Nghị định lương tối thiểu vùng 2022 mới nhất – NĐ 38/2022

Đánh giá

Nghị định lương tối thiểu vùng 2022 có gì thay đổi? Cụ thể là Nghị định 38/2022/NĐ-CP có quy định mới chi tiết về mức lương tối thiểu theo vùng như thế nào? Cùng Kế Toán Việt Hưng tìm hiểu chi tiết nhé!

Lương là một trong những vấn đề được nhiều người quan tâm, lương tối thiểu vùng đã được điều chỉnh ngay từ giữa năm, bãi bỏ những quy định về lương tối thiểu cao hơn 7% cho những người đã qua học nghề và cũng là lần đầu tiên có quy định cho lương tối thiểu giờ; thay đổi với những địa bàn về mức lương tối thiểu theo Nghị định 38/2022/NĐ-CP cho người lao động làm việc theo Hợp đồng lao động có hiệu lực từ ngày 01/07/2022.

I. Đối tượng được áp dụng theo Nghị định lương tối thiểu vùng 2022

Theo điều 2 của Nghị định 38, những đối tượng được áp dụng bao gồm:

– Người lao động đang làm việc hợp đồng đúng theo quy định của Bộ Luật lao động. Người lao động chính là người đang làm việc cho người sử dụng lao động đúng theo thỏa thuận trong hợp đồng, và được trả lương, giám sát, quản lý và điều hành của người sử dụng lao động. Độ tuổi được pháp luật quy định tối thiếu cho lao động là 15 tuổi.

– Người sử dụng lao động, sẽ bao gồm: Các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, cá nhân… sử dụng người lao động theo những thỏa thuận có liên quan đến việc thực hiện quy định mức lương tối thiểu vùng đối với nghị định.

Đối tượng được áp dụng theo Nghị định lương tối thiểu vùng 2022
Đối tượng được áp dụng theo Nghị định lương tối thiểu vùng 2022

II. Phạm vi điều chỉnh và áp dụng:

1. Mức lương tối thiểu vùng:

Mức lương tối thiểu vùng chính là mức lương cơ bản được trả cho người Lao động đang làm việc, mức lương này nhằm đảm bảo mức sống tối thiểu nhất của người lao động và cả gia đình.

Đối với mức lương tối thiểu vùng theo đúng Khoản 1 Điều 3 Nghị định lương tối thiểu vùng 2022 – Nghị định 38/2022 áp dụng đối với từng vùng cụ thể như sau:

– Với vùng I cụ thể là thành Phố Hạ Long (thuộc tỉnh Quảng Ninh), Huyện Xuân Lộc (Tỉnh Đồng Nai) được chuyển từ vùng II lên thành Vùng I và một số vùng nằm trong danh mục vùng I đi kèm cùng Phụ lục ban hành theo Nghị định 38 sẽ được hưởng mức lương tối thiểu vùng từ 3.920.000 đồng/tháng lên thành 4.680.000 đồng/tháng, mức tăng này 760.000 đồng/tháng 

Ví dụ nghị định lương tối thiểu vùng 2022: Đối với các quận, huyện Gia Lâm, Đông Anh, Sóc sơn, Thanh Trì… là các huyện đang nằm trong danh mục phụ lục ban kèm với Nghị định 38 về việc tăng mức lương. Người lao động trong các huyện này sẽ có mức lương cơ bản 4.680.000 đồng/tháng kể từ ngày 01/07/2022.

– Vùng II những quận huyện nằm theo danh mục phụ lục ban kèm cùng với Nghị định 38/2022 sẽ được tăng từ 3.920.000 đồng/tháng lên thành 4.160.000 đồng/tháng, mức tăng này tăng lên 240.000 đồng/tháng.

– Đối với vùng III sẽ được tăng từ 3.430.000 đồng/tháng lên 3.640.000 đồng/tháng, tăng 210.000 đồng/tháng

– Riêng vùng IV là một trong những vùng có mức tăng thấp nhất từ 3.070.000 đồng/tháng lên 3.250.000 đồng/tháng, tăng 180.000 đồng/tháng.

* Như vậy, nếu theo nghị định lương tối thiểu vùng 2022 các mức lương theo vùng sẽ được tăng bình quân 6, tương ứng từ 180.000 – 360.000 đồng/tháng so với mức lương tối thiếu người lao động được hưởng hiện hành.

2. Mức lương tối thiểu giờ:

Quy định mới của Bộ luật Lao động năm 2019 về mức lương tối thiểu giờ đã được triển khai theo quy định. 

Mức lương tối thiểu này sẽ được xác định dựa vào phương pháp quy đổi tương ứng từ mức lương tối thiểu theo tháng người lao động nhận được và thời gian làm việc tiêu chuẩn người lao động nhận được theo Bộ luật Lao động.

Mức lương tối thiểu theo giờ chính là mức lương thấp người sử dụng lao động thỏa thuận, trả lương cho người lao động áp dụng theo hình thức trả lương theo giờ, và phải đảm bảo được mức lương theo đúng công việc, chức danh của Người lao động làm được trong một giờ, hoàn thành đúng định mức về lao động, các công việc thỏa thuận không được thấp hơn mức lương tối thiểu theo giờ. 

Tiêu chí xác định mức lương tối thiểu giờ
Tiêu chí xác định mức lương tối thiểu giờ

Theo đúng như Nghị định 38/2022 ban hành kèm phụ lục về mức lương tối thiểu giờ sẽ được áp dụng từ ngày 01/07/2022:

– Vùng I sẽ được hưởng mức lương 22.500 đồng/ giờ.

– Vùng II được hưởng mức lương 20.000 đồng/ giờ.

– Vùng III được hưởng mức lương 17.500 đồng/ giờ

– Vùng IV mức lương sẽ là 15.600 đồng/ giờ 

Với Vùng I, vùng II, vùng III, Vùng IV sẽ được quy định ngay trên phụ lục ban hành, áp dụng tại những địa bàn nào và xác định theo nơi hoạt động trong việc sử dụng người lao động:

– Người sử dụng lao động hiện đang hoạt động tại địa bàn thuộc 1 trong 4 vùng thì sẽ áp dụng mức lương tối thiểu đối với vùng đó, không được trả thấp hơn so với quy định theo vùng ngay trên Nghị định.

Ví dụ: Bạn Nguyễn Văn A là nhân viên quét dọn tại cơ sở ML tại vùng II, công việc được trả lương theo giờ, mức lương tối thiểu bạn Nguyễn Văn A được trả 20.000 đồng/giờ, mức lương này không được thấp hơn quy định và được thực hiện từ ngày 01/07/2022.

– Người sử dụng lao động ngay trong khu công nghiệp, hay ngay trong khu chế xuất nằm tại địa bàn có mức lương khác nhau thì chi nhánh, đơn vị hoạt động tại địa bàn nào sẽ phải áp dụng mức lương tối thiểu đúng với địa bàn đó.

Ví dụ: Công ty LIY hoạt động tại vùng II thì sẽ áp dụng mức lương tối thiểu theo giờ cho người lao động tại vùng II, mặc dù người lao động đang ở vùng I.

– Người sử dụng lao động hiện đang hoạt động tại khu công nghiệp hay khu chế xuất nằm tại địa bàn có những mức lương khác nhau thì chi nhánh đó hoạt động tại địa bàn nào, sẽ được áp dụng mức lương theo quy định đúng với địa bàn đó.

Ví dụ: Công ty LKH đang hoạt động tại Vùng II, nhưng công ty LKH lại có chi nhánh tại vùng I, và vùng III thì người lao động làm việc tại công ty LKH đang làm việc tại chi nhánh nào sẽ hưởng mức lương đúng với vùng đó. Chi nhánh vùng I hưởng theo vùng I, chi nhánh vùng III hưởng theo vùng III.

– Người sử dụng lao động đang làm việc tại địa bàn là thành phố Trực thuộc tỉnh mới được thành lập từ một địa bàn hay nhiều địa bàn thuộc ngay Vùng IV sẽ áp dụng mức lương tối thiểu theo quy định với địa bàn Thành phố trực thuộc tỉnh còn lại tại Khoản 3 phụ lục ban hành kèm với Nghị định 38/2022.

III. Không quy định về mức lương tối thiểu đối với người lao động qua đào tạo:

Tại điểm b, khoản 1 Điều 5 Nghị định 90/2019/NĐ-CP quy định về việc người lao động đã làm việc đòi hỏi qua học nghề, qua đào tạo thì mức lương tối thiểu bắt buộc phải cao hơn 7% so với mức lương tối thiểu vùng. Nhưng từ ngày 01/07/ 2022 Nghị định 38/2022/NĐ-CP có hiệu lực thì Nghị định 90/2019/NĐ-CP sẽ hết hiệu lực.

Mức lương thấp nhất sẽ được thỏa thuận với người sử dụng lao động, phải trả lương cho người lao động, chứ không có quy định nào về việc phải trả cao hơn 7% so với mức lương tối thiểu theo vùng với những công việc đòi hỏi qua đào tạo.

Quy định về mức lương thấp nhất
Quy định về mức lương thấp nhất

Ví dụ: Công ty dệt may giày da NK đòi hỏi người lao động trong công việc sửa chữa máy móc phải qua đào tạo mới có thể nhận vào làm, công ty NK đang nằm tại vùng I, thì mức lương người lao động nhận được sẽ là mức lương tối thiểu theo vùng I được quy định ngay tại Nghị định 38/ 2022 có hiệu lực từ ngày 01/07/2022 và mức lương cũ trước ngày 01/07/2022 theo Nghị định 90 sẽ được bãi bỏ.

Tuy nhiên, trong Nghị định này, Bộ luật Lao động cũng không muốn làm giảm quyền lợi của người lao động hiện đang hưởng mức lương cho công việc đã qua đào tạo, học nghề theo Nghị định 90, thì tại Nghị định 38 có quy định:

– Người sử dụng lao động phải có trách nhiệm, tổ chức, rà soát lại những thỏa thuận ngay trên hợp đồng, thỏa ước lao động tập thể cùng các quy chế, quy định để điều chỉnh, bổ sung phù hợp.

– Không được xóa hay cắt giảm những chế độ lương với người lao động làm thêm giờ, làm ban đêm, chế độ bồi dưỡng với hiện vật, cùng những chế độ theo quy định của Luật Lao động ban hành.

– Những nội dung đã thỏa thuận, cam kết ngay trong hợp đồng có lợi cho người lao động vẫn được tiếp tục thực hiện.

Khi Nghị định 38 ra đời, mức lương tối thiểu cũng sẽ được tăng, có tác động tích cực đến với người lao động, cải thiện được đời sống của người lao động hơn. Tuy nhiên, mặc dù số tiền lương đã được tăng nhưng với thời thời điểm đồng tiền trượt giá vẫn không bù đắp được nhiều cho người lao động.

Việc tăng lương trong giai đoạn vật giá, xăng đều tăng… cũng góp phần giúp đỡ được người dân rất nhiều. Hi vọng bài viết của Trung tâm kế toán Việt Hưng cũng đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về nghị định lương tối thiểu vùng 2022 và mức lương cho người đã qua đào tạo theo Nghị định 38. Bạn muốn trao đổi các thông tin nghiệp vụ, truy cập ngay fanpage của chúng tôi nhé! Tham khảo thêm khóa học kế toán lương của chúng tôi và đăng ký học sớm để làm việc thành thạo tại doanh nghiệp nhé!

5 1 Bình chọn
Bình chọn
Theo dõi
Thông báo cho
guest

2 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Nguyễn Dương
Nguyễn Dương
Bình chọn :
     

giờ thay đổi mức lương vùng thì kế toán cần làm những hồ sơ gì để gửi lên bảo hiểm vậy ạ? Và có cần gửi gì lên phòng Lao động TBXH k ạ? Khi bên mình báo tăng BH lần đầu cũng k nộp thang bảng lương lên LDTBXH, chỉ nộp lên BHXH ạ?

Admin Kế Toán Việt Hưng
Admin Kế Toán Việt Hưng
Trả lời  Nguyễn Dương

Chào bạn, với câu hỏi của bạn Kế Toán Việt Hưng xin trả lời như sau:

Trường hợp này bạn vào phần mềm điều chỉnh lại mức lương gửi BHXH là dc

Mời bạn truy cập Cộng Đồng Làm Kế Toán https://www.facebook.com/groups/congdonglamketoan để đặt câu hỏi và nhận câu trả lời nhanh chóng, chính xác nhất từ đội ngũ giáo viên giàu kinh nghiệm của chúng tôi!