Chia sẻ kinh nghiệm kiểm tra sau thông quan năm 2022

Đánh giá

Chia sẻ kinh nghiệm kiểm tra sau thông quan – Thông thường khi làm thủ tục hải quan, hải quan có thể nghi ngờ một số thông tin được khai trên tờ khai nhưng chưa đủ cơ sở để bác bỏ về trị giá khai báo. Khi đó, Hải quan thông báo cho chủ hàng có thể chọn hình thức tham vấn giá ngay, hoặc không tham vấn giá, mà để kiểm tra sau thông quan. Rất nhiều doanh nghiệp còn bỡ ngỡ khi đọc quyết định kiểm tra sau thông quan.

Vậy các doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ, tài liệu, soát xét lại dữ liệu trước khi cung cấp cho cơ quan Hải quan. Bài viết này Kế Toán Việt Hưng sẽ chia sẻ đến bạn đọc những kinh nghiệm của cơ quan hải quan kiểm tra sau thông quan thực tế tại doanh nghiệp.

1. Kiểm tra sau thông quan là gì?

Điều 77 Luật hải quan năm 2014 quy định: Kiểm tra sau thông quan là hoạt động kiểm tra của cơ quan hải quan đối với hồ sơ hải quan, sổ kế toán, chứng từ kế toán và các chứng từ khác, tài liệu, dữ liệu có liên quan đến hàng hóa; kiểm tra thực tế hàng hóa trong trường hợp cần thiết và còn điều kiện sau khi hàng hóa đã được thông quan.

Việc kiểm tra sau thông quan nhằm đánh giá tính chính xác, trung thực nội dung các chứng từ, hồ sơ mà người khai hải quan đã khai, nộp, xuất trình với cơ quan hải quan; đánh giá việc tuân thủ pháp luật hải quan và các quy định khác của pháp luật liên quan đến quản lý xuất khẩu, nhập khẩu của người khai hải quan.

Khái niệm kiểm tra sâu thông quan
Khái niệm kiểm tra sâu thông quan

Kiểm tra sau thông quan được thực hiện tại trụ sở cơ quan hải quan, trụ sở người khai hải quan. Trụ sở người khai hải quan bao gồm trụ sở chính, chi nhánh, cửa hàng, nơi sản xuất, nơi lưu giữ hàng hóa.

Thời hạn kiểm tra sau thông quan là 05 năm kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan.

2. Chuẩn bị tài liệu, hồ sơ kiểm tra sau thông quan gồm những gì?

Thông thường, đối với các doanh nghiệp chế xuất, sản xuất hoặc gia công hàng xuất khẩu, Khóa học kế toán Xuất nhập khẩu  cần lưu ý chuẩn bị các hồ sơ, tài liệu, dữ liệu, dự liệu sau:

– Bảng kê tổng hợp danh sách tờ khai hải quan phát sinh trong khoảng thời gian kiểm (Thường xuất dữ liệu ở phần mềm khai báo hải quan)

– Toàn bộ hồ sơ gốc các tờ khai nhập khẩu, xuất khẩu trong bảng kê nêu trên: Hợp đồng, tờ khai hải quan, invoice, packinglist, vận đơn, C/O, chứng từ thanh toán và các chứng từ tài liệu liên quan khác nếu có.

– Bảng danh sách chi tiết tờ khai theo loại hình gia công, sản xuất xuất khẩu phát sinh trong khoảng thời gian kiểm tra theo tiêu chí từng loại hình: Số thứ tự, số tờ khai, ngày tờ khai, tên loại hình, mã nguyên liệu / sản phẩm, mã HS, tên hàng, số lượng, đơn giá, trị giá, số hợp đồng gia công, ngày hợp đồng gia công.

– Bảng kê danh sách tờ khai hủy, tờ khai trùng.

–  Bảng kê chi tiết tờ khai loại hình tái xuất trả nguyên vật liệu (Nếu có phát sinh)

– Định mức sản xuất hàng gia công, sản xuất xuất khẩu trong giai đoạn kiểm tra. Báo cáo quy trình xây dựng định mức khai báo hải quan kèm theo hồ sơ thuyết minh, báo cáo quá trình xử lý phế liệu, phế phẩm, phế thải tại công ty kèm theo hồ sơ, hợp đồng, chứng từ đi kèm khi tiêu hủy, chuyển tiêu thụ nội địa, xuất trả,… Văn bản trình bày quy trình sản xuất, luân chuyển nguyên liệu từ khẩu nhập khẩu lấy nguyên liệu đưa vào sản xuất tới khi ra thành phẩm, kèm hồ sơ tài liệu để chứng minh.

Kinh nghiệm kiểm tra sau thông quan
Kinh nghiệm kiểm tra sau thông quan

–  Bảng thống nhất mã nguyên vật liệu, sản phẩm xuất khẩu giữa các bộ phận xuất nhập khẩu, kho, kế toán của công ty (Lưu ý mã nguyên vật liệu, sản phẩm theo loại hình gia công để riêng sang bảng khác), lúc làm báo cáo quyết toán phải khớp mã danh mục và sản phẩm.

–  Chứng từ kế toán và chứng từ khác như: 

+ Báo cáo tài chính các năm trong giai đoạn kiểm tra: Biên bản kiểm kê hàng tồn kho cuối năm tài chính, các loại sổ kế toán, sổ quỹ, chứng từ kế toán các loại liên quan đến việc thực hiện các điều khoản của hợp đồng mua bán với thương nhân nước ngoài, với khách hàng trong nước,…

+ Các loại sổ, phiếu theo dõi nhập kho – xuất kho nguyên phụ liệu, nhập kho- xuất kho thành phẩm, báo cáo xuất nhập tồn nguyên liệu, thành phẩm trong giai đoạn kiểm tra. Sổ theo dõi, chứng từ thực hiện việc mua bán, thanh toán nguyên phụ liệu cung ứng trong nước, vận chuyển nội địa,…

+ Sổ chi tiết các tài khoản 611, 151, 152, 155, 131, 331.

+ Sổ cái tài khoản liên quan 111, 112, 621, 622, 627, 154, 632.

+ Sổ chi tiết tài khoản 154 theo đối tượng tập hợp chi phí.

+ Sổ chi tiết tài khoản theo dõi nguyên liệu, hàng hóa của thực hiện hợp đồng gia công.

– Các báo cáo đệ trình kế hoạch sản xuất của từng bộ phận chuyên môn liên quan đến nguồn nguyên liệu nhập khẩu, mua trong nước, sản phẩm xuất khẩu.

– Báo cáo xuất nhập tồn của nguyên liệu , vật tư, bán thành phẩm dở dang, sản phẩm dở dang trên chuyền, thành phẩm tồn kho khi kết thúc năm tài chính và đến thời điểm kiểm tra của bộ phận kho, kế toán, đối với thành phẩm bán dở dang, sản phẩm dở dang, thành phẩm được quy đổi về nguyên liệu vật tư ban đầu tại khâu nhập khẩu hoặc mua trong nước bằng bản giấy hoặc bản mềm.

–  Giấy chứng nhận đầu tư: Bản sao, sao y bản chính bao gồm chứng từ lần đầu và những lần thay đổi. Các loại giấy tờ về tư cách pháp nhân của công ty: Người đại diện, giấy phép đầu tư, đăng kí kinh doanh, kho bãi (Kho nguyên vật liệu, sản phẩm, phế liệu,…) Các kết luận thanh tra, kiểm tra của các cơ quan chức năng.

– Hồ sơ tài liệu khác có liên quan phát sinh trong quá trình kiểm tra khi đoàn kiểm tra yêu cầu.

3. Kinh nghiệm kiểm tra sau thông quan

Vấn đề: Hầu hết các doanh nghiệp khi kiểm tra sau thông quan thường gặp vấn đề âm dương nguyên vật liệu, thành phẩm trên khai báo hải quan với kho nguyên vật liệu:

+ Nguyên nhân 1: Tính định mức hao hụt nguyên vật liệu sai (lưu ý; định mức hao hụt nguyên vật liệu không được làm tròn số, lấy ít nhất 6 số thập phân sau dấu phẩy)

Ví dụ: Định mức nguyên vật liệu A tạo ra thành phẩm B là 2,3366788231. Thì phải khai báo định mức trên hải quan là 2,3366788231, không được làm tròn thành 2,33 

+ Nguyên nhân 2: Do không thống nhất mã nguyên vật liệu, sản phẩm xuất khẩu giữa các bộ phận xuất nhập khẩu, kho, kế toán của công ty

Cách kiểm tra: Do đó, trước khi hải quan kiểm tra, doanh nghiệp cần rà soát định mức sản xuất đã xây dựng:

Kinh nghiệm kiểm tra sau thông quan là, bộ phận XNK đối chiếu với kế toán để xác định nếu việc xuất kho nguyên liệu không theo dõi theo từng đơn hàng, hoặc hợp đồng, mà xuất kho chung cho sản xuất, kiểm tra xuất kho có theo định mức kỹ thuật hay không thực hiện như sau:

– Căn cứ số lượng thành phẩm (loại trừ thành phẩm được hoàn thành từ bán thành phẩm tồn đầu kỳ), bán thành phẩm tồn cuối kỳ; định mức kỹ thuật sản xuất của từng sản phẩm, tính toán số lượng, hoặc trị giá nguyên liệu xuất dùng theo lý thuyết.

– Căn cứ số lượng nguyên liệu xuất kho, loại trừ số nguyên liệu xuất dùng cho mục đích khác, xác định số lượng nguyên liệu thực tế xuất dùng cho sản xuất.

Nguyên nhân gây nên "âm dương nguyên vật liệu"
Nguyên nhân gây nên “âm dương nguyên vật liệu”

– Sau đó đối chiếu 02 số liệu về số lượng, hoặc trị giá nguyên liệu xuất dùng theo định mức kỹ thuật sản xuất của từng sản phẩm với số lượng, hoặc trị giá nguyên liệu xuất dùng của sổ sách kế toán và xử lý như sau:

+ Trường hợp xác định chính xác số liệu nguyên liệu chênh lệch xuất dùng thuộc sản phẩm cụ thể, phần nguyên liệu chênh lệch sẽ được tính điều chỉnh định mức thực tế cho chính sản phẩm đó.

+ Trường hợp không xác định chính xác số liệu nguyên liệu chênh lệch xuất dùng thuộc sản phẩm cụ thể (nguyên liệu dùng chung cho nhiều sản phẩm), phần nguyên liệu chênh lệch sẽ được tính điều chỉnh định mức thực tế cho tất cả sản phẩm có liên quan trong kỳ.

Một số lưu ý đối với doanh nghiệp Gia công hoặc sản xuất xuất khẩu

+ Nguyên vật liệu khai SXXK hoặc Gia công thuộc loại không mất thuế GTGT, thuế NK nên nguyên vật liệu đó phải được sử dụng đúng mục đích cho thành phẩm xuất khẩu. Tuyệt đối không được bán trong nước, nếu có phải mở tờ khai theo hình thức nhập kinh doanh tiêu dùng và đóng thuế. 

+ Nếu nguyên vật liệu gia công thừa được xuất trả lại bên nước ngoài thì phải lập tờ khai xuất trả lại.

+ Đối với những loại nguyên vật liệu có phát sinh phế liệu. Trước khi xử lý phế liệu phải được đồng ý bằng văn bản của hải quan và phải có hóa đơn VAT, hợp đồng xuất ra

+ Số liệu tồn kho nguyên vật liệu và thành phẩm phải khớp với bộ phận xuất nhập khẩu báo cáo nguyên vật liệu hàng năm

+ Nhập kho, xuất kho phải khớp với số lượng trên tờ khai nhập và tờ khai xuất đi

Trên đây Kế toán Việt Hưng đã chia sẻ đến bạn đọc về những kinh nghiệm kiểm tra sau thông quan.. Hi vọng rằng bài viết sẽ giúp các bạn nắm được những thông tin quan trọng nhất và có kinh nghiệm kiểm tra sau thông quan trong thời gian sắp tới. Nhận thêm thông tin nghiệp vụ chác xác nhất tại fanpage của chúng tôi nhé!

0 0 Bình chọn
Bình chọn
Theo dõi
Thông báo cho
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận