Phương pháp học tốt nguyên lý kế toán ngân hàng là câu hỏi mà rất nhiều bạn đã gửi về kế toán Việt Hưng. Cùng chia sẻ về chủ đề này qua bài viết dưới đây nhé!
1. Kế toán ngân hàng là gì?
Kế toán ngân hàng là nghề ghi chép, phân loại, tổng hợp và giải thích các nghiệp vụ tác động đến tình hình tài chính của các ngân hàng bằng thước đo tiền tệ.
Qua đó nhằm cung cấp thông tin về tình hình và kết quả hoạt động của ngân hàng, làm cơ sở cho việc ra quyết định kinh tế liên quan đến mục tiêu quản lý kinh doanh và đánh giá hoạt động của ngân hàng.
2. Đặc điểm của nguyên lý kế toán ngân hàng
- Tính tổng hợp cao, tính xã hội cao
- Xử lý nghiệp vụ theo quy trình công nghệ nghiêm ngặt chặt chẽ
- Tính kịp thời và chính xác cao
- Khối lượng chứng từ lớn và phức tạp.
3. Phương pháp học nguyên lý kế toán ngân hàng
3.1. Học thuộc lòng hệ thống tài khoản kế toán
Nhiều bạn cho rằng không nhất thiết phải thuộc lòng hệ thống tài khoản kế toán vì khi cần có thể lấy ra xem, nhưng như thế sẽ lấy rất nhiều thời gian của bạn khiến bạn cảm thấy bối rối và mất tập trung.
Nếu không thuộc lòng bạn sẽ không thể làm được bài tập của mình một cách hiệu quả nhất, hơn nữa bạn sẽ cảm thấy bất lợi khi đi làm.
Để thuận lợi hơn khi học, bạn nên viết ra giấy các số hiệu rồi tên các tài khoản kèm theo, viết nhiều lần và làm nhiều bài tập,như thế bạn có thể nhớ rất lâu và áp dụng rất nhanh vào bài tập.
3.2. Hiểu được tính chất của các loại tài khoản
* Các tài khoản thuộc nhóm Tài khoản TÀI SẢN – Assets
+ Tài khoản loại 1: Vốn khả dụng và các khoản đầu tư
(VD: Tiền mặt, chứng từ có giá, tiền gửi tại NHNN….)
+ Tài khoản loại 2: Hoạt động tín dụng
(VD: các tài khoản cho vay TCTD khác, cho vay khách hàng….)
+ Tài khoản loại 3: Tài sản cố định và tài sản có khác
(VD: TSCĐ, Vật liệu, công cụ dụng cụ, xây dựng cơ bản, ….)
=> Là những tài khoản có tính chất tăng ghi Nợ, giảm ghi Có và số dư bên Nợ
* Các tài khoản thuộc nhóm Tài khoản NỢ PHẢI TRẢ – Liabilities
+ Tài khoản loại 4: Các khoản phải trả
(VD: Các khoản nợ Chính phủ và NHNN, Các khoản nợ các TCTD khác, Tiền gửi của khách hàng….)
=> Là những tài khoản có tính chất tăng ghi Có, giảm ghi Nợ và số dư bên Có
* Các tài khoản thuộc nhóm Tài khoản THANH TOÁN
+ Tài khoản thuộc loại 5: Hoạt động thanh toán
(VD: Thanh toán bù trừ, chuyển tiền, liên hàng và thanh toán với ngân hàng nước ngoài)
=> Là những tài khoản lúc có số dư bên Có và lúc có số dư bên Nợ.
* Các tài khoản thuộc nhóm VỐN CHỦ SỞ HỮU – Equity
+ Tài khoản loại 6: Nguồn vốn chủ sở hữu
(VD: Vốn của TCTD, các Quỹ, Chênh lệch tỷ giá, chênh lệch đánh giá lại tài sản, lợi nhuận chưa phân phối).
=> Là những tài khoản khi phát sinh tăng thì ghi Có và khi phát sinh giảm thì ghi Nợ, Số dư bên Có
* Các tài khoản thuộc loại THU NHẬP – Income:
+ Tài khoản loại 7: Thu nhập
(Bao gồm các tài khoản để phản ánh tất cả các loại thu nhập của ngân hàng như Lãi, phí, thu từ kinh doanh chứng khoán, ngoại hối, cổ tức…)
=> Là những tài khoản có tính chất ghi tăng bên Có, giảm bên Nợ
* Các tài khoản thuộc loại CHI PHÍ – Expense
+ Tài khoản loại 8: Chi phí (VD: chi phí lãi, chi cho kinh doanh ngoại hối, thuế….)
=> Là những tài khoản có tính chất tăng ghi Nợ, giảm ghi Có
* Các tài khoản thuộc nhóm tài khoản NGOẠI BẢNG – Off-balance sheet
+ Tài khoản loại 9 – Các tài khoản ngoại bảng cân đối kế toán
(một số tài khoản chính như: Giao dịch hối đoái chưa thực hiện, tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông, lãi quá hạn chưa thu…)
=> Là những tài khoản ghi theo Nhập – Xuất tương ứng là Nợ – Có
4. Rèn luyện kỹ năng cẩn thận trong kế toán
Với tính chất môn học không đòi hỏi bạn phải sáng tạo mà chỉ cần tính cẩn thận.
Với kế toán, cẩn thận là một tính cách rất quan trọng, vì vậy, bạn phải tập cho mình tính cẩn thận ngay từ đầu nhé, bởi “ trận con tán, bán con trâu” đấy.
Trên đây là bài viết chia sẻ của kế toán Việt Hưng về phương pháp học tốt nguyên lý kế toán ngân hàng. Để giúp các bạn kế toán viên dễ dàng nắm chắc kiến thức và có thêm kỹ năng nghiệp vụ, kế toán Việt Hưng có rất nhiều khóa học về nguyên lý kế toán ngân hàng. Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn trực tiếp.