Cách hạch toán hàng ký gửi đại lý – các tình huống thực tế

Hạch toán hàng ký gửi đại lý – Sau khi lập và kê khai hóa đơn GTGT cho hàng bán gửi đại lý thì kế toán bên giao hàng cho đại lý bán đúng giá tiền hạch toán các bút toán liên quan quan như thế nào. Và bên nhận hàng gửi đại lý ghi nhận và định khoản các bút toán ra sao? Chúng ta hãy cùng Trung tâm Kế Toán Việt Hưng nhau tìm hiểu về cách hạch toán hàng gửi bán đại lý hưởng hoa hồng.

Cách hạch toán tài khoán 157 – hàng gửi để bán theo Thông tư 200/2014/TT-BTC (có hiệu lực tư ngày 01/01/2015). Thay thế Chế độ kế toán theo Quyết Định 15: chỉ phản ánh vào Tài khoản 157 “Hàng gửi đi bán” trị giá của hàng hóa, thành phẩm đã gửi đi cho khách hàng, gửi đại lý, ký gửi, dịch vụ đã hoàn thành bàn giao cho khách hàng theo hợp đồng kinh tế hoặc đơn đặt hàng, nhưng chưa xác định là đã bán. 

1. Nguyên tắc kế toán hạch toán hàng ký gửi đại lý

a, Hàng gửi đi bán phản ánh trên tài khoản 157 được thực hiện theo nguyên tắc giá gốc quy định trong chuẩn mực kế toán hàng tồn kho. Chỉ phản ánh vào tài khoản 157 “Hàng gửi đi bán” trị giá của hàng hóa, thành phẩm, đã gửi đi cho khách hàng, gửi bán đại lý, ký gửi, dịch vụ đã hoàn thành bàn giao cho khách hàng theo hợp đồng kinh tế hoặc đơn đặt hàng, nhưng chưa được xác định là đã bán (chưa được tính là doanh thu bán hàng trong kỳ đối với số hàng hóa, thành phẩm đã gửi đi, dịch vụ đã cung cấp cho khách hàng).

b, Hàng hóa, thành phẩm phản ánh trên tài khoản này vẫn thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp, kế toán phải mở sổ chi tiết theo dõi từng loại hàng hóa, thành phẩm, từng lần gửi hàng từ khi gửi đi cho đến khi được xác định là đã bán.

c, Không phản ánh vào tài khoản này chi phí vận chuyển, bốc xếp,… chi hộ khách hàng. Tài khoản 157 có thể mở chi tiết để theo dõi từng loại hàng hóa, thành phẩm, gửi đi bán, dịch vụ đã cung cấp cho từng khách hàng, cho từng cơ sở nhận đại lý.

2. Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản 157 – Hàng gửi đi bán

Bên NỢ

  • Trị giá hàng hóa, thành phẩm đã gửi cho khách hàng, hoặc gửi bán đại lý, ký gửi; gửi cho các đơn vị cấp dưới hạch toán phụ thuộc;

  • Trị giá dịch vụ đã cung cấp cho khách hàng, nhưng chưa được xác định là đã bán;

  • Cuối lỳ kết chuyển trị giá hàng hóa, thành phẩm đã gửi đi bán chưa được xác định là đã bán cuối kỳ (trường hợp doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ)

Bên

  • Trị giá hàng hóa, thành phẩm gửi đi bán, dịch vụ đã cung cấp được xác định là đã bán

  • Trị giá hàng hóa, thành phẩm, dịch vụ đã gửi đi bị khách hàng trả lại

Đầu kỳ kết chuyển trị giá hàng hóa, thành phẩm đã gửi đi bán, dịch vụ đã cung cấp chưa được xác định là đã bán đầu kỳ (trường hợp doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ)

Số dư bên NỢ

  • Trị giá hàng hóa, thành phẩm đã gửi đi, dịch vụ đã cung cấp chưa được xác định là đã bán trong kỳ

XEM THÊM

Đại lý ký gửi hàng hóa là gì? Mẫu hợp đồng ký gửi hàng hóa đại lý

Điều kiện chi phí hoa hồng môi giới là hợp lý mới nhất

Phân biệt hóa đơn điện tử có mã cơ quan thuế với không có chứa mã

3. Cách hạch toán hàng ký gửi đại lý đối với cơ sở giao hàng cho đại lý

Đối với phiếu xuất kho từ bộ phận kho gửi sang

Khi nhận được phiếu xuất kho từ bộ phận kho gửi sang, kế toán bán hàng ghi tăng giá trị hàng gửi bán đồng thời ghi giảm giá trị hàng hóa, thành phẩm đã xuất kho:

Nợ TK 157- Hàng gửi đi bán

Có TK 156 – Giá trị hàng hóa

Có TK 155 – Thành phẩm xuất kho

Dịch vụ đã hoàn thành bàn giao hàng cho khách hàng nhưng chưa xác định là đã bán trong kỳ (phương pháp kê khai thường xuyên)

Nợ TK 157 – Hàng gửi đi bán

Có TK 154 – Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang

Đối với bên đại lý bán đúng giá đã bán được hàng

 Khi bên đại lý bán đúng giá đã bán được hàng, kế toán căn cứ bảng kê bán hàng mà bên đại lý bán đúng giá gửi về phản ánh doanh thu hàng đã bán được, đồng thời phản ánh giá vốn hàng xuât kho.

+ Phản ánh doanh thu:

Nếu tách ngay được thuế gián thu tại thời điểm ghi nhận doanh thu, kế toán phản ánh doanh thu bán hàng hóa, thành phẩm, cung cấp dịch vụ theo giá bán nhưng chưa có thuế.(phương pháp kê khai thường xuyên).

Nợ TK 111 – Tổng giá thanh toán bằng tiền mặt

Nợ TK 112 – tổng giá trị thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng

Nợ TK 131 – tổng giá thanh toán khách hàng còn nợ

Có TK 511 – doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

Có TK 3331 – thuế GTGT phải nộp

Nếu không tách ngay được thuế  gián thu, kế toán ghi nhận doanh thu bao gồm cả thuế. Định kỳ kế toán ghi giảm doanh thu đối với thuế gián thu phải nộp.( phương pháp kê khai thường xuyên)

Nợ TK 511 – doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

Có TK 3331 – thuế GTGT phải nộp

+ Đồng thời phản ánh giá vốn của số hàng hóa, thành phẩm, dịch vụ đã bán trong kỳ:

Nợ TK 632 – giá vốn hàng bán tăng lên

Có TK 157 – giá trị hàng gửi bán nay đã bán được giảm đi.

Khi hàng hóa, thành phẩm đã gửi đi bán nhưng bị khách hàng trả lại (phương pháp kê khai thường xuyên)

+ Nếu hàng hóa, thành phẩm vẫn có thể bán được hoặc có thể sửa chữa được ghi:

Nợ TK 156 – Hàng hóa

Nợ TK 155 – thành phẩm

Có TK 157 – hàng gửi đi bán

+ Nếu hàng hóa, thành phẩm bị hư hỏng không thể bán được và không thể sử chữa được:

Nợ TK 632 – giá vốn hàng hóa

Có TK 157 – hàng gửi đi bán

LƯU Ý:

Doanh thu và giá vốn của hàng hóa, thành phẩm chỉ được phản ánh trên số hàng hóa, thành phẩm thực tế đã được đại lý bán đúng giá và có bảng kê đi kèm gửi về.

Nếu bán không hết, thì DN tiến hành nhập kho lại số hàng hóa này,định khoản:

Nợ TK 156 – giá trị hàng nhập lại kho

Có TK 157 – hàng gửi đi bán nhập lại 

Có TK 3331 – thuế GTGT phải nộp

– Hạch toán vào chi phí bán hàng đối với khoản hoa hồng phải trả cho bên đại ký nhận bán đúng giá.

Nợ TK 6421 – chi phí bán hàng (nếu DN sử dụng QĐ 48)

Nợ TK 6418 – chi phí bán hàng bằng tiền khác (nếu DN sử dụng TT 200)

Nợ TK 1331 – thuế GTGT được khấu trừ

Có TK 111, 112, 131 – tổng giá trị hoa hồng đã trả hoặc phải trả

VÍ DỤ:

Công ty TNHH Mộc Thiên Phú xuất kho hàng hóa 2 bộ giường ngủ bằng gỗ thông trị giá 100 triệu đồng, giá bán chưa có thuế GTGT là 120 triệu đồng, thuế xuất 10%, gửi bán đại lý hưởng hoa hồng 5% trên giá bán, thuế suất thuế GTGT của hóa hồng là 10%. Đại lý thông báo đã bán được toàn bộ số lượng hàng trên. Sau khi trừ tiền hoa hồng cho bên đại lý, đại lý chuyển khoản cho DN tiền hàng đã bán. Vậy DN cần hạch toán những định khoản nào cho hàng ký gửi đại lý này 

Định khoản

– Trị giá hàng công ty Mộc Thiên Phú gửi hàng đi bán:

Nợ TK 157 : 100.000.000

Có TK 156 : 100.000.000

– Hạch toán doanh thu và giá vốn mà đại lý đã bán được:

*Nợ TK 131: 132.000.000

Có TK 511 : 120.000.000

Có TK 3331 : 12.000.000

*Nợ TK 632 : 100.000.000

Có TK 157 : 100.000.000

– Hoa hồng công ty Mộc Thiên Phú trả cho đại lý:

Nợ TK 6421 : 6.000.000 (120.000.000*5%)

Nợ TK 1331: 600.000

Có TK 131 : 6.600.000

– Đại lý chuyển khoản trả tiền hàng sau khi trừ tiền hoa hồng đại lý được hưởng:

Nợ TK 112 : 125.400.000

Có TK 131 : 125.400.000 (132.000.000 – 6.600.000)

4. Cách hạch toán hàng ký gửi đại lý đối với cơ sở nhận hàng gửi đi bán

– Khi nhận được hàng từ bên giao hàng gửi bán

Nếu DN sử dụng Thông tư 133 để hạch toán:

🡪 Khi nhận hàng từ bên đại lý về bán

Nợ TK 003 – giá trị hàng nhận bán đại lý

🡪 Khi xuất hàng bán hoặc xuất trả lại đại lý

Có TK 003

+ Nếu DN sử dụng Thông tư 200 để hạch toán: thì kế toán chỉ theo dõi Báo cáo tài chính (thuyết minh BCTC) về phần giá trị nhận hàng đại lý.

(Hệ thống tài khoản Thông tư 200 không có tài khoản ngoại bảng nói chung và TK 003 nói riêng)

– Khi bán được hàng đã nhận về

Căn cứ vào hóa đơn GTGT (đối với DN kê khai thuế theo phương pháp khấu trừ) hoặc hóa đơn bán hàng (đối với DN kê khai thuế theo phương pháp trực tiếp), chứng từ thanh toán,… kế toán phản ánh số tiền bán hàng phải trả cho bên giao hàng để gửi bán đại lý:

Nợ TK 111,112,131,…

TK 331 – Phải trả cho bên gửi bán theo tổng giá trị thanh toán

Đồng thời :

Có TK 003 : Giá trị hàng đã bán

– Hàng kỳ, định khoản doanh thu về hoa hồng bán đại lý được hưởng:

Nợ TK 331 – Tổng hoa hồng được hưởng bao gồm thuế

TK 511 – Doanh thu về hoa hồng được hưởng

TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp về doanh thu hoa hồng được hưởng (nếu có)

– Khi trả tiền bán được hàng cho bên giao hàng đại lý

Nợ TK 331 – số tiền trả cho bên giao hàng gửi bán đại lý

TK 111,112,131,…

Ví dụ:

Công ty TNHH Mộc Thiên Phú nhận bán hàng đại lý hưởng hoa hồng cho công ty Minh Anh 10 chiêc ghế có giá vốn là 20.000.000, giá bán là 28.000.000, thuế suất thuế 8%, hoa hồng được hưởng là 4%. Cuối tháng, công ty Mộc Thiên Phú đã bán được toàn bộ số hàng thu bằng tiền mặt, chuyển toàn bộ số tiền bán hàng cho công ty Minh Anh trừ hoa hồng được hưởng bằng tiền chuyển khoản. Vậy cần định khoản những nghiệp vụ nào (Doanh nghiệp sử dụng Thông tư 200 để hạch toán)

Định khoản:

– Khi công ty Mộc Thiên Phú bán được hàng:

Nợ TK 111: 30.240.000

TK 331 : 30.240.000

– Doanh thu hoa hồng được hưởng :

Nợ TK 331 : 1.209.600

TK 511 :  1.120.000 (28.000.000*4%)

TK 3331 : 89.600

– Khi trả tiền hàng cho bên công ty Minh Anh

Nợ TK 331 : 26.790.400

TK 112 : 26.790.400 ( 28.000.000 – 1.209.600).

Nếu bạn có bất kỳ vướng mắc nào về nghiệp vụ kế toán cần tháo gỡ MỜI BẠN THAM GIA ĐẶT CÂU HỎI để giải đáp NGAY LẬP TỨC bởi đội ngũ kế toán trưởng tại Group CỘNG ĐỒNG LÀM KẾ TOÁN: https://www.facebook.com/groups/congdonglamketoan

hạch toán hàng ký gửi đại lý
Tham gia đặt câu hỏi – đáp tại Group CỘNG ĐỒNG LÀM KẾ TOÁN

Trên đây Trung tâm Kế Toán Việt Hưng có hướng dẫn chi tiết các tình huống thực tế dễ gặp phải trong phát sinh hạch toán hàng ký gửi đại lý mong rằng là chia sẻ hữu ích cho bạn đọc. Đừng quên cập nhật thêm thật nhiều thông tin bổ ích, hỗ trợ quá trình làm việc của mình hiệu quả nhất tại website, Fanpage và kênh Youtube của Kế Toán Việt Hưng nhé.  

0 0 Bình chọn
Bình chọn
Theo dõi
Thông báo cho
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
close

GIẢI ĐÁP MIỄN PHÍ 24/7

Kế toán, thuế, bảo hiểm, Doanh nghiệp...