Kế toán ngân quỹ tại ngân hàng là nghiệp vụ diễn ra rất nhiều lần trong ngày và công tác ngân quỹ của ngân hàng khác rất nhiều so với kế toán đơn vị hành chính sự nghiệp hay trong các doanh nghiệp. Bạn đã hiểu rõ về kế toán này chưa? Cùng kế toán Việt Hưng phân tích qua bài viết dưới đây nhé!
1. Kế toán ngân quỹ tại ngân hàng là gì?
Ngân quỹ của ngân hàng là những tài sản có độ thanh khoản lớn nhất. Như tiền mặt, ngoại tệ, tiền gửi thanh toán tại ngân hàng nhà nước hoặc ở các tổ chức tín dụng khác.
Kế toán ngân quỹ là việc thu thập, ghi chép, xử lý các nghiệp vụ kinh tế, tài chính.
Về hoạt động tiền tệ, tín dụng và dich vụ ngân hàng dưới hình thức giá trị để phản ánh, kiểm tra toàn bộ hoạt động kinh doanh của đơn vị ngân hàng.
Đồng thời cung cấp các thông tin cần thiết cho công tác quản lý tại ngân hàng và các tổ chức cá nhân khác.
2. Các tài khoản sử dụng trong kế toán ngân quỹ tại ngân hàng
– Tài khoản cấp I: TK 10 – Tiền mặt chứng từ có giá trị ngoại tệ, kim loại quý, đã quý
– Tài khoản cấp II:
+ TK 101 – Tiền mặt bằng đồng Việt Nam
+ TK 103 – Tiền mặt ngoại tệ
+ TK 104 – Chứng từ có giá trị ngoại tệ
+ TK 105 – Kim loại quý, đã quý
– Tài khoản cấp III: Các bạn xem chi tiết tại Hệ thống tài khoản kế toán ngân hàng
3. Nghiệp vụ của kế toán ngân quỹ
Tài khoản
TK “Tiền mặt tại đơn vị” – 1011
Tài khoản này dùng để hạch toán số tiền mặt tại quỹ nghiệp vụ của các Tổ chức tín dụng.
Bên Nợ ghi: Số tiền mặt thu vào quỹ nghiệp vụ
Bên Có ghi: Số tiền mặt chi ra từ quỹ nghiệp vụ
Số dư Nợ: Số tiền mặt hiện có tại quỹ nghiệp vụ của TCTD
Hạch toán chi tiết: Mở 1 tài khoản chi tiết.
TK “Tiền mặt đang vận chuyển” – 1019
Tài khoản này dùng để hạch toán số tiền mặt xuất từ quỹ tiền mặt tại đơn vị chuyển cho các đơn vị khác đang trên đường đi.
Bên Nợ ghi: Số tiền xuất quỹ để vận chuyển đến đơn vị nhận tiền
Bên Có ghi: Số tiền đã vận chuyển đến đơn vị nhận
Số dư Nợ: Số TM thuộc quỹ nghiệp vụ ở đơn vị đang trên đường vận chuyển
Hạch toán chi tiết: Mở tài khoản chi tiết theo từng đơn vị nhận tiền vận chuyển đến.
TK “Tiền mặt ngoại tệ tại đơn vị” – 1031
Tài khoản này dùng để hạch toán giá trị ngoại tệ tại quỹ của Tổ chức tín dụng.
Bên Nợ ghi: Giá trị ngoại tệ nhập quỹ
Bên Có ghi: Giá trị ngoại tệ xuất quỹ
Số dư Nợ: Phản ánh giá trị ngoại tệ hiện có tại quỹ của TCTD
Hạch toán chi tiết: Mở 1 tài khoản chi tiết.
TK “Ngoại tệ đang vận chuyển” – 1039
Tài khoản này dùng để hạch toán giá trị ngoại tệ chuyển cho các đơn vị khác đang trên đường đi.
Bên Nợ ghi: Giá trị ngoại tệ vận chuyển đến đơn vị nhận tiền
Bên Có ghi: Giá trị ngoại tệ đã vận chuyển đến đơn vị nhận
Số dư Nợ: Phản ánh giá trị ngoại tệ ở đơn vị đang vận chuyển trên đường
Hạch toán chi tiết: Mở tài khoản chi tiết theo từng đơn vị nhận ngoại tệ vận chuyển đến.
TK “Tham ô, thiếu mất tiền, tài sản chờ xử lý” – 3614
TK này dùng để phản ảnh các khoản nợ phải thu phát sinh trong hoạt động nội bộ của TCTD.
Bên Nợ ghi: Số tiền TCTD phải thu
Bên Có ghi: Số tiền được xử lý chuyển vào các tài khoản thích hợp khác
Số dư Nợ: Phản ánh số tiền TCTD còn phải thu
Hạch toán chi tiết: Mở tài khoản chi tiết cho từng đơn vị, cá nhân có quan hệ thanh toán
TK “Thừa quỹ, tài sản thừa chờ xử lý” – 461
TK này dùng để phản ảnh các khoản phải trả phát sinh trong quá trình hoạt động nội bộ của TCTD.
Bên Có ghi: Số tiền TCTD phải trả
Bên Nợ ghi: Số tiền TCTD đã trả hoặc được giải quyết chuyển vào TK khác
Số dư Có: Phản ánh số tiền TCTD còn phải trả
Hạch toán chi tiết: Mở tài khoản chi tiết cho từng đơn vị, cá nhân có quan hệ thanh toán
Chứng từ
– Nếu thu tiền mặt:
+ Giấy nộp tiền (dùng cho khách hàng nộp tiền vào NH)
+ Phiếu thu (dùng cho nội bộ NH)
– Nếu chi tiền mặt:
+ Séc lĩnh tiền mặt (dùng cho khách hàng lĩnh tiền từ TKTG)
+ Giấy lĩnh tiền mặt (dùng trong trường hợp cho vay)
+ Phiếu chi (dùng cho nội bộ NH)
Sổ sách
* Tại bộ phận kế toán mở các loại sổ sau:
– Sổ nhật ký quỹ (sổ tờ rời): Do kiểm soát tiền mặt giữ để ghi chép tất cả các khoản thu, chi tiền mặt trong ngày theo các chứng từ tiền mặt phát sinh.
Dùng làm căn cứ lập nhật ký chứng từ và hạch toán tổng hợp trong ngày. Cuối ngày khoá sổ tìm tổng tiền mặt thu vào, tổng tiền mặt chi ra trong ngày và tồn quỹ cuối ngày
=> Đối chiếu với thủ quĩ.
Bài viết trên đây sẽ giúp các bạn hiểu hơn về nghiệp vụ của kế toán ngân quỹ tại ngân hàng. Nếu gặp khó khăn hay thắc mắc trong công việc hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ nhanh chóng nhé!