018 70
  Từ ngày 01 tháng 01 năm 2019 75
2 Rượu  
  a) Rượu từ 20 độ trở lên  
  Từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2016 55
  Từ ngày 01 tháng 01 năm 2017 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2017 60
  Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 65
  b) Rượu dưới 20 độ  
  Từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2017 30
  Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 35
3 Bia  
  Từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2016 55
  Từ ngày 01 tháng 01 năm 2017 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2017 60
  Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 65
49 Xe ô tô dưới 24 chỗ  
  a) Xe ô tô chở người từ 9 chỗ trở xuống, trừ loại quy định tại các điểm 4đ, 4e và 4g của Biểu thuế quy định tại Điều này  
  – Loại có dung tích xi lanh từ 1.500 cm3 trở xuống  
  + Từ ngày 01 tháng 7 năm 2016 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2017 40
  + Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 35
  – Loại có dung tích xi lanh trên 1.500 cm3 đến 2.000 cm3  
  + Từ ngày 01 tháng 7 năm 2016 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2017 45
  + Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 40
  – Loại có dung tích xi lanh trên 2.000 cm3 đến 2.500 cm3 50
  – Loại có dung tích xi lanh trên 2.500 cm3 đến 3.000 cm3  
  + Từ ngày 01 tháng 7 năm 2016 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2017 55
  + Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 60
  – Loại có dung tích xi lanh trên 3.000 cm3 đến 4.000 cm3 90
  – Loại có dung tích xi lanh trên 4.000 cm3 đến 5.000 cm3 110
  – Loại có dung tích xi lanh trên 5.000 cm3 đến 6.000 cm3 130
  – Loại có dung tích xi lanh trên 6.000 cm3 150
  b) Xe ô tô chở người từ 10 đến dưới 16 chỗ, trừ loại quy định tại các điểm 4đ, 4e và 4g của Biểu thuế quy định tại Điều này 15
  c) Xe ô tô chở người từ 16 đến dưới 24 chỗ, trừ loại quy định tại các điểm 4đ, 4e và 4g của Biểu thuế quy định tại Điều này 10
  d) Xe ô tô vừa chở người, vừa chở hàng, trừ loại quy định tại các điểm 4đ, 4e và 4g của Biểu thuế quy định tại Điều này  
  – Loại có dung tích xi lanh từ 2.500 cm3 trở xuống 15
  – Loại có dung tích xi lanh trên 2.500 cm3 đến 3.000 cm3 20
  – Loại có dung tích xi lanh trên 3.000 cm3 25
  đ) Xe ô tô chạy bằng xăng kết hợp năng lượng điện, năng lượng sinh học, trong đó tỷ trọng xăng sử dụng không quá 70% số năng lượng sử dụng Bằng 70% mức thuế suất áp dụng cho xe cùng loại quy định tại các điểm 4a, 4b, 4c và 4d của Biểu thuế này.
  e) Xe ô tô chạy bằng năng lượng sinh học Bằng 50% mức thuế suất áp dụng cho xe cùng loại quy định tại các điểm 4a, 4b, 4c và 4d của Biểu thuế này.
  g) Xe ô tô chạy bằng điện  
  – Loại chở người từ 9 chỗ trở xuống 15
  – Loại chở người từ 10 đến dưới 16 chỗ 10
  – Loại chở người từ 16 đến dưới 24 chỗ 5
  – Loại thiết kế vừa chở người, vừa chở hàng 10
  h) Xe mô-tô-hôm (motorhome) không phân biệt dung tích xi lanh  
  – Từ ngày 01 tháng 7 năm 2016 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2017 70
  – Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 75
5 Xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi lanh trên 125 cm3 20
6 Tàu bay 30
7 Du thuyền 30
8 Xăng các loại  
  a) Xăng 10
  b) Xăng E5 8
  c) Xăng E10 7
9 Điều hòa nhiệt độ công suất từ 90.000 BTU trở xuống 10
10 Bài lá 40
11 Vàng mã, hàng mã 70
II DỊCH VỤ  
1 Kinh doanh vũ trường 40
2 Kinh doanh mát-xa, ka-ra-ô-kê 30
3 Kinh doanh ca-si-nô, trò chơi điện tử có thưởng 35
4 Kinh doanh đặt cược 30
5 Kinh doanh gôn 20
6 Kinh doanh xổ số 15

LƯU Ý: Đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt đối với hàng hóa là các sản phẩm hàng hóa hoàn chỉnh, không bao gồm bộ linh kiện để lắp ráp các hàng hóa này.

  • Kinh doanh vũ trường;
  • Kinh doanh massage, karaoke;
  • Kinh doanh casino; trò chơi điện tử có thưởng bao gồm trò chơi bằng máy jackpot, máy slot và các loại máy tương tự;
  • Kinh doanh đặt cược  gồm: Kinh doanh đặt cược thể thao, giải trí và các hình thức đặt cược khác theo quy định của pháp luật.
  • Kinh doanh gôn bao gồm bán thẻ hội viên, vé chơi gôn;
  • Kinh doanh xổ số. 

2. Cách tính thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt

Theo Điều 5 Luật thuế tiêu thụ đặc biệt 2008 cách tính thuế TTĐB với hàng hóa được xác định theo công thức sau:

Thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp = Giá tính thuế TTĐB x Thuế suất thuế TTĐB

 Trong đó:

Thuế suất thuế TTĐB được tính theo biểu mẫu thuế suất. Quy định tại Điều 7 Luật thuế TTĐB – Luật số 70/2014/QH13.

(1) Hàng hóa sản xuất trong nước

Giá tính thuế TTĐB = Giá bán chưa thuế GTGT – Thuế BVMT
1 + Thuế suất TTĐB

(2) Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt của hàng nhập khẩu 

Giá tính thuế TTĐB = Giá tính thuế nhập khẩu + Thuế nhập khẩu

(3) Hàng hóa chịu thuế tiêu thụ đặc biệt

Giá tính thuế TTĐB   = Giá bán chưa thuế GTGT 
1 + Thuế suất TTĐB

CHÚ Ý

  • Giá tính thuế TTĐB này không loại trừ giá trị của vỏ bao bì
  • Nếu chủng loại hàng hóa là bia, rượu có phát sinh đặt cược vỏ chai. Nhà sản xuất cùng khách hàng thực hiện quyết toán tiền cược định kỳ thì phải đưa phần giá trị không thu hồi được vào doanh thu tính thuế TTĐB.

4. Hàng hóa gia công

Giá tính thuế tiê thụ đặc biệt = Giá bán gia công chưa thuế GTGT +  Thuế TTĐB + Thuế bảo vệ môi trường

Trường hợp nhượng quyền, hàng hóa được sản xuất thông qua hợp tác giữa nhà sản xuất và bên sở hữu sản phẩm, thì:

Giá tính thuế tiêu thụ đặc biệt = Giá bán chưa thuế của bên sở hữu thương hiệu

5. Giá tính thuế TTĐB hàng trả chậm, trả góp

Giá tính thuế TTĐB sẽ lấy theo giá của hàng hóa tương đương cùng loại nhưng trả tiền một lần chưa có thuế GTGT.

6. Hàng hóa tiêu dùng nội bộ, biếu tặng, khuyến mãi

Giá tính thuế = Giá tính thuế TTĐB của HH tương đương cùng thời điểm phát sinh

7. Hàng xuất khẩu nhưng bán lại trong nước

Giá tính thuế TTĐB = Giá bán trong nước của cơ sở chưa thuế GTGT – Thuế BVMT 
1 + Thuế suất TTĐB

8. Dịch vụ

Giá tính thuế TTĐB   = Giá dịch vụ chưa thuế GTGT 
1 + Thuế suất TTĐB

Trên đây là cách tính thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt đối với từng loại hàng hóa, dịch vụ. Kế toán khi tính thuế TTĐB sẽ căn cứ vào biểu mẫu thuế suất do Nhà nước quy định. Chúc các bạn thành công!

0 0 Bình chọn
Bình chọn
Theo dõi
Thông báo cho
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
0912.929.959
0973.241.678
0912.929.959
0982.929.939
Yêu cầu tư vấn