Hạch toán TK 111 – Tiền mặt phản ánh tình hình thu, chi, tồn quỹ tại quỹ của doanh nghiệp. Vậy hạch toán TK 111 – tiền mặt như thế nào? Kế toán Việt Hưng sẽ chia sẻ bạn đọc phương pháp hạch toán TK 111.
PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN TK 111 – TIỀN MẶT
Thu tiền bán sản phẩm, hàng hoá, cung cấp lao vụ, dịch vụ nhập quỹ tiền mặt của đơn vị:
- Trường hợp bán sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
Doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Kế toán phản ánh doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ theo giá bán chưa có thuế GTGT, ghi:
Nợ TK 111 – Tiền mặt (Tổng giá thanh toán)
Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (33311)
Có TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (Giá bán chưa có thuế GTGT);
Có TK 512 – Doanh thu bán hàng nội bộ (Giá bán chưa có thuế GTGT).
Khi bán sản phẩm, hàng hoá, cung cấp dịch vụ không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT, hoặc thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp.
Kế toán phản ánh doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là tổng giá thanh toán, ghi:
Nợ TK 111 – Tiền mặt
Có TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (Tổng giá thanh toán);
Có TK 512 – Doanh thu bán hàng nội bộ (Tổng giá thanh toán).
Khi nhận được tiền của Ngân sách Nhà nước thanh toán về khoản trợ cấp, trợ giá bằng tiền mặt, ghi:
Nợ TK 111 – Tiền mặt
Có TK 333 – Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước (3339).
Khi phát sinh các khoản doanh thu hoạt động tài chính, các khoản thu nhập khác bằng tiền mặt, ghi:
Nợ TK 111 – Tiền mặt (Tổng giá thanh toán)
Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (33311)
Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính (Giá chưa có thuế GTGT)
Có TK 711 – Thu nhập khác (Giá chưa có thuế GTGT).
Khi phát sinh các khoản doanh thu hoạt động tài chính
Các khoản thu nhập khác thuộc đối tượng chịu thuế GTGT và doanh nghiệp nộp thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp hoặc không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT bằng tiền mặt, khi nhập quỹ, ghi:
Nợ TK 111 – Tiền mặt
Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính
Có TK 711 – Thu nhập khác.
Rút tiền gửi Ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt, vay dài hạn, ngắn hạn, vay khác bằng tiền mặt, ghi:
Nợ TK 111 – Tiền mặt (1111, 1112)
Có TK 112 – Tiền gửi Ngân hàng (1121, l122)
Có các TK 311, 341,. . .
Thu hồi các khoản nợ phải thu bằng tiền mặt và nhập quỹ tiền mặt của doanh nghiệp, ghi:
Nợ TK 111 – Tiền mặt (1111, 1112)
Có TK 131 – Phải thu của khách hàng
Có TK 136 – Phải thu nội bộ
Có TK 138 – Phải thu khác (1388)
Có TK 141 – Tạm ứng.
Thu hồi các khoản đầu tư ngắn hạn, dài hạn, các khoản ký cược, ký quỹ hoặc thu hồi các khoản cho vay nhập quỹ tiền mặt, ghi:
Nợ TK 111 – Tiền mặt (1111, 1112, l113)
Có TK 121 – Đầu tư chứng khoán ngắn hạn; hoặc
Có TK 128 – Đầu tư ngắn hạn khác
Có TK 138 – Phải thu khác
Có TK 144 – Cầm cố, ký quỹ, ký cược ngắn hạn
Có TK 244 – Ký quỹ, ký cược dài hạn
Có TK 228 – Đầu tư dài hạn khác.
Nhận các khoản ký quỹ, ký cược của các đơn vị khác bằng tiền mặt, ngoại tệ, ghi:
Nợ TK 111 – Tiền mặt (1111, 1112)
Có TK 338 – Phải trả, phải nộp khác (Khoản ký quỹ, ký cược ngắn hạn)
Có TK 344 – Nhận ký quỹ, ký cược dài hạn.
Các khoản thừa quỹ tiền mặt phát hiện khi kiểm kê chưa xác định rõ nguyên nhân, ghi:
Nợ TK 111 – Tiền mặt
Có TK 338 – Phải trả phải nộp khác (3881).
Khi nhận được vốn do được giao, nhận vốn góp bằng tiền mặt, ghi:
Nợ TK 111 – Tiền mặt
Có TK 411 – Nguồn vốn kinh doanh.
Xuất quỹ tiền mặt gửi vào tài khoản tại Ngân hàng, ghi:
Nợ TK 112 – Tiền gửi Ngân hàng
Có TK 111 – Tiền mặt.
Xuất quỹ tiền mặt mua chứng khoán ngắn hạn, dài hạn hoặc đầu tư vào công ty con, đầu tư vào công ty liên kết, góp vốn liên doanh, ghi:
Nợ TK 121 – Đầu tư chứng khoán ngắn hạn
Nợ TK 221 – Đầu tư vào công ty con
Nợ TK 222 – Vốn góp liên doanh
Nợ TK 223 – Đầu tư vào công ty liên kết
Nợ TK 228 – Đầu tư dài hạn khác
Có TK 111 – Tiền mặt.
Xuất quỹ tiền mặt đem đi ký quỹ, ký cược, ghi:
Nợ TK 144 – Cầm cố, ký quỹ, ký cược ngắn hạn
Nợ TK 244 – Ký quỹ, ký cược dài hạn
Có TK 111 – Tiền mặt.
Xuất quỹ tiền mặt mua TSCĐ đưa ngay vào sử dụng:
Trường hợp mua TSCĐ về sử dụng cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thuộcc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ, ghi:
Nợ TK 211 – TSCĐ hữu hình (Giá mua chưa có thuế GTGT)
Nợ TK 213 – TSCĐ vô hình (Giá mua chưa có thuế GTGT
Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (1332)
Có TK 111 – Tiền mặt.
Trường hợp mua TSCĐ về sử dụng cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp hoặc không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT hoặc sử dụng cho hoạt động sự nghiệp, dự án được trang trải bằng nguồn kinh phí sự nghiệp, dự án hoặc sử dụng cho hoạt động văn hoá, phúc lợi được trang trải bằng quỹ khen thưởng, phúc lợi, ghi:
Nợ các TK 211, 213,. . . (Tổng giá thanh toán)
Có TK 111 – Tiền mặt (Tổng giá thanh toán).
Nếu TSCĐ mua sắm bằng nguồn vốn đầu tư XDCB hoặc Quỹ Đầu tư phát triển và được dùng vào sản xuất, kinh doanh, kế toán ghi tăng nguồn vốn kinh doanh, khi quyết toán vốn đầu tư XDCB được duyệt, ghi:
Nợ các TK 441, 414,. . .
Có TK 411 – Nguồn vốn kinh doanh.
Xuất quỹ tiền mặt chi cho hoạt động đầu tư XDCB, chi sửa chữa lớn TSCĐ hoặc mua sắm TSCĐ phải qua lắp đặt để dùng vào sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, ghi:
Nợ TK 241 – XDCB dỡ dang
Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 111 – Tiền mặt.
Xuất quỹ tiền mặt mua nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ, hàng hoá về nhập kho để dùng vào sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ (Theo phương pháp kê khai thường xuyên), ghi:
Nợ TK 152 – Nguyên liệu, vật liệu
Nợ TK 153 – Công cụ, dụng cụ
Nợ TK 156 – Hàng hoá (Giá mua chưa có thuế GTGT)
Nợ TK 157 – Hàng gửi đi bán
Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (1331)
Có TK 111 – Tiền mặt.
Xuất quỹ tiền mặt mua vật tư, hàng hoá dùng vào sản xuất, kinh doanh hàng hoá dịch vụ chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ, nhập kho (Theo phương pháp kiểm kê định kỳ), ghi:
Nợ TK 611 – Mua hàng (6111, 6112)
Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (1331)
Có TK 111 – Tiền mặt.
Xuất quỹ tiền mặt thanh toán các khoản nợ phải trả, ghi:
Nợ TK 311 – Vay ngắn hạn
Nợ TK 315 – Nợ dài hạn đến hạn trả
Nợ TK 331 – Phải trả cho người bán
Nợ TK 333 – Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước
Nợ TK 334 – Phải trả người lao động
Nợ TK 336 – Phải trả nội bộ
Nợ TK 338 – Phải trả, phải nộp khác
Có TK 111 – Tiền mặt
Doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ khi mua nguyên vật liệu sử dụng ngay vào sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ bằng tiền mặt phát sinh trong kỳ, ghi:
Nợ các TK 621, 623, 627, 641, 642,. . .
Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (1331)
Có TK 111 – Tiền mặt.
Xuất quỹ tiền mặt sử dụng cho hoạt động tài chính, hoạt động khác, ghi:
Nợ các TK 635, 811,. . .
Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)
Có TK 111 – Tiền mặt.
Các khoản thiếu quỹ tiền mặt phát hiện khi kiểm kê chưa xác định rõ nguyên nhân, ghi:
Nợ TK 138 – Phải thu khác (1381)
Có TK 111 – Tiền mặt.
Các nghiệp vụ kinh tế liên quan đến ngoại tệ:
Khi mua hàng hoá, dịch vụ thanh toán bằng tiền mặt là ngoại tệ.
- Nếu phát sinh lỗ tỷ giá hối đoái trong giao dịch mua ngoài vật tư, hàng hoá, TSCĐ, dịch vụ, ghi:
Nợ các TK 151, 152, 153, 156, 157, 211, 213, 241, 623, 627, 641, 642, 133. . . (Theo tỷ giá hối đoái tại ngày giao dịch)
Nợ TK 635 – Chi phí tài chính (Lỗ tỷ giá hối đoái)
Có TK 111 – Tiền mặt (1112) (Theo tỷ giá ghi sổ kế toán).
Đồng thời ghi đơn bên Có TK 007 – Ngoại tệ các loại (TK ngoài Bảng CĐKT).
- Nếu phát sinh lãi tỷ giá hối đoái trong giao dịch mua ngoài vật tư, hàng hoá, dịch vụ, TSCĐ, ghi:
Nợ các TK 151, 152, 153, 156, 157, 211, 213, 241, 623, 627, 641, 642, 133. . . (Theo tỷ giá hối đoái tại ngày giao dịch)
Có TK 111 – Tiền mặt (1112) (Tỷ giá ghi sổ kế toán)
Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính (Lãi tỷ giá hối đoái).
Đồng thời ghi đơn bên Có TK 007 – Ngoại tệ các loại (TK ngoài Bảng CĐKT).
- Khi nhận vật tư, hàng hoá, TSCĐ, dịch vụ của nhà cung cấp, hoặc khi vay ngắn hạn, vay dài hạn, nợ dài hạn, hoặc nhận nợ nội bộ,. . . bằng ngoại tệ, căn cứ tỷ giá hối đoái tại ngày giao dịch, ghi:
Nợ các TK có liên quan (Theo tỷ giá hối đoái tại ngày giao dịch)
Có các TK 311, 331, 336, 341, 342,. . . (Theo tỷ giá hối đoái tại ngày giao dịch).
Khi thanh toán nợ phải trả (Nợ phải trả người bán, nợ vay ngắn hạn, vay dài hạn, nợ dài hạn, nợ nội bộ,. . .):
- Nếu phát sinh lỗ tỷ giá hối đoái trong giao dịch thanh toán nợ phải trả, ghi:
Nợ các TK 311, 315, 331, 336, 341, 342,. . . (Tỷ giá ghi sổ kế toán)
Nợ TK 635 – Chi phí tài chính (Lỗ tỷ giá hối đoái)
Có TK 111 – Tiền mặt (1112) (Tỷ giá ghi sổ kế toán).
Đồng thời ghi đơn bên Có TK 007 – Ngoại tệ các loại (TK ngoài Bảng CĐKT).
- Nếu phát sinh lãi tỷ giá hối đoái trong giao dịch thanh toán nợ phải trả, ghi:
Nợ các TK 311, 315, 331, 336, 341, 342,. . . (Tỷ giá ghi sổ kế toán)
Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính (Lãi tỷ giá hối đoái)
Có TK 111 – Tiền mặt (1112) (Tỷ giá ghi sổ kế toán).
Đồng thời ghi đơn bên Có TK 007 – Ngoại tệ các loại (TK ngoài Bảng CĐKT).
Khi phát sinh doanh thu, thu nhập khác bằng ngoại tệ là tiền mặt, ghi:
Nợ TK 111 – Tiền mặt (1112) (Tỷ giá giao dịch thực tế hoặc tỷ giá giao dịch BQLNH)
Có các TK 511, 515, 711,. . . (Tỷ giá giao dịch thực tế hoặc tỷ giá giao dịch BQLNH).
Đồng thời ghi đơn bên Nợ TK 007 – Ngoại tệ các loại (TK ngoài Bảng CĐKT).
Khi thu được tiền nợ phải thu bằng ngoại tệ (Phải thu của khách hàng, phải thu nội bộ,. . .):
- Nếu phát sinh lỗ tỷ giá hối đoái trong giao dịch thanh toán nợ phải thu bằng ngoại tệ, ghi:
Nợ TK 111 – Tiền mặt (1112) (Tỷ giá hối đối tại ngày giao dịch)
Nợ TK 635 – Chi phí tài chính (Lỗ tỷ giá hối đoái)
Có các TK 131, 136, 138,. . .(Tỷ giá ghi sổ kế toán).
Đồng thời ghi đơn bên Nợ TK 007 – Ngoại tệ các loại (TK ngoài Bảng CĐKT).
- Nếu phát sinh lãi tỷ giá hối đoái trong giao dịch thanh toán nợ phải thu bằng ngoại tệ, ghi:
Nợ TK 111 – Tiền mặt (1112)(Tỷ giá hối đoái tại ngày giao dịch)
Có TK 515 – Doanh thu hoạt động tài chính (Lãi tỷ giá hối đoái)
Có các TK 131, 136, 138,. . .(Tỷ giá ghi sổ kế toán).
Đồng thời ghi đơn bên Nợ TK 007 – Ngoại tệ các loại (TK ngoài Bảng CĐKT).
Hạch toán tk 111 – tiền mặt theo TT 200 BTC, kế toán Việt Hưng đã hướng dẫn phương pháp hạch toán trong bài viết trên. Mọi thắc mắc cần giải đáp xin liên hệ: 098.868.0223 – 091.292.9959 – 098.292.9939 để được tư vấn miễn phí – chuyên sâu TẤT TẦN TẬT mọi vấn đề. Chúc các bạn thành công!