Hạch toán chi phí hoa hồng môi giới là một trong những vấn đề quan trọng mà doanh nghiệp cần nắm rõ để đảm bảo tuân thủ pháp luật. Với những thay đổi mới nhất trong quy định kế toán, việc hạch toán chi phí này cần được thực hiện cẩn thận để tránh các rủi ro về thuế và kiểm toán. Kế Toán Việt Hưng sẽ cung cấp hướng dẫn chi tiết về hạch toán chi phí hoa hồng môi giới hợp lý, giúp bạn cập nhật kịp thời các thông tin cần thiết.
1. Thế nào là chi phí hoa hồng môi giới?
Theo Điều 150 Luật Thương mại số 36/2005/QH11 quy định.
“Môi giới thương mại là hoạt động thương mại, theo đó một thương nhân làm trung gian (gọi là bên môi giới) cho các bên mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ (gọi là bên được môi giới) trong việc đàm phán, giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá, dịch vụ và được hưởng thù lao theo hợp đồng môi giới”. |
Từ đây ta có thể hiểu CHI PHÍ HOA HỒNG MÔI GIỚI là khoản thù lao mà bên thuê môi giới trả cho cá nhân (tổ chức) môi giới cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
– Trong các giao dịch kinh doanh, môi giới thường xuất hiện trong các lĩnh vực như bất động sản, bảo hiểm, chứng khoán, hoặc cung cấp dịch vụ thương mại. Khoản hoa hồng này được tính theo tỷ lệ phần trăm của giá trị giao dịch hoặc thỏa thuận giữa các bên liên quan.
– Chi phí hoa hồng môi giới được coi là hợp lý nếu đáp ứng các tiêu chí theo quy định pháp lý, chẳng hạn như:
Có hợp đồng hoặc thỏa thuận môi giới bằng văn bản.
Có đầy đủ hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật.
Chi phí này có liên quan trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
→ Hạch toán chi phí hoa hồng môi giới đúng cách là cần thiết để đảm bảo rằng doanh nghiệp không gặp rủi ro trong việc kiểm toán thuế hoặc các vấn đề pháp lý liên quan.
2. Quy định về chi phí hoa hồng môi giới
Mỗi loại hình doanh nghiệp có đặc thù hoạt động riêng. Chính vì thế để thúc đẩy hoạt động kinh doanh của mình thì chiến lược và quy chế trả hoa hồng cho đơn vị môi giới là khác nhau. Tuy nhiên chi phí hoa hồng môi giới cần phải được áp dụng thống nhất và công khai tại doanh nghiệp. Đồng thời phải được sự phê duyệt, giám sát của Cơ quan tài chính (Cơ quan thuế, cơ quan quản lý vốn).
Khoản chi phí này có thuộc vào các khoản chi phí bị khống chế như một số chi phí khác hay không?
– Theo Khoản 2 Điều 14 Thông tư 96/2015/TT-BTC sửa đổi bổ sung Thông tư 78/2014/TT-BTC:
“Điều 14. Hiệu lực thi hành. 1. ….. 2. Bãi bỏ điểm 2.21 Khoản 2 Điều 6, Khoản 5 Điều 20 Thông tư số 78/2014/TT-BTC và các nội dung hướng dẫn về thuế thu nhập doanh nghiệp do Bộ Tài chính và các ngành ban hành không phù hợp với quy định tại Thông tư này.” – Điểm 2.21 được quy định như sau: “…2. Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế bao gồm: …………………….. “2.21. Phần chi vượt quá 15% tổng số chi được trừ. Bao gồm: chi quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, hoa hồng môi giới; chi tiếp tân, khánh tiết, hội nghị; chi hỗ trợ tiếp thị, chi hỗ trợ chi phí; chi cho, biếu, tặng hàng hóa, dịch vụ cho khách hàng.” |
Như vậy, trước đây khoản chi phí hoa hồng môi giới không được vượt quá 15% tổng chi phí được trừ. Nhưng mức khống chế này đã được bãi bỏ kể từ ngày 06/08/2015.
Tuy nhiên, để chi phí hoa hồng môi giới được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN. Thì cần đầy đủ các điều kiện sau.
– Chi phí hoa hồng môi giới phát sinh phải liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của DN.
– Chi phí hoa hồng môi giới cần có đủ chứng từ hợp lý, hợp pháp, hợp lệ.
– Đối với việc chi trả hoa hồng môi giới có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên. => Phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.
3. Bộ hồ sơ chi phí hoa hồng môi giới hợp lý bao gồm những gì?
Để chi phí hoa hồng môi giới là chi phí hợp lý khi tính thuế TNDN. Căn cứ vào đối tượng môi giới là cá nhân, tổ chức đăng ký ngành nghề môi giới hay không mà ta cần chuẩn bị hồ sơ như sau:
4. Cách hạch toán chi phí hoa hồng môi giới cho công ty
Áp dụng cho công ty khi chi trả chi phí hoa hồng cho cá nhân hoặc công ty môi giới khác, khoản hạch toán chi phí hoa hồng môi giới sẽ được ghi nhận vào các tài khoản chi phí khác nhau. Cụ thể như sau:
a. Nếu chi phí phục vụ cho hoạt động bán hàng:
Nợ TK 641 (Chi phí bán hàng)
b. Nếu chi phí phục vụ cho hoạt động sản xuất, dịch vụ:
Nợ TK 154 (Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang)
Nợ TK 627 (Chi phí sản xuất chung)
c. Nếu chi phí phục vụ cho hoạt động quản lý của doanh nghiệp:
Nợ TK 642 (Chi phí quản lý doanh nghiệp)
Có TK 3335 (Thuế thu nhập cá nhân – nếu chi phí hoa hồng môi giới trả cho cá nhân không đăng ký kinh doanh nghề môi giới)
Có TK 111, 112 (Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng)
d. Khi thanh toán hoa hồng:
Có TK 111 (Nếu thanh toán bằng tiền mặt)
Có TK 112 (Nếu thanh toán qua ngân hàng)
e. Khi khấu trừ thuế thu nhập cá nhân:
Trong trường hợp khoản chi phí hoa hồng môi giới trả cho cá nhân không đăng ký kinh doanh nghề môi giới, doanh nghiệp cần khấu trừ thuế thu nhập cá nhân. Lúc này kế toán hạch toán:
Có TK 3335 (Thuế thu nhập cá nhân phải nộp)
f. Khi nộp thuế thu nhập cá nhân
Sau khi khấu trừ thuế thu nhập cá nhân từ khoản thanh toán hoa hồng, doanh nghiệp có trách nhiệm nộp số thuế này vào Ngân sách Nhà nước. Kế toán ghi nhận nghiệp vụ nộp thuế như sau:
Nợ TK 3335 (Thuế thu nhập cá nhân phải nộp)
Có TK 111, 112 (Thanh toán tiền mặt hoặc chuyển khoản)
k. Khi nộp tiền hoa hồng môi giới vào ngân sách NN
Khi doanh nghiệp thực hiện việc nộp tiền hoa hồng môi giới vào Ngân sách NN (trong trường hợp chi trả cho cá nhân không đăng ký kinh doanh), kế toán ghi:
Nợ TK 3335 (Thuế thu nhập cá nhân phải nộp)
Có TK 111, 112 (Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng).
VÍ DỤ THỰC TẾ
Ví Dụ 1: Chi Phí Hoa Hồng Môi Giới Phục Vụ Cho Hoạt Động Bán Hàng
Công ty ABC chi trả 50 triệu đồng tiền hoa hồng cho một cá nhân môi giới đã giúp công ty bán sản phẩm với giá trị hợp đồng là 500 triệu đồng. Do cá nhân này không đăng ký kinh doanh môi giới, công ty phải khấu trừ 10% thuế thu nhập cá nhân trước khi thanh toán.
– Hạch toán chi phí hoa hồng môi giới ghi nhận vào chi phí bán hàng (TK 641):
Nợ TK 641: 50.000.000 VND
Có TK 3335: 5.000.000 VND (10% thuế thu nhập cá nhân)
Có TK 111, 112: 45.000.000 VND (Số tiền thực tế thanh toán)
– Khi nộp thuế thu nhập cá nhân cho Ngân sách Nhà nước:
Nợ TK 3335: 5.000.000 VND
Có TK 111, 112: 5.000.000 VND
Ví Dụ 2: Chi Phí Hoa Hồng Môi Giới Phục Vụ Cho Hoạt Động Sản Xuất
Công ty XYZ chi trả 20 triệu đồng tiền hoa hồng cho một công ty môi giới đã giúp ký kết hợp đồng cung cấp nguyên vật liệu. Toàn bộ khoản thanh toán được thực hiện qua chuyển khoản ngân hàng.
– Hạch toán chi phí hoa hồng môi giới ghi nhận vào chi phí sản xuất (TK 627):
Nợ TK 627: 20.000.000 VND
Có TK 112: 20.000.000 VND (Chuyển khoản thanh toán cho công ty môi giới).
5. 05 trường hợp chi phí hoa hồng môi giới không được tính hợp lý & cách khắc phục
Các trường hợp trước khi hạch toán chi phí hoa hồng môi giới không được tính hợp lý thường liên quan đến việc thiếu hợp đồng, hóa đơn không hợp lệ, hoặc không liên quan trực tiếp đến hoạt động kinh doanh.
Doanh nghiệp cần cẩn thận trong việc hạch toán, bổ sung đầy đủ chứng từ và điều chỉnh các mức hoa hồng để đảm bảo khoản chi phí này được tính hợp lý, hợp lệ trong quá trình kê khai thuế và hạch toán kế toán.
XEM THÊM:
Các bạn cần chú ý hạch toán chi phí môi giới hoa hồng sẽ khác với hoa hồng trả cho người làm đại lý, hoa hồng đại lý bán đúng giá hưởng hoa hồng. Nếu Công ty ký hợp đồng môi giới với cá nhân thì khoản thù lao hoa hồng được xác định là thu nhập từ tiền lương, tiền công. Do đó, cần khấu trừ 10% đối với khoản thu nhập từ 2 triệu đồng trở lên (nếu cá nhân không làm cam kết Mẫu 08/CK-TNCN Thông tư 80/2021/TT-BTC) trước khi trả thu nhập cho cá nhân đó.