Cập nhật về việc sử dụng biên lai thu phí, lệ phí mới nhất

Đánh giá

Biên lai thu phí, lệ phí mới nhất Trước khi đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, hộ cá nhân thực hiện thu phí, lệ phí cần phải thực hiện đăng ký với CQT về việc sử dụng biên lai theo đúng điều, khoản và Nghị định được ban hành. Bài viết này của Trung tâm đào tạo kế toán Việt Hưng sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về việc sử dụng biên lai thu phí, lệ phí mới nhất từ CQT qua bài viết dưới đây nhé

1. Về biên lai thu phí, lệ phí

Căn cứ theo Khoản 1 Điều 2 Thông tư số 303/2016/TT – BTC hướng dẫn về việc in, phát hành và quản lý, sử dụng những chứng từ thu tiền phí, lệ phí thuộc vào khoảng ngân sách nhà nước

Có thể hiểu định nghĩa về biên lai chính là chứng từ do tổ chức thu phí hay lệ phí được lập nên khi thu những khoản tiền phí, lệ phí thuộc vào ngân sách của nhà nước đúng theo quy định Pháp luật ban hành

1.1 Biên lai điện tử là như thế nào?

Biên lai điện tử chính là tập hợp những thông điệp về dữ liệu điện tử, cung ứng các dịch vụ công của tổ chức thu phí, lệ phí được khởi tạo, lập và gửi, nhận rồi lưu trữ, quản lý bằng hình thức điện tử theo đúng quy định Pháp luật về giao dịch điện tử được quy định tại Điều 30 Nghị định 123/2020/NĐ – CP quy định về chứng từ ở lĩnh vực quản lý thuế, phí, lê thì từ cơ quan Thuế bao gồm:

– Biên lai thu thuế phí, lệ phí chưa in mệnh giá

– Biên lai thu thuế phí, lệ phí đã in sẵn mệnh giá

– Biên lai thu thuế phí, lệ phí

biên lai thu lệ phí
Mẫu biên lai thu phí , lệ phí

Ngoài ra, trong quy định của Luật quản lý thuế cũng có yêu cầu về quá trình quản lý yêu cầu những loại chứng từ khác và Bộ trường Bộ tài chính sẽ có trách nhiệm thực hiện đúng theo quy định, hướng dẫn thực hiện

1.2 Phân loại biên lai

Biên lai điện tử được phân thành 2 loại:

– Biên lai được in sẵn với mệnh giá: đây được biết là một trong những loại biên lai mà mỗi tờ biên lai sẽ được in sẵn với giá tiền, lệ phí cho các lần nộp tiền, biên lai này cũng được sử dụng để thu những loại phí, lệ phí với mức thu cố định cho từng lần (bao gồm hình thức tem, vé)

– Biên lai không có in sẵn mệnh giá: đây được biết là loại biên lai trên đó sẽ số tiền được thu do chính tổ chức thu phí và lệ phí lập khi thực hiện thu tiền phí, lệ phí, được áo dụng cho những trường hợp:

  • Những loại phí và lệ phí cũng được pháp luật quy định đúng theo mức thu bằng tỷ lệ phần trăm

  • Những loại phí và lệ phí nếu có nhiều chỉ tiêu thu thì sẽ tùy thuộc vào yêu cầu của tổ chức, đơn vị nộp tiền phí và lệ phí.

  • Những loại phí và lê phí mang tính chất đặc trưng trong các cuộc giao dịch quốc tế

1.3 Hình thức biên lai

Theo Điều 2 Khoản 3 Thông tư 303/2016/TT – BTC quy định rõ về 3 loại biên lai được sử dụng:

– Biên lai đặt in là biên lai tổ chức thu phí, lệ phí được đặt in ở thiết bị tin học, máy tính tiền hay những thiết bị khác khi đã cung ứng dịch vụ công và có thu phí, lệ phí 

– Biên lai tự in là loại biên lai do tổ chức thu phí, lệ phí tự in dựa trên những thiết bị tin học, thiết bị khác, hay máy tình khi cung ứng các loại dịch vụ công và có thu phí, lệ phí

– Biên lai điện tử chính là tập hợp những thông điệp dữ liệu điện tử về việc cung ứng các dịch vụ công của tổ chức thu phí, lệ phí và được tạo, lập, gửi, nhạn, lưu trữ, quản lý bằng hình thức điện tử đúng theo quy định Pháp luật về giao dịch điện tử

2. Hướng dẫn sử dụng biên lai thu phí, lệ phí

TCT đã ban bố CV 2478/TCT – DNNCN về biên lai thu phí, lệ phí:

Tại Khoản 1 Điều 34 Nghị định 123/2020/NĐ – CP quy định về việc sử dụng hóa đơn, chứng từ theo quy định

2.1 Đăng ký về việc sử dụng biên lai điện tử

– Tổ chức khi thu những khoản phí, lệ phí trước khi sử dụng biên lai điện tử theo Điểm b Khoản 1 Điều 30 thì cần thực hiện việc đăng ký sử dụng ở cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế và nội dung thông tin đăng ký được thực hiện theo Mẫu số 01/ĐK – BL phụ lục IA ban hành kèm nghị định này

Cổng thông tin điện tử ở Tổng cục Thuế sẽ tiếp nhận đăng ký về việc sử dụng biên lai điện tử của tổ chức, đơn vị thu những khoản phí, lệ phí và cần phải gửi mẫu thông báo theo mẫu số 01/TB – TNĐK phụ lục IB ban hành kèm với Nghị định này, khi nhận được hồ sơ đăng ký sử dụng biên lai điện tử để xác nhận cho việc nộp hồ sơ đăng ký sử dụng biên lai

– Trong thời gian 01 ngày ( kể từ ngày làm việc) nhận được hồ sơ đăng ký sử dụng biên lai điện tử, Cơ quan Thuế sẽ có trách nhiệm gửi đi thông báo điện tử theo mẫu số 01/TB – ĐKĐT Phụ lục IB ban hành kèm Nghị định này tới đơn vị, tổ chức được quy định ngay khoản 1 Điều 34 Nghị định 123/2020/NĐ – CP về việc chấp nhận trường hợp đăng ký sử dụng biên lai thu phí, lệ phí điện tử hợp lệ, không có bất kỳ sự sai sót hay không chấp nhận đăng ký sử dụng biên lai điện tử 

– Từ thời điểm đơn vị, tổ chức sử dụng biên lai điện tử đúng theo quy định ngay tại Nghị định này, tổ chức, đơn vị nêu tại khoản 1 điều này thì cần thực hiện việc hủy những biên lai, chứng từ giấy còn đang tồn tại nhưng chưa sử dụng ( nếu có ) đúng theo quy định

– Trường hợp nếu như có thay đổi về thông tin đăng ký sử dụng biên lai điện tử theo đúng khoản 1 điều này tổ chức, đơn vị thu phí, lệ phí thuộc vào ngân sách nhà nước thực hiện để thay đổi thông tin, gửi lại Cơ quan Thuế đúng theo Mẫu số 01/ĐK – BL Phụ lục IA ban hành kèm Nghị định qua Cổng thông tin điện tử Tổng cục Thuế

XEM THÊM:

Mẫu biên lai thu tiền

Mẫu biên lai thu tiền theo quyết định 48 và TT 200 Mẫu số 06 – TT

Cách lập biên bản hủy hóa đơn viết sai mới nhất

2.2 Nội dung chứng từ

Ngay tại Khoản 2 Điều 32 Nghị định 123/2020/NĐ – CP của Chính phủ quy định về hóa đơn chứng từ gồm:

– Tên loại biên lai: Biên lai thu thuế, phí, lệ phí không in sẵn mệnh giá, hay in sẵn mệnh giá

– Ký hiệu về mẫu biên lai và ký hiệu của biên lai, trong đó:

  • Ký hiệu mẫu biên lai sẽ là những thông tin thể hiện trên biên lai, số liên biên lai, số thứ tự mẫu trong loại biên lai

  • Ký hiệu biên lai chính là dấu hiệu phân biệt biên lai qua hệ thống chữ cái Tiếng việt và 02 chữ số cuối năm

  • Đối với hình thức biên lai đăt in thì 02 chữ số cuối trong năm chính là năm in biên lai được đặt in. đối với biên lai điện tử hay là tự in, 02 chữ số cuối trong năm chính là năm bắt đầu cho đơn vị, tổ chức sử dụng biên lai ghi ở thông báo phát hành hay là năm biên lai đã được in ra

– Số biên lai chính là số thứ tự được thể hiện ngay trên biên lai thu thuế, phí, lệ phí. Số này sẽ được ghi bằng số Ả Rập ( tối đa 7 chữ số ).

  • Đối với những biên lai tự in hay đặt in thì số biên lai sẽ được bắt đầu từ 0000001.

  • Đối với biên lai điện tử: số biên lai sẽ được bắt đầy từ số 1 (vào ngày 01 tháng 01 hay là ngày bắt đầu sử dụng biên lai điện tử, kết thúc vào 31 tháng 12 trong năm)

– Liên của biên lai( đối với liên biên lai thì sẽ áp dụng với biên lai tự in, đặt in): là số tờ có trong cùng một số biên lai. Mỗi một số biên lai phải có ít nhất từ 02 liên hay 02 phần trở lên:

  • Liên 1: Lưu lại tổ chức, đơn vị thu

  • Liên 2: Giao cho người nộp Thuế, phí, lệ phí

Với những liên 3 trở đi thì đặt tên theo công cụ dụng phục vụ công tác quản lý đúng theo quy định Pháp luật

– Tên, mã số Thuế của tổ chức, đơn vị thu Thuế, phí, lệ phí

– Tên những khoản thu Thuế,phí,lệ phí, số tiền ghi bằng số hay bằng chữ

– Ngày tháng năm lập biên lai

– Chữ ký người thu tiền. Với biên lai điện tử, chữ ký trên biên lai sẽ là chữ ký số

– Tên, mã số Thuế tổ chức nhận in biên lai (sử dụng trong trường hợp đơn vị đặt in)

– Biên lai phải được thể hiện bằng tiếng Việt. Nếu trường hợp cần phải ghi thêm tiếng nước ngoài thì phần thêm này sẽ được đặt ngay bên phải và nằm trong dấu ( ) hay là đặt dưới dòng nội dung tiếng việt với cỡ chữ nhỏ hơn Tiếng Việt

Các chữ số cũng là chữ số tự nhiên 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9

  • Tiền trên biên lai cũng là VNĐ. Với trường hợp những khoản thu khác thuộc vào ngân sách nhà nước cũng được pháp luật quy định với mức thu là ngoại tệ thì được phép sử dụng đồng ngoại tệ hay thu bằng đồng Việt Nam nhưng dựa trên cơ sở quy đổi từ ngoài tệ thành đồng Việt Nam đúng theo tỷ giá quy định ở khoản 4 Nghị định 120/2016/NĐ – CP

  • Nếu trường hợp khi thu phí, lệ phí nhưng danh mục phí nhiều hơn số dòng của biên lai thì tổ chức, đơn vị được phép lập bảng kê kèm với biên lai. Bảng kê này được tổ chức, đơn vị thiết kế sao cho phù hợp cùng đặc điểm của những loại phí, lê phí. Trên biên bản kê cũng cần ghi rõ “ kèm theo biên lai số … ngày … tháng … năm”.

  • Với trường hợp cần điều chỉnh nội dung, tiêu thức ở trên biên lai cho phù hợp với thực tế thì tổ chức, đơn vị thu phí, lệ phí cần gửi văn bản trao đổi cùng Bộ Tài chính (Tổng cục Thuế) để được xem xét, hướng dẫn trước khi thực hiện

  • Ngoài những quy định trên, nếu tổ chức, đơn vị muốn tạo thêm những thông tin khác hay là logo, hình ảnh trang trí, quảng cáo cần phải phù hợp với quy định pháp luật, không được che khuất hay làm mờ những nội dung bắt buộc phải thể hiện trên biên lai. Cỡ chữ thông tin tạo thêm cũng không phép lớn hơn cỡ chữ nội dung bắt buộc của biên lai.

Nếu bạn có bất kỳ vướng mắc nào về nghiệp vụ kế toán cần tháo gỡ MỜI BẠN THAM GIA ĐẶT CÂU HỎI để giải đáp NGAY LẬP TỨC bởi đội ngũ kế toán trưởng tại Group CỘNG ĐỒNG LÀM KẾ TOÁN: https://www.facebook.com/groups/congdonglamketoan

Bài viết của Trung tâm đào kế toán Việt Hưng đã hướng dẫn các bạn hiểu rõ thêm về việc cập nhật sử dụng biên lai thu phí, lệ phí đúng theo quy định tại Nghị định 123/2020/NĐ – CP ban hành. Việt Hưng cũng luôn chiêu sinh các khóa học về Thuế để giúp các bạn kế toán nâng cao được kiến thức cũng như cập nhật nhanh chóng các đổi mới về Thuế, thủ tục hành chính Thuế.

0 0 Bình chọn
Bình chọn
Theo dõi
Thông báo cho
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận