Hợp Đồng Kinh Tế Là Gì? Tổng Hợp Các Mẫu Hợp Đồng Kinh Tế Mới Nhất

Đánh giá

Hợp đồng kinh tế là một cụm từ rất quen thuộc hiện nay, là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa các bên về thực hiện công việc sản xuất, mua bán, trao đổi,… và các dịch vụ khác nhằm mục đích kinh doanh. Việc hiểu rõ khái niệm và cách thức xây dựng hợp đồng kinh tế giúp doanh nghiệp vận hành hiệu quả và giảm thiểu rủi ro. Bài viết này từ Trung tâm Kế Toán Việt Hưng sẽ cung cấp đầy đủ thông tin về các loại hợp đồng phổ biến và các mẫu hợp đồng kinh tế chuẩn dễ dàng áp dụng vào công việc thực tế.

 
 
hợp đồng kinh tế 2
Ảnh 1. Mẫu hợp đồng kinh tế

1. Hợp đồng kinh tế là gì?

Hợp đồng kinh tế là một thỏa thuận bằng văn bản giữa các bên, nhằm xác định các điều khoản và cam kết về quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong các giao dịch kinh doanh. Trong hợp đồng, các điều khoản quan trọng như số lượng, chất lượng, thời gian, địa điểm giao dịch và phương thức thanh toán được quy định rõ ràng để đảm bảo tính minh bạch và hợp pháp cho các bên tham gia. Hợp đồng kinh tế là nền tảng để thực hiện các giao dịch thương mại, cung cấp dịch vụ hoặc hợp tác trong các dự án.

Các loại hợp đồng kinh tế

LOẠI HỢP ĐỒNG

MÔ TẢ

ĐẶC ĐIỂM CHÍNH

PHẠM VI ÁP DỤNG

Hợp đồng mua bán hàng hóa

Thỏa thuận trao đổi hàng hóa giữa các bên với các điều khoản về số lượng, chất lượng và giá cả

– Xác định rõ số lượng, chất lượng, giá cả, và thời gian giao hàng

– Ràng buộc pháp lý về giao dịch mua bán

Mua bán hàng hóa trong kinh doanh, thương mại và sản xuất

Hợp đồng dịch vụ

Thỏa thuận về việc cung cấp dịch vụ cho bên còn lại

– Xác định rõ thời gian, chất lượng dịch vụ, và trách nhiệm bảo hành

– Quy định cụ thể quyền và nghĩa vụ

Các dịch vụ như bảo trì, tư vấn, quảng cáo, vận chuyển

Hợp đồng hợp tác kinh doanh

Thỏa thuận hợp tác giữa các bên mà không tạo ra pháp nhân mới

– Chia sẻ nguồn lực, công nghệ hoặc tài chính

– Các bên giữ quyền độc lập về pháp lý

Ngành công nghiệp lớn như năng lượng, CNTT, và hạ tầng

Hợp đồng vận chuyển

Thỏa thuận về việc vận chuyển hàng hóa giữa các bên.

– Bên vận chuyển chịu trách nhiệm về an toàn hàng hóa

– Quy định rõ thời gian và phương thức vận chuyển

Vận chuyển hàng hóa trong và ngoài nước

Hợp đồng cung cấp

Thỏa thuận cung cấp nguyên liệu, vật tư, thiết bị giữa các bên.

– Đảm bảo chất lượng và số lượng nguyên liệu cung cấp

– Quy định rõ thời gian giao nhận và thanh toán

Ngành sản xuất, xây dựng và cung ứng nguyên liệu

Hợp đồng gia công

Thỏa thuận gia công sản phẩm theo yêu cầu của bên đặt hàng.

– Quy định chất lượng, số lượng, và thời gian giao hàng

– Bên nhận gia công đảm bảo tiêu chuẩn sản phẩm

Ngành sản xuất, may mặc, cơ khí và chế tạo sản phẩm

XEM THÊM:

Phụ lục hợp đồng là gì? Mẫu phụ lục hợp đồng như thế nào?

File Quy đổi lương Gross sang Net & ngược lại

2. Các nội dung cần có trong hợp đồng

Mẫu hợp đồng kinh tế bao gồm những nội dung chính như sau:

hợp đồng kinh tế 3
Ảnh 2. Bố cục của mẫu hợp đồng kinh tế

3. 03 bước lưu ý khi làm hợp đồng kinh tế

BƯỚC 1: Soạn dự thảo hợp đồng

– Chuẩn bị dự thảo hợp đồng với các nội dung chính bao gồm mục tiêu, phạm vi, quyền và nghĩa vụ của các bên, phương thức thanh toán, và điều khoản bảo mật.

– Đảm bảo các thông tin cơ bản như tên các bên, nội dung giao dịch, và điều khoản pháp lý phải chính xác, cụ thể, rõ ràng.

– Xem xét các điều khoản và điều kiện chung để tránh những từ ngữ mơ hồ hoặc dễ gây hiểu lầm.

BƯỚC 2: Đàm phán, sửa đổi bổ sung dự thảo

– Tổ chức buổi đàm phán để các bên thảo luận và làm rõ từng điều khoản trong hợp đồng.

– Lắng nghe ý kiến của các bên, bổ sung hoặc điều chỉnh các nội dung theo thỏa thuận để hợp đồng đạt được sự đồng thuận tối đa.

– Đảm bảo tất cả các thay đổi đều được ghi nhận rõ ràng trong bản dự thảo để tránh hiểu nhầm hoặc tranh cãi sau này.

BƯỚC 3: Hoàn thiện và ký hợp đồng

– Sau khi các bên thống nhất các điều khoản, tiến hành hoàn thiện nội dung hợp đồng theo đúng các chi tiết đã được thỏa thuận.

– Kiểm tra kỹ lại hợp đồng, đảm bảo không có lỗi sai sót về mặt nội dung và pháp lý.

– Ký hợp đồng và lưu trữ các bản hợp đồng đã ký, đảm bảo mỗi bên có một bản để làm căn cứ thực hiện.

4. Các mẫu hợp đồng kinh tế phổ biến

Khi soạn thảo và ký kết hợp đồng kinh tế, việc chuẩn bị một bộ hồ sơ đầy đủ và chi tiết là rất quan trọng để đảm bảo tính pháp lý và sự minh bạch cho các bên.

Bộ hồ sơ đầy đủ khi làm hợp đồng kinh tế, bao gồm:

– Bản sao Giấy phép đăng ký kinh doanh

– Bản sao Giấy chứng nhận mã số thuế

– Bản sao CCCD của người đại diện ký hợp đồng

– Giấy ủy quyền (nếu có)

– Bản Hợp đồng kinh tế

– Phụ lục hợp đồng (nếu có)

Nếu cần bổ sung hoặc điều chỉnh các điều khoản trong hợp đồng chính (ví dụ về sản phẩm, dịch vụ, giá cả hoặc thời hạn), thì cần có phụ lục hợp đồng để ghi nhận các thay đổi này. Phụ lục phải có chữ ký của các bên và được hiểu là một phần không thể tách rời của hợp đồng chính.

– Các tài liệu liên quan đến nội dung hợp đồng

Các tài liệu khác như báo giá, hóa đơn, bản vẽ kỹ thuật hoặc tài liệu mô tả chi tiết về hàng hóa, dịch vụ sẽ thực hiện, nhằm làm căn cứ pháp lý và hỗ trợ cho nội dung của hợp đồng.

– Điều khoản hợp tác và các thỏa thuận trước đó

Nếu các bên đã có biên bản ghi nhớ hoặc thỏa thuận trước đó, cần đính kèm để đảm bảo tính thống nhất và giúp hợp đồng dễ dàng tiếp nối.

– Chứng từ thanh toán, tài chính

Nếu hợp đồng yêu cầu thanh toán trước, cần có chứng từ giao dịch để làm căn cứ xác nhận.

– Các điều khoản bảo mật (nếu cần)

Các điều khoản bảo mật hoặc cam kết bảo mật thông tin, nếu có yêu cầu, nhằm bảo vệ các thông tin mật liên quan đến các bên.

– Biên bản họp hội đồng quản trị (nếu cần)

Đối với công ty cổ phần, nếu hợp đồng có giá trị lớn hoặc ảnh hưởng đến chiến lược kinh doanh, cần biên bản họp hội đồng quản trị phê duyệt.

– Biên bản thanh lý hợp đồng

Sau khi các bên đã hoàn thành tất cả nghĩa vụ của hợp đồng, biên bản thanh lý được lập để xác nhận việc hoàn thành hoặc chấm dứt hợp đồng. Đây là tài liệu quan trọng giúp kết thúc nghĩa vụ hợp đồng và ngăn ngừa tranh chấp về sau, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến thanh toán, bảo hành hoặc bàn giao tài sản.

→ Bộ hồ sơ hợp đồng kinh tế trên không chỉ giúp hợp đồng đầy đủ về mặt pháp lý mà còn đảm bảo các bên tuân thủ đúng cam kết và tránh các rủi ro tranh chấp trong quá trình thực hiện hợp đồng.

hợp đồng kinh tế 4
Ảnh 3. Mẫu biên bản thanh lý hợp đồng song ngữ

CÁC MẪU HỢP ĐỒNG 

FILE TẢI VỀ

Hợp đồng kinh tế thông dụngTẢI VỀ
Hợp đồng kinh tế (Bản Tiếng Anh)TẢI VỀ
Hợp đồng mua bán hàng hóa (mẫu 1)TẢI VỀ
Hợp đồng mua bán hàng hóa (mẫu 2)TẢI VỀ
Hợp đồng mua bán tài sảnTẢI VỀ
Hợp đồng xây dựng – xây lắpTẢI VỀ
Hợp đồng sửa chữa máy mócTẢI VỀ
Phụ lục hợp đồng mua bán – dịch vụTẢI VỀ
Phụ lục hợp đồng thuê nhàTẢI VỀ
Phụ lục hợp đồng thay đổi thông tinTẢI VỀ
Phụ lục hợp đồng điều chỉnh giáTẢI VỀ
Biên bản thanh lý hợp đồngTẢI VỀ
Biên bản thanh lý hợp đồng song ngữTẢI VỀ

Hợp đồng kinh tế là loại hợp đồng được sử dụng phổ biến hiện nay nhằm ghi lại toàn bộ quá trình thỏa thuận hợp tác giữa các hai hay nhiều bên kinh tế với nhau vì một lợi ích nhất định nào đó, vì vậy, mẫu hợp đồng kinh tế được giới thiệu ngay sau đây sẽ giúp bạn có tài liệu tham khảo, sử dụng nếu như bạn chưa biết cách soạn một hợp đồng kinh tế đầy đủ, trọn vẹn. Kèm theo đó, Kế toán Việt Hưng sẽ cung cấp thêm cho các bạn những nội dung quan trọng xung quanh hợp đồng này để các bạn có thể sử dụng đúng cách, tránh được những rủi ro về pháp lý. Đừng quên theo dõi Fanpage của chúng tớ cập nhật ưu đãi học phí cho các khóa học kế toán & dịch vụ kế toán nhé!

0 0 Bình chọn
Bình chọn
Theo dõi
Thông báo cho
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận