Chi tiết nghiệp vụ cách hạch toán vay vốn ngân hàng

Hạch toán vay vốn ngân hàng khi doanh nghiệp đó phải vay vốn tín chấp từ ngân hàng. Kế toán có nhiệm vụ hạch toán các khoản vay và trả lãi vay theo từng thời kỳ thanh toán. Kế toán Việt Hưng sẽ hướng dẫn chi tiết nghiệp vụ hạch toán vay vốn ngân hàng trong bài viết sau.

hạch toán vay vốn ngân hàng
Chi tiết nghiệp vụ cách hạch toán vay vốn ngân hàng

1. Điều kiện để ngân hàng cho doanh nghiệp vay vốn

(1) Có một bản báo cáo tài chính tốt mọi mặt 

VD: Ngân hàng không kiểm tra hóa hóa đơn chứng từ, sổ sách kế toán nên tạo lỗ hổng như các nghiệp vụ bán hàng không xuất hóa đơn với đơn vị nào đó hoặc cá nhân là người dân cho vào 511, hoặc trả cho ai vay một khoản nào đó, hàng tháng thu lãi cho vào 515.

(2) Các chỉ tiêu không bao giờ được phép để ảo (tức không tồn tại)

VD: Ngân hàng sẽ dễ phát hiện ra khoản vay ngắn hạn & dài hạn của thuế VAT bị khấu trừ 

(3) Cắt giảm chi phí tăng lợi nhuận giữ lại khoản nhỏ

VD: Cắt giảm chi phí các loại hoá đơn lớn, khoản tiền lương, khấu hao bớt…

(4) Phải đạt được các chỉ tiêu báo cáo tài chính tức làm tốt công tác phân tích Báo cáo tài chính

Phải quan tâm tới các khoản chính: khoản phải thu, phải trả, hàng tồn kho, tài sản cố định, vốn chủ sở hữu, doanh thu, giá vốn…

  • Tỷ số thanh toán hiện hành = Tài sản lưu động/nợ ngắn hạn.
  • Tỉ số này phải > 1 mới gọi là hiệu quả ít nhất trong thời gian của báo cáo tài chính. Tình hình tài chính của Công ty là lành mạnh ít nhất.
  • Tỷ số thanh toán nhanh = (Tiền mặt + TSLĐ khác + Phải thu)/nợ ngắn hạn. Tỷ số này thường > 0,5 là chấp nhận được.
  • Hệ số thanh toán nợ dài hạn = Giá trị còn lại của TSCĐ hình thành từ vốn vay/(Tổng số nợ dài hạn – giá trị TSCDDD hình thành từ vốn vay). Hệ số này > 1 là tốt nhất. Chứng tỏ có khả năng trả nợ dài hạn tốt hơn. Ngân hàng thích điều này.
  • Hệ số nợ: Nợ phải trả/Vốn CSH. Hệ số này càng nhỏ càng tốt. Vì càng nợ ít càng tốt mà.
  • Tỷ suất tự tài trợ: VCSH/tổng nguồn vốn. Càng lớn càng tốt. Càng giảm được mức độ rủi ro cho doanh nghiệp, có khả năng trả nợ cho Ngân hàng. Ngân hàng rất sướng khoản này
  • Vòng quay các khoản phải thu = Doanh thu/(phải thu khách hàng bình quân đầu kỳ + cuối kỳ). Chỉ tiêu này cho khoảng bằng 2 là đẹp. Chỉ số này càng cao càng thu hồi nợ chậm, nhưng thu hồi nợ nhanh quá lại không tốt lắm còn yếu tố quan hệ khách hàng nữa.
  •  Vòng quay hàng tồn kho = Giá vốn/Hàng tồn kho bình quân. Chỉ tiêu này đừng để cao quá hoặc thấp quá. Cao nghĩa là hàng bán chậm (ế) bán hàng kém hiệu quả, mà cao quá thì không có hàng dự trữ để có kế hoạch kinh doanh.
  •  Vòng quay VLĐ = Doanh thu/VLĐ bình quân. Cái này tùy thuộc vào đơn vị bạn, nếu là thương mại thì cần cao nhưng XD… thì không quá cao cũng được. Nó thể hiện khả năng thu hồi vốn.
  •  Sức sản xuất TSCĐ: Doanh thu/Giá trị TSCĐ ” chỉ tiêu này càng cao càng tốt cho thấy doanh thu sử dụng vốn là hiệu quả”
  •  Sức sinh lợi TSCĐ: Lợi nhuận sau thuế/giá trị TSCĐ ” chỉ tiêu này càng cao càng tốt cho thấy lợi nhuận sử dụng vốn là hiệu quả”Và trên là các chỉ tiêu các

2. Hạch toán vay vốn ngân hàng theo TT 200

  • Căn cứ vào giấy nhận nợ, kế toán hạch toán:

Nợ TK 111, 112, 331

Có TK 3411 – Các khoản đi vay

  • Căn cứ vào bảng tính lãi vay hàng tháng của ngân hàng, kế toán kiểm tra và hạch toán lãi vay:

Nợ TK 635 – chi phí tài chính

Có TK 111, 112 

Có TK 3388 – Khi chưa trả được lãi vay

  • Trường hợp doanh nghiệp trả lãi vay cho nhiều kỳ:

Nợ TK 242

Có TK 111, 112

Hàng tháng kế toán lập bảng phân bổ lãi vay, cuối tháng hạch toán:

Nợ TK 635

Có TK 242

  • Khi doanh nghiệp trả toàn bộ hoặc một phần tiền gốc vay:

Nợ TK 3411

Có TK 111, 112

Trên đây là chi tiết cách hạch toán vay vốn ngân hàng mà kế toán cần phải làm. Hy vọng bài viết mang đến tư liệu hữu ích cho bạn đọc. Chúc bạn thành công.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *