Cách hạch toán hoá đơn đầu vào để cân đối giữa chi phí & thuế

Đánh giá

Cách hạch toán hóa đơn đầu vào – chi phí là một yếu tố quan trọng trong hạch toán kế toán. Để phản ánh đúng và kịp thời tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thì việc ghi nhận chi phí vào đúng thời điểm là rất quan trọng. Sau đây Kế Toán Việt Hưng sẽ chia sẻ với các bạn về vấn đề này.

NGUYÊN TẮC GHI NHẬN CHI PHÍ

Theo Điều 82 Thông tư 200/2014TT-BTC quy định việc ghi nhận chi phí như sau: 

hạch toán hoá đơn đầu vào 2
Quy định về việc ghi nhận chi phí – hạch toán hoá đơn đầu vào

→ Như vậy theo khoản 2 này thì việc ghi nhận chi phí được thực hiện ngay cả khi chưa đến kỳ hạn thanh toán nhưng có khả năng chắc chắn phát sinh nhằm đảm bảo nguyên tắc thận trọng và bảo toàn vốn.

1. Thực hiện cách hạch toán hoá đơn đầu vào để cân đối giữa chi phí và thuế

Vậy tình huống đặt ra là chi phí thực tế phát sinh nhưng hóa đơn sẽ xuất kỳ sau? Vậy kế toán sẽ xử lý thế nào cho hợp lý giữa chi phí trên sổ sách và kê khai hạch toán thuế.

*) Tuân thủ đúng nguyên tắc: ghi nhận chi phí thực tế phát sinh tại thời điểm nào thì kế toán phản ánh chi phí tại thời điểm đó.

*) Căn cứ pháp lý và nguyên tắc theo Điều 54 Thông tư 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014.

Các nghiệp vụ kinh tế hay phát sinh được cho phép trích trước vào chi phí bao gồm:

1.1 Trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân

– Khi trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân vào chi phí

Nợ TK 622: Chi phí nhân công trực tiếp

Có TK 335: Chi phí phải trả

– Khi tính tiền lương nghỉ phép thực tế phát sinh, nếu số trích trước lớn hơn số  thực tế phải trả thì kế toán ghi giảm chi phí trích trước.

Nợ TK 335: phần chênh lệch giữa số trích trước và thực tế

Có TK 622: giảm chi phí nhân công

VÍ DỤ:

Công ty A thực hiện trích trước tiền lương nghỉ phép của công nhân là 50.000.000 đ..

Nợ TK 622: 50.000.000

Có TK 335: 50.000.0000

– Cuối năm tập hợp và tính được tổng tiền lương nghỉ phép thực tế phải trả công nhân là 45.000.000 đ

Nợ TK 335: 5.000.000

Có TK 622: 5.000.000

1.2 Trích trước chi phí sửa chữa TSCĐ phát sinh trong kỳ mà nhà thầu đã thực hiện nhưng chưa nghiệm thu, xuất hóa đơn

Nợ TK 241, 627, 642, 642

Có TK 335

– Khi công việc sửa chữa hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng, nếu số trích  trước lớn hơn thực tế chi phí phát sinh 

Nợ TK 335: phần chênh lệch giữa số trích trước và thực tế

Có TK 241, 627, 642, 642: giảm chi phí 

VÍ DỤ: 

Tháng 11/2022, Công ty B thực hiện trích trước chi phí sửa chữa TSCĐ cho nhà văn phòng là 100.000.000 đ

Nợ TK 642: 100.000.000

Có TK 335: 100.000.000

– Sang tháng 12/2022, nghiệm thu công trình và đưa vào sử dụng giá trị 90.000.000 đ (VAT 10%)

Nợ TK 335: 100.000.000

Nợ TK 133: 9.000.000

Có TK 642: 10.000.000 (do trích trước nhiều hơn thực tế phát sinh)

Có TK 331: 99.000.000

1.3 Trích trước chi phí trong thời gian ngừng việc theo thời vụ, hoặc ngừng việc theo kế hoạch

Nợ TK 623, 627

Có TK 335

Chi phí thực tế phát sinh liên quan đến các khoản chi phí trích trước

Nợ TK 623, 627 (nếu chi phí thực tế lớn hơn chi phí trích trước)

Nợ TK 335: phần chênh lệch đã trích nhiều hơn thực tế

Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)

Có TK 111, 112, 152, 153, , 331,…

Có TK 623, 627 (nếu số phát sinh nhỏ hơn số trích trước)

– Hàng tháng tính lãi tiền vay phải trả (với trường hợp doanh nghiệp đi vay tiền của cá nhân) nhưng thực tế chưa chi trả. 

Nợ TK 635: chi phí tài chính (nếu lãi tiền vay vốn sản xuất kinh doanh)

Nợ TK 627, 241: lãi vay được vốn hóa

Có TK 335: chi phí phải trả

VÍ DỤ: Tháng 10/2022, Công ty vay tiền của Ông H với số tiền là 100.000.000 đ để sản xuất kinh doanh, lãi suât 8%/năm.  Lãi tiền vay tháng 10/2022 phải trả ông H là: 689.000 đồng

Chi phí trích trước vào tháng 10/2022 là:

Nợ TK 635: 689.000

Có TK 335: 689.000

LƯU Ý: Để chi phí trích trước được tính vào chi phí hợp lý khi quyết toán thuế TNDN phải đảm bảo quy định tại khoản 2.20 Thông tư 96/2015/TT-BTC

hạch toán hoá đơn đầu vào 3
Các khoản chi phí trước theo kỳ hạn, theo chu kỳ mà đến hết kỳ hạn, hết chu kỳ chưa chi hoặc chi không hết trong hạch toán hóa đơn đầu vào

XEM THÊM:

Hạch toán hóa đơn đầu vào thực phẩm trường mầm non

Hướng dẫn lập bảng kê mua vào không có hoá đơn – học kế toán

2. Cách hạch toán đầu vào mà quên chưa kê khai thuế

Vậy kế toán xử lý thế nào để vẫn phản ánh đúng chi phí vào sổ sách mà lại khớp với kê khai thuế, thì:

→ Trên sổ sách, kế toán cần xử lý: Với nguyên tắc chi phí phát sinh khi nào thì phản ánh tại thời điểm đó, còn thuế GTGT đầu vào được khấu trừ sẽ không treo trên tài khoản 133 nữa mà hạch toán thông quan tài khoản trung gian 1388. Để khi đó tổng tiền thanh toán sẽ vẫn khớp đúng

Nợ TK chi phí: 641, 642, 627: Chi phí 

Nợ TK 1388: Phải thu khác

Có TK 111, 112, 331: Tổng tiền thanh toán

→ Sang tháng sau, kế toán sẽ hạch toán từ TK 1388 sang TK 133 để khớp với kê khai thuế

Nợ TK 1388: Phải thu khác

Có TK 133: Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ

VÍ DỤ:

Tháng 12/2022, Công ty Việt Hưng có mua nước khoáng  phục vụ cho văn phòng tiền chưa VAT 10% là 5.000.000 đ. Kế toán đã hạch toán chi phí vào sổ sách tháng 12/2022, nhưng lại quên không kê khai thuế vào tháng 12/2022.

– Vậy trên sổ sách tháng 12/2022 kế toán sẽ hạch toán như sau:

Nợ TK 642: 5.000.000

Nợ TK 1388: 500.000

Có TK 331: 5.500.000

– Sang tháng 01/2023 khi kế toán kê khai khấu trừ hóa đơn đầu vào đó thì đồng thời cũng ghi nhận bút toán vào sổ sách như sau:

Nợ TK 1388: 500.000

Có TK 133: 500.000

→ Như vậy tiền thuế sẽ khớp đúng giữa sổ sách và tờ khai thuế.

@ketoanviethung

Con đường sự nghiệp của bạn sẽ dễ dàng hơn nếu bạn biết bí kíp này #ketoanviethung #ketoan #ketoanthucte #kienthucketoan #hocketoanonline #thunhap #kynang #learnontiktok #GiangSinh2022 #xuhuong2022

♬ Ghibli system. A sad and beautiful ballad(87172) – 朝木春美千

Nếu bạn có bất kỳ vướng mắc nào về nghiệp vụ kế toán cần tháo gỡ MỜI BẠN THAM GIA ĐẶT CÂU HỎI để giải đáp NGAY LẬP TỨC bởi đội ngũ kế toán trưởng tại Group CỘNG ĐỒNG LÀM KẾ TOÁN

Trên đây là những chia sẻ thực tế của Kế Toán Việt Hưng về một vài tình huống cách hạch toán hóa đơn đầu vào khi chưa có hóa đơn hoặc cách hạch toán hóa đơn đầu vào khi quên chưa kê khai thuế.  Đừng quên cập nhật thêm thật nhiều thông tin bổ ích, hỗ trợ quá trình làm việc của mình hiệu quả nhất tại website, Fanpage và kênh Youtube của Kế Toán Việt Hưng nhé.  

0 0 Bình chọn
Bình chọn
Theo dõi
Thông báo cho
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận