Phụ lục hợp đồng là gì? Mẫu phụ lục hợp đồng như thế nào?

Mẫu phụ lục hợp đồng là văn bản đi kèm với hợp đồng. Vậy phụ lục hợp đồng là gì? Các lưu ý quan trọng khi làm văn bản này để tránh những sai xót không mong muốn trong quá trình giao kết ra sao. Kế Toán Việt Hưng đã tổng hợp các thông tin đó thành bài viết dưới đây. Tìm hiểu về mẫu phụ lục hợp đồng để làm mọi việc thuận lợi hơn nhé!

Phụ lục HĐ là gì?

Điều 403 trong Bộ luật Dân sự 2015 quy định 1 HĐ có thể kèm theo phụ lục HĐ để có thể quy định chi tiết 1 số điều khoản của HĐ đó. Mẫu phụ lục hợp đồng có hiệu lực như HĐ.

Do đó, nội dung của phụ lục HĐ không được trái với phần nội dung của HĐ ban đầu. Hoặc nếu có thì điều khoản không trùng khớp đó sẽ không có hiệu lực trừ khi các bên chấp nhận như điều khoản đó trong HĐ ban đầu đã được sửa đổi.

Phụ lục hợp đồng

2 lưu ý khi thực hiện lập mẫu phụ lục hợp đồng

– Hình thức: nếu HĐ được lập thành dạng văn bản, có công chứng, chứng thực, phải đăng ký… thì mẫu phụ lục hợp đồng phải tuân theo quy định như thế.

– Nội dung: Hiệu lực và phần nội dung phụ thuộc hoàn toàn vào hợp đồng. Vì thế, việc xác lập phụ lục phải căn cứ phần nội dung của HĐ ban đầu. Theo đó, nội dung của phụ lục cần đáp ứng: không trái với nội dung HĐ vừa không được vi phạm các điều cấm của luật và cũng không trái ĐĐXH.

Ngoài ra, cũng cần căn cứ vào đối tượng sẽ tham gia ký kết HĐ phải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự, dựa trên sự tự nguyện, thỏa thuận, không ép buộc và lừa dối. Việc ký kết cần đúng thẩm quyền và phạm vi.

3 ghi chú khi soạn thảo PLHĐ

(1) Thường HĐ có rất nhiều loại HĐ như: HĐ kinh tế, HĐLĐ, HĐ hợp tác, HĐ góp vốn, HĐ thế chấp… Cần ghi rõ tên HĐ, số HĐ (nếu có) và ngày tháng lập HĐ.

(2) Căn cứ trên tên HĐ cũng như mục đích của HĐ để ghi rõ, cụ thể các bên giao kết.

Ngoài ra, cần căn cứ vào chủ thể giao kết HĐ để liệt kê cho chính xác. Cụ thể như sau:

– Nếu chủ thể là cá nhân thì ghi: Họ tên, năm sinh, chứng minh thư nhân dân hoặc CCCD hoặc hộ chiếu (gồm thông tin về số, ngày cấp, cơ quan cấp giấy tờ đó), địa chỉ hộ khẩu, số điện thoại, địa chỉ liên lạc…

– Nếu chủ thể là tổ chức hoặc pháp nhân thì phải ghi rõ thông tin đó trên giấy ĐKKD (gồm mã số, cơ quan cấp, người đại diện, ngày cấp đăng ký lần đầu…) kèm theo thông tin về người đại diện.

(3) Những nội dung chính của mẫu phụ lục hợp đồng.

– Nếu sửa đổi, bổ sung: ghi rõ nội dung trước và sau khi sửa đổi.

– Nếu hủy bỏ điều khoản: ghi rõ là bỏ khoản gì điều bao nhiêu của HĐ

Phân biệt PLHĐ và HĐ phụ

Để phân biệt giữa phụ lục hợp đồng và hợp đồng, có 4 điểm dưới đây sẽ giúp bạn phân biệt rõ ràng 2 loại văn bản này.

– Thứ 1, về bản chất: HĐ phụ và mẫu phụ lục hợp đồng có bản chất hoàn toàn khác nhau.

HĐ phụ là 1 loại hợp đồng còn mẫu phụ lục hợp đồng là 1 phần trong hợp đồng.

PLHĐ được kèm theo HĐ nhằm mục đích giải thích chi tiết về 1 số điều khoản trong HĐ. Nó chỉ có ý nghĩa trong trường hợp gắn kết với 1 hợp đồng cụ thể. Nếu tách rời, mẫu phụ lục hợp đồng không có giá trị vì không làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt nghĩa vụ nếu không gắn với HĐ gốc.

HĐ phụ là 1 loại hợp đồng với bản chất là thỏa thuận có thể làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt các nghĩa vụ của chủ thể giao kết.

– Thứ 2, căn cứ phát sinh: PLHĐ phát sinh từ 1 hoặc 1 số điều khoản trong HĐ, HĐ phụ có căn cứ phát sinh là từ HĐ gốc và phụ thuộc về hiệu lực vào HĐ gốc.

– Thứ 3, về nội dung:

PLHĐ phát sinh nhằm giải thích cho 1 hoặc 1 vài điều khoản của HĐ nên nội dung không được trái với phần nội dung của HĐ. Trường hợp PLHĐ có điều khoản trái với phần nội dung trong HĐ thì điều khoản đó không có hiệu lực, trừ trường hợp có các thỏa thuận khác. Trong trường hợp các bên giao kết chấp nhận PLHĐ đó thì coi như điều khoản này trong HĐ đã được sửa đổi.

Nội dung của HĐ phụ chính là của HĐ được ghi nhận ở Điều 398 trong Bộ luật Dân sự 2015. HĐ có thể có nội dung sau: đối tượng của HĐ; số lượng, chất lượng; giá, phương thức thanh toán; địa điểm, thời hạn, phương thức thực hiện HĐ; quyền và nghĩa vụ của các bên; trách nhiệm do vi phạm HĐ…

– Thứ 4, hiệu lực:

Theo quy định, mẫu phụ lục hợp đồng có hiệu lực như HĐ. Như vậy, về mặt pháp lý thì PLHĐ và HĐ là ngang nhau. Tuy nhiên, PLHĐ phát sinh nhằm giải thích các điều khoản cho HĐ nên khi HĐ chấm dứt hoặc bị vô hiệu thì hiển nhiên PLHĐ cũng không còn.

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

———

PHỤ LỤC HỢP ĐỒNG

(Sửa đổi, bổ sung Hợp đồng (1) ………………………….ngày …./…./…..)

     Hôm nay, ngày … tháng …. năm ……., tại ………………………… Chúng tôi gồm:

BÊN (2): (Sau đây gọi tắt là Bên A)

Ông: ………………………………….        Sinh năm: ……………..

CMND/CCCD số: …………………… do …………………………. cấp ngày …………………….

Hộ khẩu thường trú tại: …………………………………………………………………………………

Bà: ………………………………….          Sinh năm: ……………..

CMND/CCCD số: …………………… do ……………………………… cấp ngày …………..

Hộ khẩu thường trú tại: ………………………………………………………………………………….

BÊN (2):  (Sau đây gọi tắt là Bên B) CÔNG TY …………………………

Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số: …………, do Sở Kế hoạch và Đầu tư ………..……….. cấp, đăng ký lần đầu ngày …………. đăng ký thay đổi lần thứ 1 ngày…………….

Địa chỉ trụ sở chính: ………………………………………………………….…………….

Đại diện bởi ông/bà: …………………. Chức vụ: ……………

CMND/CCCD/Hộ chiếu số: …………………… do …………………….. cấp ngày ………………..

Hai bên cùng thống nhất lập Phụ lục hợp đồng này sửa đổi, bổ sung một số điều khoản của Hợp đồng ……………. ký ngày …./…../….. (Sau đây gọi là Hợp đồng ………………) như sau:

     Điều 1: Sửa đổi vào Khoản … Điều ….. của Hợp đồng …… như sau:

Từ: “………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………….”

Thành: “……………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………….”

Điều 2: Các nội dung khác của Hợp đồng ………………….. ngày …/…/…… giữ nguyên, không thay đổi như Hợp đồng ………………………….

Điều 3: Phụ lục Hợp đồng này có hiệu lực kể từ ngày hai bên ký kết và là một phần không thể tách rời của Hợp đồng …………………………….. mà hai bên đã ký kết ngày…./…./…..

Hai bên đã đọc lại Phụ lục Hợp đồng này, đều thống nhất và ký/đóng dấu vào Phụ lục này để làm bằng chứng.

Phụ lục Hợp đồng được lập thành ……(……)  bản có giá trị pháp lý như nhau, mỗi bên giữ …. bản làm bằng chứng.

                   BÊN A                                                                                    BÊN B

Căn cứ giải thích HĐ khi nội dung HĐ không rõ ràng

Mẫu phụ lục hợp đồng

Khi HĐ hình thành và có hiệu lực, các bên giao kết phải thực hiện quyền và nghĩa vụ phát sinh từ HĐ đó. Tuy nhiên, trên thực tế, vì nhiều lý do khác nhau HĐ được xác lập có phần nội dung không rõ ràng có thể dẫn đến khó khăn trong quá trình thực hiện. Khi đó, HĐ cần được giải thích làm rõ, cũng như tạo thuận lợi và hiệu quả trong khi áp dụng và thực hiện.

– Khi HĐ có điều khoản chưa rõ ràng thì cần dựa vào 2 yếu tố để giải thích:

+ Ngôn từ của HĐ

+ Ý chí của các bên giao kết thể hiện trước và tại thời điểm xác lập thực hiện HĐ.

– Khi HĐ có điều khoản hoặc ngôn từ hiểu theo nhiều nghĩa thì phải giải thích phù hợp nhất với mục đích và tính chất của HĐ. Khái niệm về mục đích, tính chất của HĐ không được Bộ luật định nghĩa. Vì thế, nó có thể được hiểu là toàn bộ các đặc tính của HĐ.

– Khi HĐ có điều khoản hoặc ngôn từ khó hiểu thì phải giải thích theo tập quán ở địa điểm tiền hành giao kết HĐ. Quy định này thường áp dụng để giải thích nội dung của HĐ sử dụng các ngôn từ địa phương, theo tập quán của từng vùng hoặc lĩnh vực cụ thể.

– Khi giải thích HĐ cần lưu ý đặt các điều khoản của HĐ trong mối liên hệ với nhau so cho nội dung và ý nghĩa của các điều khoản phù hợp của HĐ.

– Khi HĐ có phần nội dung không rõ ràng, cả ý chí chung của các bên và ngôn từ trong HĐ đều được sử dụng để giải thích HĐ. Tuy nhiên, nếu ý chí của các bên lại mâu thuẫn với ngôn từ sử dụng trong HĐ thì ý chí chung của các bên sẽ được ưu tiên áp dụng. Quy định này đã hình thành nên 1 nguyên tắc áp dụng thứ tự ưu tiên khi giải thích HĐ trong pháp luật dân sự.

Hợp đồng và mẫu phụ lục hợp đồng là những văn bản sẽ thường xuyên được sử dụng để thực hiện các giao kết. Vì thế đây được coi là những văn bản quan trọng khi bạn thực hiện công việc tại doanh nghiệp hoặc tổ chức nào đó. Hi vọng rằng bài viết trên đây đã chứa đựng đầy đủ những thông tin cần thiết cho bạn.

Mọi vấn đề thắc mắc liên quan đến mẫu phụ lục hợp đồng nói riêng, các mẫu văn bản phục vụ công việc kế toán nói chung, bạn đều có thể chia sẻ tại phần bình luận của bài viết, hoặc qua fanpage của chúng tôi. Ngoài ra, các biểu mẫu, văn bản liên quan đến nghiệp vụ kế toán cũng được chúng tôi cập nhật thường xuyên, nhằm phục vụ công việc của kế toán viên một cách thuận lợi nhất. Ban có thể truy cập vào website để tải mẫu văn bản phù hợp nhất với công việc mình đang đảm nhiệm.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *