Những điều cần biết về kế toán tài chính

Kế toán tài chính là gì? Công việc của kế toán tài chính như thế nào? Có bao giờ bạn từng thắc mắc những câu hỏi trên chưa. Cùng kế toán Việt Hưng tìm hiểu và khám phá qua bài viết dưới đây nhé!

Kế toán tài chính là gì?

Kế toán tài chính được hiểu đơn giản là việc thu thập, xử lý, kiểm tra phân tích những thông tin liên quan đến sự phát triển của doanh nghiệp thể hiện chủ yếu qua báo cáo tài chính vào cuối mỗi năm tài chính.

Kế toán tài chính là gì?
Kế toán tài chính là gì?

Vai trò chủ yếu của kế toán tài chính

Kế toán tài chính có những vai trò vô cùng quan trọng trong doanh ngiệp, cụ thể là:

– Cung cấp tài liệu là cơ sở cho người quản lý ra các quyết định phù hợp, nhờ đó người quản lý  có thể triển khai và thực hiện các hệ thống quản lý thông tin để thúc đẩy việc thực thi các chiến lược, kế hoạch và ra quyết định của ban quản trị.

– Giúp cho doanh nghiệp theo dõi thường xuyên tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của mình: quá trình sản xuất, theo dõi thị trường…

– Cung cấp kết quả tài chính rõ ràng, quản lý các chi phí hiệu quả, hạn chế tối đa chi phí không cần thiết.

– Quản lý rủi ro và thực hiện bảo hiểm cho doanh nghiệp.

– Giúp người quản lý điều hoà tình hình tài chính của doanh nghiệp.

– Là cơ sở pháp lý để giải quyết tranh tụng khiếu tố, với tư cách là bằng chứng về hành vi thương mại.

Công việc của kế toán tài chính

Trong nghiệp vụ kế toán, kế toán tài chính làm công việc ghi chép, phản ánh, tổng hợp số liệu, lập báo cáo tài chính phục vụ cho các nhu cầu thông tin cho các đối tượng bên ngoài đơn vị doanh nghiệp là chính. Các đơn vị bên ngoài thường bao gồm các cổ đông, cơ quan chức năng như thuế, thanh tra…, các chủ nợ, ngân hàng… và chủ yếu phục vụ cho các nhu cầu quản lý vĩ mô.

Đơn vị tính sử dụng trong kỳ kế toán tài chính

Đơn vị tính được sử dụng trong một kỳ kế toán gồm có:

  • Đơn vị tiền tệ là Việt Nam Đồng. Trong trường hợp là đồng ngoại tệ thì kế toán phải theo nguyên giá ngoại tệ và tiền VNĐ dựa vào tỷ giá ngoại tệ liên ngân hàng tại thời điểm phát sinh. Đối với những đồng ngoại tệ không có tỷ giá hối đoái đối với đồng Việt Nam; thì phải thông qua một loại tiền tệ thứ 3 có quan hệ với cả hai loại tiền tệ đó.
  • Đối với đơn vị kế toán chủ yếu thu, chi bằng ngoại tệ; thì được chọn một loại đơn vị tiền tệ làm căn cứ để kế toán khi lên BCTC; và sử dụng tại Việt Nam để quy đổi ra đồng tiền Việt Nam; theo tỷ giá liên ngân hàng công bố tại thời điểm khóa sổ lập BCTC.
  • Đối với đơn vị hiện vật; và đơn vị thời gian lao động là đơn vị đo lường chính thức của nước Việt Nam. Trong trường hợp có sử dụng đơn vị đo lường khác; thì phải thực hiện quy đổi theo đơn vị đo lường tại Việt Nam.

Kỳ của kế toán tài chính

Kỳ của kế toán tài chính
Kỳ của kế toán tài chính

Kỳ kế toán tài chính được tính theo tháng, quý và năm. Cụ thể như sau:

a. Kỳ kế toán tháng

Kỳ kế toán tháng là khoảng thời gian 1 tháng tính từ ngày 01 đến hết ngày cuối cùng của tháng đó.

b. Kỳ kế toán quý

Kỳ kế toán quý là khoảng thời gian 3 tháng kể từ ngày đầu tiên, ngày 01 của quý đến hết ngày cuối cùng của quý. Ba tháng được gọi là một quý.

c. Kỳ kế toán năm

Kỳ kế toán năm là một chu kỳ hoạt động của tổ chức doanh nghiệp. Kỳ kế toán năm là 12 tháng, được tính từ ngày 01/01 đến hết ngày 31/12 năm dương lịch.

– Mỗi một đơn vị tổ chức kế toán có những đặc thù hoạt động riêng nên kỳ kế toán năm vẫn là 12 tháng tròn nhưng có thể là ngày đầu của quý  này tính đến hết ngày cuối của quý trước năm sau và được thông báo cho cơ quan tài chính nắm được.

– Với trường hợp các cơ sở giáo dục và đào tạo thì có thể chọn kỳ kế toán theo năm học, khác với các kỳ kế toán thông thường. Tuy nhiên vẫn là 12 tháng tròn tính từ đầu ngày 01/07 năm nay đến hết 30/06 năm sau. Hoặc là tính từ ngày 01/10 năm nay đến hết ngày 30/09 năm sau để vẫn tròn 12 tháng. Khi lựa chọn kỳ kế toán đặc biệt này thì phải thông báo cho các cơ quan tài chính cùng các cấp, cơ quan thuế quản lý trực tiếp. Và vẫn phải lập báo cáo tài chính theo quy định vào cuối năm dương lịch.

– Điều này được quy định và hướng dẫn rất cụ thể tại Điều 7 của Nghị định số 128/2014/NĐ-CP về thi hành một số điều Luật kế toán.

Trên đây là bài viết chia sẻ của kế toán Việt Hưng về kế toán tài chính. Hi vọng, qua bài viết này bạn sẽ hiểu rõ hơn về kế toán tài chính cũng như vai trò, nhiệm vụ. Nếu có bất cứ thắc mắc hay câu hỏi gì hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ từ đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm nhé!

0 0 Bình chọn
Bình chọn
Theo dõi
Thông báo cho
guest
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
close

GIẢI ĐÁP MIỄN PHÍ 24/7

Kế toán, thuế, bảo hiểm, Doanh nghiệp...