Kế toán ngân hàng và những công việc cần phải làm

Đánh giá

Kế toán ngân hàng có tính chất công việc đặc thù riêng nên khác so với các ngành kế toán. Đối tượng và đặc điểm của kế toán ngân hàng? Tổ chức công tác trong kế toán ngân hàng như nào? 

ke-toan-ngan-hang

Kế toán ngân hàng là việc thu thập, ghi chép, xử lý, phân tích các nghiệp vụ kinh tế, tài chính. Đồng thời cung cấp thông tin cần thiết phục vụ cho công tác quản lý hoạt động tiền tệ ở ngân hàng. Và cung cấp thông tin cho các tổ chức, cá nhân theo quy định của Pháp luật.

Kế toán ngân hàng được phân thành hai nhóm: 

  • Kế toán ngân hàng nhà nước
  • Kế toán ngân hàng thương mại

Đối tượng và đặc điểm của kế toán ngân hàng

Là công cụ quản lý kinh tế – tài chính, đối tượng phản ánh trước hết của kế toán ngân hàng là vốn và sự vận động của vốn trong hoạt động tiền tệ, thanh toán, tín dụng đối nội đối ngoại của hệ thống ngân hàng

  • Vốn của hệ thống ngân hàng nói chung hay từng đơn vị ngân hàng đơn nói riêng luôn tồn tại dưới hai hình thức: nguồn vốn và sử dụng vốn
  • Đối tượng của kinh tế ngân hàng còn là kết quả của sự vận động của nguồn vốn ngân hàng

Đối tượng của kế toán ngân hàng

Đối tượng của kế toán ngân hàng được chia thành 3 bộ phận:

–  Tài sản được phân theo hình thái biểu hiện và hiện trạng gồm: Tài sản có, sử dụng vốn và vốn

–  Nguồn hình thành nên tài sản thể hiện nguồn gốc của sự ra đời tài sản trong ngân hàng gọi là: Nguồn vốn hoặc tài sản nợ

–  Sự chu chuyển của tài sản giữa hệ thống ngân hàng trong một quốc gia, giữa các ngân hàng trong cùng hệ thống…

Ba bộ phận trên phản ánh toàn bộ hoạt động của ngân hàng trong một thời kỳ. Cung cấp các thông tin kế toán quan trọng và có ý nghĩa vô cùng to lớn cho người sử dụng.

Đặc điểm kế toán ngân hàng

  • Tính tổng hợp cao (tính xã hội cao)
  • Xử lý nghiệp vụ theo quy trình công nghệ nghiêm ngặt chặt chẽ
  • Tính kịp thời và xác định cao độ
  • Khối lượng chứng từ lớn và phức tạp

Nhiệm vụ của kế toán ngân hàng

  •  Kiểm tra tính đúng đắn các nội dung ghi trên séc và viết phiếu thu séc với những séc hợp lệ.
  •  Lập bảng kê nộp séc, trình ký, đóng dấu để nộp ra ngân hàng
  • Kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ của đề nghị thanh toán và lập lệnh chi tiền, uỷ nhiệm chi, công văn mua ngoại tệ (đối với lệnh chi ngoại tệ)… và nộp ra ngân hàng.
  • Kiểm tra đơn xin bảo lãnh ngân hàng của các bộ phận khi có nhu cầu phải bảo lãnh của ngân hàng
  • Lập hồ sơ bảo lãnh tại các ngân hàng.
  • Chuyển hồ sơ cho kế toán trưởng và chủ tài khoản ký.
  • Nộp hồ sơ cho ngân hàng
  • Theo dõi tình hình thực hiện các bảo lãnh tại các ngân hàng
  • Lập hồ sơ vay vốn ngân hàng, trả nợ vay ngân hàng theo qui định của ngân hàng và mục đích của từng lần vay.
  • Chuyển hồ sơ cho kế toán trưởng và chủ tài khoản ký.
  • Chuyển giao hồ sơ cho ngân hàng và theo dõi tình hình nhận nợ và trả nợ vay ngân hàng.
  • Chuẩn bị hồ sơ mở L/C.
  • Theo dõi tình hình mở thanh toán, ký hậu vận đơn gốc, bảo lãnh các LC
  • Nhận chứng từ từ các ngân hàng, xắp xếp theo nội dung
  • Kiểm tra chứng từ báo nợ, báo có, báo vay, báo trả vay của các ngân hàng. Định khoản, vào máy các chứng từ tiền gửi, ký cược, ký quỹ, tiền vay ngân hàng.
  • In bảng kê, ký người lập bảng kê, chuyển cho người kiểm soát
  • Sau khi hồ sơ được kiểm tra, đóng file lưu trữ.
  • Kiểm tra số dư các tài khoản ngân hàng và làm bút toán chênh lệch tỷ giá các tài khoản ngân hàng.
  • In phiếu kế toán, ký người lập và chuyển cho kế toán trưởng ký và lưu trữ.
  • Kiểm tra số dư tiền gửi các ngân hàng để xem tăng giảm của tiền gửi ngân hàng, báo cáo cho trưởng phòng để kiểm soát và thực hiện kế hoạch dòng tiền
  • Nộp tiền ra ngân hàng để phục vụ các hoạt động của công ty
  • Theo dõi để thực hiện các công việc đã yêu cầu và giải đáp các khúc mắc của phía ngân hàng

Nội dung công việc của kế toán ngân hàng

Kế toán ngân hàng bao gồm các phần hành chính sau:

–  Kế toán nghiệp vụ ngân quỹ và thanh toán trong Ngân hàng

–  Kế toán nguồn vốn hoạt động của NHTM

–  Nghiệp vụ tín dụng và đầu tư tài chính

–  Kế toán nghiệp vụ kinh doang ngoại tệ, vàng đá quý

–  Kế toán nghiệp vụ thanh toán và tín dụng quốc tế

–  Kế toán tài sản cố định và công cụ dụng cụ

–  Nghiệp vụ thanh toán vốn giữa các ngân hàng

–  Vốn chủ sở hữu trong ngân hàng thương mại

–  Kế toán thu nhập chi phí và kế quả kinh doanh

–  Báo cáo kế toán, báo cáo tài chính trong ngân hàng

Nguyên tắc cơ bản khi làm kế toán ngân hàng

  • Mọi nghiệp vụ kinh tế tài chính phải được ghi sổ tại thời điểm phát sinh chứ không căn cứ thời điểm thực tế thu hoặc chi.
  • Hoạt động liên tục: Báo cáo tài chính phải được lập trên cơ sở giả định là một ngân hàng đang trong quá trình hoạt động. Và sẽ tiếp tục hoạt động trong tương lai gần.
  • Giá gốc của tài sản được ghi chép theo số tiền hoặc khoản tương đương tiền đã trả, phải trả. Hoặc ghi theo giá hợp lý của tài sản đó vào thời điểm tài sản được ghi nhận.
  • Việc ghi nhận doanh thu chi phí phải phù hợp với nhau. Khi nhận một khoan doanh thu thì phải ghi nhận một khoản chi phí tương ứng có liên quan đến việc tạo ra doanh thu đó.
  • Kế toán phải áp dụng nhất quán các chính sách. Và phương pháp kế toán ít nhất trong một niên độ kế toán.
  • Các thông tin được xem là trọng yếu nếu như việc bỏ qua thông tin hoặc độ chính xác của thông tin đó có thể làm sai lệch đáng kể đến báo cáo tài chính. Ảnh hưởng đến quyết định kinh tế của người sử dụng.

Công việc kế toán ngân hàng yêu cầu kế toán viên cần phải có sự thận trọng, tỉ mỉ trong từng nghiệp vụ, từng khâu xử lý. Bởi chỉ một sai sót cũng dẫn tới ảnh hưởng hệ lụy các vấn đề khác. Nắm bắt rõ nhiệm vụ, nội dung cũng như nguyên tắc cơ bản khi làm kế toán ngân hàng để hạn chế rủi ro nhé.

0 0 Bình chọn
Bình chọn
Theo dõi
Thông báo cho
guest

0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận