Cách đối chiếu chênh lệch thuế GTGT trên tờ khai và sổ sách sổ cái TK 133

Đánh giá

Chênh lệch thuế GTGT trên tờ khai và sổ sách sổ cái TK 133, TK 3331 | Kê khai thuế giá trị gia tăng (GTGT) hàng tháng, hàng quý là công việc thường xuyên và quan trọng của kế toán thuế. Vậy để công việc kê khai thuế hàng tháng, quý không bị sai sót, thì kế toán thuế cần phải đối chiếu kiểm tra như thế nào? Sau đây Kế Toán Việt Hưng sẽ cùng các bạn đi tìm hiểu vấn đề này.

1. Đối chiếu chênh lệch thuế GTGT trên tờ khai và sổ sách sổ cái TK 133, TK 3331 hàng tháng, hàng quý như thế nào?

Để biết được việc kê khai thuế trên tờ khai thuế GTGT háng tháng, hàng quý đã chính xác chưa, chúng ta sẽ phải đối chiếu với sổ cái TK 133 hoặc TK 3331 hàng tháng, hàng quý.

Có bắt buộc số liệu trên tờ khai thuế GTGT (tháng, quý, năm) phải  khớp với sổ cái TK 133 hoặc TK 3331 (tháng, quý, năm) hay không?

  • Căn cứ pháp lý: Không có văn bản nào yêu cầu sổ cái TK 133 phải khớp với chỉ tiêu 43 trên tờ khai thuế hoặc sổ cái TK 3331 phải khớp với chỉ tiêu 40 trên tờ khai thuế.

THỰC TẾ PHÁT SINH:

  • Nhưng tốt nhất là số dư TK 133 và chỉ tiêu 43 trên tờ khai thuế hoặc số dư TK 3331 và chỉ tiêu 40 trên tờ khai thuế nên khớp nhau để chúng ta dễ theo dõi và đối chiếu.

chênh lệch thuế gtgt trên tờ khai và sổ sách
Ví dụ chênh lệch thuế GTGT trên tờ khai và sổ sách sổ cái TK 133, , TK 3331 khớp
  • Trường hợp nếu hai chỉ tiêu này không khớp thì chúng ta phải làm một bảng theo dõi excel giải thích được tại sao số liệu lại không khớp giữa tờ khai thuế và sổ cái tài khoản thuế để sau này có thể giải trình được với cơ quan thuế.

2. Nguyên nhân có sự chênh lệch thuế GTGT trên tờ khai và sổ sách sổ cái TK 133, TK 3331

Nguyên nhân thứ 1: Có kê khai trên tờ khai thuế GTGT nhưng lại quên chưa hạch toán vào tài khoản 133 hoặc TK 3331 trên sổ sách kế toán.

CÁCH KHẮC PHỤC:

→Hạch toán bổ sung vào sổ sách kế toán để khớp đúng thuế giữa tờ khai thuế GTGT và sổ cái TK 133 hoặc TK 3331.

Ví dụ: Tháng 10/2022, Số dư trên chỉ tiêu 43 của tờ khai thuế GTGT là 150.000.000 đ. Số dư sổ sách TK 133 hết tháng 10/2022 là: 140.000.00 đ. Kế toán kiểm tra phát hiện tháng 10 vào sổ thiếu 1 hóa đơn đầu vào trị giá 10.000.000 đ, tiền thuế 1.000.000 đ. Vậy kế toán phải hạch toán thêm  bút toán

Nợ TK 642: 10.000.000

Nợ TK 133: 1.000.000

      Có TK 331: 11.000.000

Như vậy Số dư sổ sách TK 133 sau khi điều chỉnh sẽ bằng 140.000.000 +1.000.000 = 150.000.000 khớp với số dư kê khai trên chỉ tiêu 43 là 150.000.000

Nguyên nhân thứ 2: Chúng ta có hạch toán đầu vào nhưng lại quên chưa kê khai thuế. Số liệu trên sổ cái TK 133 hoặc TK 3331 nhiều hơn số liệu trên kê khai.

CÁCH KHẮC PHỤC:

→Cách 1: Khi nào kê khai chi phí đầu vào đó thì sổ sách và tờ khai thuế sẽ khớp nhau.

Ví dụ: Tháng 10/2022 Số dư TK 133 là 50.000.000 đ, Số dư tại chỉ tiêu 43 tờ khai là 45.000.000 đ, do kế toán quên không kê khai một hóa đơn đầu vào thuế là 5. 000.000 đ.

Sang tháng 11/2022 Số dư TK 133 và Số dư chỉ tiêu 43 đều là 100.000.000 đ sau khi kế toán kê khai thêm hóa đơn tiền thuế 5.000.000 đ vào.

Lưu ý: Nhưng trường hợp ít thì được, nếu nhiều thì sẽ khó theo dõi. Bạn sẽ bị rối. Không nên chọn cách này

→Cách 2: nên áp dụng: Vẫn hạch toán chi phí bình thường, nhưng riêng tiền thuế GTGT đầu vào được khấu trừ sẽ treo qua TK trung gian 1388, để tổng tiền thanh toán trên hóa đơn khớp đúng. Sau đó sang tháng, quý sau kế toán sẽ kê khai hóa đơn đó đồng thời trên sổ sách kế toán hạch toán như sau:

*) Tại thời điểm phát sinh chứng từ chưa kê khai thuế, kế toán hạch toán

Nợ TK chi Phí (tức là vẫn đảm bảo nguyên tắc kế toán, chi phí phát sinh tháng nào phản ánh tháng đó)

Nợ TK 1388: Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa dịch vụ chưa kê khai thuế

      Có TK 111, 112, 331: Tổng tiền thanh toán

*) Tại thời điểm kê khai thuế hạch toán

Nợ TK 133: Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ đã kê khai thuế

      Có TK 1388: Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa dịch vụ chưa kê khai thuế

Nguyên nhân thứ 3: Kê khai đúng số tiền trên hóa đơn nhưng lại hạch toán khác với số tiền trên hóa đơn (có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn).

CÁCH KHẮC PHỤC: Hạch toán đúng lại số tiền trên hóa đơn vào sổ sách là được.

Ví dụ: tháng 10/20XX,  Công ty mua một máy tính trị giá 15.000.000 đ, tiền thuế GTGT 1.500.000 đ. Nhưng kế toán hạch toán nhầm tiền thuế

Nợ TK 642: 15.500.000

Nợ TK 133:  1.000.000

            Có TK 331: 16.500.000

Kế toán sẽ hạch toán lại cho đúng

Nợ TK 642: 15.000.000

Nợ TK 133:  1.500.000

            Có TK 331: 16.500.000

Nguyên nhân thứ 4: Hạch toán đúng số tiền trên hóa đơn rồi, nhưng lại kê khai khác với số tiền trên hóa đơn (Kê khai sai)

Tại thời điểm phát hiện ra kê khai sai, các bạn sẽ lập tờ khai bổ sung điều chỉnh lại các chỉ tiêu sai. Với nguyên tắc sai tại chỉ tiêu nào thì điều chỉnh tại chỉ tiêu đó.

  • Nếu phát sinh thuế GTGT phải nộp thì các bạn phải nộp thêm tiền thuế vào NSNN đồng thời sẽ phải nộp tiền thuế chậm nộp.

  • Nếu phát sinh thuế GTGT còn được khấu trừ thì các bạn phải điều chỉnh tại tờ khai của tháng phát hiện ra sai sót 

XEM THÊM:

Tổng hợp 15 lỗi kê khai thuế qua mạng, lỗi kê khai tờ khai

Cách xử lý hoá đơn điện tử viết sai tên hàng hoá, dịch vụ…

Cách xử lý hóa đơn điện tử lập sai có được điều chỉnh không?

3. Thực hiện đối chiếu chênh lệch thuế GTGT trên tờ khai và sổ sách sổ cái TK 133, TK 3331

3.1 Đối chiếu giữa bảng kê GTGT đầu vào và sổ chi tiết TK 133

So sánh đối ứng các cặp tài khoản sau, xem lệch ở đâu để điều chỉnh

+ Nợ TK 133: Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ chi bằng tiền mặt

            Có TK 111

+ Nợ TK 133: Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ chi bằng tiền gửi ngân hàng

            Có TK 112

+ Nợ TK 133: Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ chưa thanh toán

            Có TK 331

+ Nợ TK 133: Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ chi bằng tiền tạm ứng

            Có TK 141

+ Nợ TK 133: Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ của hàng nhập khẩu

            Có TK 333.3

3.2 Đối chiếu giữa bảng kê GTGT đầu ra và sổ chi tiết TK 3331

So sánh thuế GTGT đầu ra giữa bảng kê GTGT đầu ra và bảng chi tiết tiêu thụ (doanh thu) của từng thuế suất, xem lệch ở đâu để điều chỉnh

  • Thuế suất 0%

  • Thuế suất 5%

  • Thuế suất 8%

  • Thuế suất 10%

Trên đây Kế Toán Việt Hưng đã hướng dẫn các bạn cách kiểm tra đối chiếu giữa chênh lệch thuế GTGT trên tờ khai và sổ sách sổ cái TK 133, TK 3331. Mong rằng bài viết sẽ giúp ích các bạn trong công việc kế toán của mình. Đừng quên cập nhật thêm thật nhiều thông tin bổ ích, hỗ trợ quá trình làm việc của mình hiệu quả nhất tại website, Fanpage và kênh Youtube của Kế Toán Việt Hưng nhé.  

0 0 Bình chọn
Bình chọn
Theo dõi
Thông báo cho
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận